Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc tìm kiếm một giải pháp giúp nhà bán lẻ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và cải thiện trải nghiệm mua sắm là điều vô cùng quan trọng. Headless Commerce nổi lên như một xu hướng công nghệ tiên phong, mang lại sự linh hoạt và tối ưu hóa quá trình kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Vậy Headless Commerce là gì? Headless Commerce mang lại những lợi ích khổng lồ nào khi được ứng dụng trong các doanh nghiệp? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1. Headless commerce là gì?

Headless Commerce là một cấu trúc thương mại điện tử hiện đại, tách biệt hoàn toàn giữa front-end và back-end. Điều này mang đến sự linh hoạt tối đa trong việc tùy chỉnh và cập nhật tính năng mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Bằng cách sử dụng API để kết nối giữa các thành phần, nhà bán lẻ có thể nhanh chóng điều chỉnh hệ thống để đáp ứng những thay đổi trong xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Headless commerce là gì?
Headless commerce là gì?

Thông thường, cấu trúc của một website có hai phần cơ bản. Đó là front-endback-end:

  • Front-end: Là tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác khi truy cập vào một website. Front-end bao gồm giao diện, nội dung, chức năng… được tiếp nhận từ back-end.
  • Back-end: Là phần hoạt động phía sau của website/ app mà người dùng không thể nhìn thấy được. Ví dụ như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý và các chức năng tùy biến.
Đặc điểm của Headless commerce là gì?
Cấu trúc của một website có hai phần cơ bản: frontend và backend

Hai yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau ở nền tảng thương mại truyền thống. Nếu người dùng muốn thay đổi một trong hai, phần còn lại cũng sẽ bị liên đới. Điều này dẫn đến việc cải tiến website trở nên rủi ro và phức tạp hơn rất nhiều.

Bởi lẽ đó, việc tách biệt front-end và back-end là rất quan trọng. Để xây dựng trải nghiệm xuyên suốt, mượt mà cho khách hàng trên tất cả các kênh và thiết bị, doanh nghiệp/ nhà bán lẻ có thể tận dụng lợi thế của Headless Commerce qua API.

Xem thêm: Vai trò của API trong Headless Commerce

2. Những lợi ích của Headless commerce khi ứng dụng trong doanh nghiệp

2.1 Tăng khả năng tùy chỉnh

Headless Commerce cho phép bạn tăng khả năng tùy chỉnh chính xác giao diện theo mong muốn, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc này được thực hiện đơn giản và ít rủi ro hơn do chúng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống.

Các nhà bán lẻ có thể ứng dụng Headless Commerce để chủ động thay đổi và tối ưu các chức năng trên trang thương mại điện tử của mình. Không cần biết về lập trình, bạn hoàn toàn có thể thay đổi giao diện của cửa hàng trực tuyến chỉ với vài cú click chuột. 

2.2 Tốc độ tải trang nhanh hơn

Front-end và back-end không còn liên kết thành một thể thống nhất với nhau trong Headless Commerce. Dữ liệu được lưu trữ độc lập và tập trung hóa hơn thông qua các kết nối API. Lệnh gọi API diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử truyền thống.

Ứng dụng Headless Commerce làm tốc độ tải trang nhanh hơn
Ứng dụng Headless Commerce làm tốc độ tải trang nhanh hơn

Headless Commerce làm giảm lượng thông tin người dùng phải tải về. Khách hàng truy cập vào trang web có thể chuyển đổi cực nhanh giữa các trang và tiến hành thanh toán. 

Hơn nữa, tốc độ tải trang là một tiêu chí quan trọng của SEO (Search Engine Optimization). Khi cải thiện tốc độ tải trang, điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Safari... Khả năng khách hàng nhìn thấy bạn sẽ cao hơn, từ đó tăng truy cập và khả năng chuyển đổi.

Xem thêm: Headless Commerce giúp bạn tối ưu SEO như thế nào?

2.3 Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Trong môi trường headless, chủ doanh nghiệp có khả năng quản lý trải nghiệm người dùng trên nhiều thiết bị mà không làm xáo trộn các hệ thống với nhau. 

Hơn thế nữa, khi đã có các thông tin này, doanh nghiệp dễ dàng khai thác được hành trình của khách hàng và tùy biến quảng cáo, gợi ý mua hàng hay thiết lập các chính sách khuyến mại theo đúng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của họ.

2.4 Tích hợp liền mạch

Khả năng tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác như CRM, ERP và các công cụ marketing automation giúp doanh nghiệp bán lẻ quản lý mọi hoạt động một cách thống nhất. Ví dụ: Một chuỗi cửa hàng bán lẻ có thể kết nối dữ liệu từ hệ thống CRM để theo dõi lịch sử mua sắm của khách hàng và từ đó gửi email quảng cáo phù hợp.

2.5 Tăng khả năng mở rộng

Headless Commerce giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế dễ dàng hơn nhờ vào khả năng tùy chỉnh ngôn ngữ, tiền tệ và các tính năng khác. Ví dụ: Một cửa hàng thời trang tại Việt Nam có thể nhanh chóng mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á mà không cần xây dựng lại toàn bộ hệ thống.

2.6 Bán hàng đa kênh

Headless Commerce giúp bạn bán hàng đa kênh dễ dàng
Headless Commerce giúp bạn bán hàng đa kênh dễ dàng
  • Tích hợp nhiều kênh bán: Kết nối API của Headless Commerce hỗ trợ việc tích hợp nhiều kênh bán: sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử và các trang mạng xã hội…
  • Mang đến trải nghiệm mua hàng liền mạch cho khách hàng: Headless Ecommerce còn giúp tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị khác nhau như desktop, tablet, mobile được kết nối qua IoT (Internet of Things).

Khám phá Sapo - phần mềm quản lý bán hàng tiên phong ứng dụng công nghệ Headless Commerce, giúp doanh nghiệp dễ dàng bán hàng và quản lý đa kênh từ một hệ thống duy nhất, mang lại trải nghiệm xuyên suốt và tối ưu cho khách hàng trên mọi nền tảng.

2.7 Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Headless Commerce tiết kiệm chi phí trong dài hạn
Sử dụng nền tảng Headless Commerce giúp bạn tiết kiệm chi phí trong dài hạn

Vận hành một nền tảng Headless Commerce tốn kém hơn so với website thương mại điện tử truyền thống. Nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy các vấn đề tiềm ẩn như:

  • Chi phí vận hành và nâng cấp hệ thống cũ ngày càng cao.
  • Khi công nghệ càng được nâng cấp và cải tiến, hệ thống cũ có tốc độ tải ngày một chậm hơn. Nếu không cải tiến thì sẽ ảnh hưởng đến website của bạn, còn nếu nâng cấp thì lại tốn một khoản chi phí khá lớn.

Do vậy, việc sử dụng nền tảng Headless Commerce giúp hệ thống của bạn dễ dàng mở rộng/ thu hẹp và giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho các chiến dịch bán hàng và tiếp thị trong tương lai mà vẫn thu hút được tệp khách hàng tiềm năng tự quay lại.

Xem thêm: So sánh headless commerce với thương mại điện tử truyền thống.

3. Case study thực tế về Headless Ecommerce

Nhờ việc sử dụng cấu trúc Headless, Nike đã trở thành brand thời trang có thị phần vượt lên trên Adidas. Website của Nike ghi nhận hơn 60 triệu truy cập trong vòng 1 tháng. Bên cạnh đó, tỷ trọng mua hàng trực tiếp mà không qua phân phối trung gian của Nike cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

Từ case study của Nike, ta có thể thấy rằng, Headless Commerce là giải pháp cực kỳ hữu dụng đối với các nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Nó như một cú hích đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận trên các nền tảng thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm khổng lồ cũng đã đang và phát triển như NIke khi sử dụng cấu trúc Headless. Khám phá thêm các doanh nghiệp đã ứng dụng thành công với headless commerce

Tổng kết

Tóm lại, triển khai thương mại điện tử song song với Headless Commerce trong tương lai là một điều tất yếu đối với các doanh nghiệp có định hướng dài hạn trong thị trường này. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ việc ứng dụng và triển khai bởi nó còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và các nguồn lực khác trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Có phải tất cả các doanh nghiệp đều phải ứng dụng Headless Commerce không?

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM