Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS là gì?

Khi nội dung ngày càng phong phú với nhiều định dạng mới được áp dụng, các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm giải pháp hiện đại hơn để cung cấp nội dung một cách nhanh chóng và linh hoạt. Điều này đã dẫn đến nhu cầu về công cụ quản lý nội dung số. Và họ lựa chọn Headless CMS cho doanh nghiệp. Vậy Headless CMS có gì khác biệt so với Traditional CMS? Cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Traditional CMS (CMS truyền thống) là gì?

Traditional CMS (CMS truyền thống) là gì?
Traditional CMS (CMS truyền thống) là gì?

Traditional CMS là một hệ thống phân phối nội dung nguyên khối. Nó bao gồm một back-end và front-end được kết nối làm việc cùng nhau để cấu thành nên một trang web. Back-end được xây dựng từ cơ sở dữ liệu với mã và plugin. Giao diện người dùng sử dụng các chủ đề, mẫu và CSS để hiển thị nội dung cho người dùng cuối.

Mô hình CMS truyền thống, chẳng hạn như WordPress, giả định có sự kết nối chặt chẽ giữa front-end và back-end. Điều này cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ trang web ở một nơi, đồng thời can thiệp vào cả frontend và backend, cũng như toàn bộ cơ sở dữ liệu.

Nhưng đó cũng là một trong những nhược điểm lớn nhất. CMS truyền thống thường chứa đầy mã kế thừa được liên kết và kết nối chặt chẽ. Điều này lần lượt làm chậm hiệu suất web.

Xem thêm: CMS là gì? 3 loại CMS phổ biến nhất hiện nay

Tuy vậy, một số doanh nghiệp vẫn gắn bó với traditional CMS. Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trên một kênh, chẳng hạn như chỉ có một trang web, trang cá nhân hoặc blog, các mẫu sẵn có của CMS truyền thống thường đủ. Vì vậy việc sử dụng (Headless CMS) sẽ không mang lại nhiều lợi ích.

2. Headless CMS là gì?

Headless CMS là hệ thống quản lý nội dung backend với kho lưu trữ nội dung backend riêng biệt, được tách ra khỏi phần giao diện người dùng (frontend). Nội dung chứa trong một Headless CMS được truyền đạt thông qua APIs để hiển thị liền mạch trên nhiều thiết bị khác nhau. 

Nhờ sự tách biệt giữa frontend và backend, các nhà phát triển có thể tự do chọn bất kỳ công nghệ nào cho phần backend mà không lo ảnh hưởng đến phần frontend. Đồng thời, các nhà tiếp thị có thể tạo và lưu trữ nội dung một lần, sau đó dễ dàng triển khai nội dung đó trên nhiều nền tảng kỹ thuật số khác nhau.

Xem thêm: Headless CMS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Headless CMS

3. Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS

Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS
Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS

Có thể phân biệt sự khác nhau giữa Headless CMS và Traditional Headless một cách tổng quan theo bảng dưới đây:

Tiêu chíHeadless CMSTraditional CMS
Kiến trúc
Tách biệt backend và frontend, phân phối nội dung thông qua API
Liên kết 2 phần backend và frontend, hiển thị nội dung qua web browse
Khả năng phân phối đa kênhTốtKhông hỗ trợ
Khả năng tái sử dụng nội dungTốtKhông hỗ trợ
Khả năng tuỳ chỉnh mở rộngCaoHạn chế
Bảo trì và cập nhậtYêu cầu riêng biệt cho frontend và backend nhằm bảo mật hiệu quảYêu cầu bảo trì, cập nhật thường xuyên và cẩn nhận nhằm tránh rủi ro bảo mật

3.1 Kiến trúc

CMS truyền thống (ví dụ WordPress) bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu (nơi lưu trữ nội dung),
  • Bảng điều khiển quản lý để quản lý nội dung, 
  • Lớp trực quan hiển thị thông tin từ cơ sở dữ liệu bằng công nghệ giao diện người dùng và công cụ kết xuất trang kết hợp ba yếu tố này lại với nhau.

Trong Headless CMS, phần frontend được tách biệt khỏi backend nên chỉ có:

  • Cơ sở dữ liệu để lưu trữ nội dung và API có quyền truy cập vào các truy vấn HTTP 
  • Một cửa sổ quản trị.

3.2. Khả năng phân phối nội dung đa kênh

Headless CMS cung cấp khả năng phân phối nội dung dễ dàng qua API tới nhiều nền tảng và kênh khác nhau như website, ứng dụng di động, mạng xã hội... đảm bảo trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều kênh khác nhau.

Đối với traditional CMS, khả năng phân phối nội dung đa kênh không được hỗ trợ. Nó chỉ có thể thực hiện phân phối nội dung trên một nền tảng nhất định.

3.3 Khả năng tái sử dụng nội dung

Nhờ sự tách biệt giữa backend và frontend trong cấu trúc Headless CMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng lại nội dung đã tạo và lưu trữ trước đó trên các kênh khác nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhà bán lẻ.

Đối với traditional CMS, khả năng tái sử dụng nội dung không được hỗ trợ. Điều này dẫn đến việc phân phối nội dung không nhất quán trên tất cả các kênh và ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Tái sử dụng nội dung trên nhiều thiết bị
Headless CMS giúp tái sử dụng nội dung trên nhiều thiết bị

3.4. Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

CMS Headless cho phép các nhà phát triển có toàn quyền kiểm soát quá trình phát triển giao diện người dùng (frontend). Các nhà phát triển có thể thoải mái chọn các công nghệ, framework phù hợp nhất.

Các nền tảng traditional CMS lại hạn chế khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt. Các CMS này cung cấp các mẫu, tính năng và công cụ được xây dựng sẵn, do đó việc triển khai các thiết kế độc đáo hoặc các chức năng phức tạp sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể vào việc tùy chỉnh và phát triển.

3.5 Vấn đề bảo mật

Headless CMS tăng cường bảo mật nhờ việc tách biệt rõ ràng giữa frontend và backend, điều này giúp giảm thiểu lỗ hổng an ninh. Các API được bảo vệ bằng các phương thức xác thực mạnh, tạo lớp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công. 

Với diện tích bề mặt tấn công nhỏ hơn, việc quản lý bảo mật trở nên hiệu quả hơn. Hệ thống cũng cho phép cập nhật và vá lỗi nhanh chóng, đồng thời dễ dàng tích hợp với các giải pháp bảo mật như tường lửa ứng dụng web (WAF). Tất cả những yếu tố này giúp bảo vệ an toàn cho nội dung và dữ liệu trong môi trường trực tuyến.

Xem thêm: Doanh nghiệp có nên quan tâm tới Headless CMS trong lúc này?

4. Doanh nghiệp nên chọn Headless CMS hay Traditional CMS?

Nếu bạn thuộc trong các trường hợp sau, hãy cân nhắc giữ nguyên hệ thống CMS truyền thống của mình:

  • Bạn muốn xây dựng một website mới và không có ý định tìm hiểu sâu về công nghệ phía sau.
  • Bạn đã hiểu về một loại CMS nhất định (ví dụ WordPress và ngôn ngữ PHP)Bạn chỉ có 1 trang web chạy độc lập và không có nhu cầu liên kết với các hệ thống khác.

Và nếu bạn thuộc trong các trường hợp dưới đây, Headless CMS chính là dành cho bạn:

  • Bạn có nhu cầu hiển thị nội dung trên nhiều loại thiết bị khác nhau như website, mobile app, IoT, v.v...
  • Bạn có sẵn một website hoặc ứng dụng sử dụng những công nghệ hiện đại (Node.js, Django, React, Vue) và muốn thêm tính năng blog và một số tính năng CMS khác
  • Bạn muốn trang web của bạn dễ dàng bảo trì và nhân rộng quy mô.
  • Bạn muốn kiểm soát ở mức tối đa việc nội dung sẽ được hiển thị như thế nào.

Tổng kết

Không có câu trả lời chính xác cho việc Headless CMS hay Traditional CMS tốt hơn, vì điều này còn phụ thuộc vào hiện trạng và nhu cầu cụ thể. Mỗi hệ thống đều có ưu và nhược điểm riêng, nên cần xem xét kỹ từng trường hợp. Hy vọng qua bài viết này, Sapo đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về CMS, giúp bạn có lựa chọn phù hợp khi gặp tình huống tương tự.

 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM