Khách hàng ngày càng yêu cầu được truy cập thông tin không giới hạn và nhận các dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá nhân. Điều này tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bán hàng đa kênh.
Đồng bộ hóa các kênh bán hàng giúp cả người bán và người mua hưởng lợi. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm, các cửa hàng trực tuyến đang áp dụng chiến lược đa kênh với sự hỗ trợ của Headless CMS. Cùng Sapo tìm hiểu Headless CMS giúp việc bán hàng đa kênh trở nên dễ dàng như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thực trạng cửa hàng truyền thống và xu hướng bán hàng đa kênh hiện nay
Hành vi của người tiêu dùng thay đổi trong thời kỳ đại dịch đã buộc người bán phải suy nghĩ và đầu tư nhanh hơn vào việc phát triển các chiến lược tiếp cận khách hàng đa kênh. Hành vi của khách hàng cũng chuyển đổi lên các kênh trực tuyến nhiều hơn. Chúng trở thành công cụ để khách hàng tìm hiểu, so sánh giá cả và tìm kiếm các giao dịch phù hợp trước khi quyết định mua hàng trực tuyến hay mua trực tiếp tại cửa hàng.
1.1. Đại dịch thúc đẩy TMĐT, song cửa hàng truyền thống vẫn không ngừng tồn tại
Sự tăng tốc vượt bậc trong quá trình phát triển của TMĐT đã mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp đón khách hàng mới xuất hiện trên web và mua sắm online. Theo nghiên cứu của Nielsen, chỉ có 9% người tiêu dùng toàn cầu mua sắm trực tuyến thường xuyên trước đại dịch. Năm 2020, 27% bắt đầu mua sắm điện tử lần đầu tiên. Vào tháng 5, 44% cho biết họ làm điều đó hàng tuần và 23% cho biết họ làm điều đó vài lần một tuần.
TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho người bán. Nhưng việc chỉ tập trung vào các kênh bán online sẽ không giải quyết được toàn bộ vấn đề vì các cửa hàng truyền thống vẫn không ngừng tồn tại.
Trên thực tế, nhiều cửa hàng có thể sẽ chuyển đổi thành phòng trưng bày hoặc địa điểm nhận dịch vụ. Hay chủ kinh doanh sẽ thiết kế lại chúng cho các trung tâm hậu cần nhỏ để việc lấy hàng sẽ suôn sẻ hơn.
Trong đại dịch, sự tăng trưởng của các cửa hàng truyền thống nhỏ tăng từ 7% lên 9%. Hiện tượng này xuất phát từ việc các cửa hàng nhỏ trở nên phổ biến và an toàn hơn trong mùa dịch. Chúng trở nên quan trọng vì mọi người không muốn đến các cửa hàng lớn và tiếp xúc với nhiều người.
1.2 Sự kết hợp giữa các cửa hàng trực tuyến và vật lý trở nên phổ biến
Dù người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trên các nền tảng TMĐT nhưng thực tế chỉ ra rằng, nhóm người tiêu dùng dành 100% ngân sách của họ cho các hoạt động mua sắm trực tuyến rất ít. Do đó, quá trình số hóa được đẩy nhanh sẽ thúc đẩy việc bán hàng đa kênh. Từ đó, khách hàng có thể sử dụng các ứng dụng mua sắm thường xuyên hơn, mua hàng từ danh sách đã lưu, giao hàng tận nhà hay nhận hàng tại cửa hàng.
Từ đó có thể thấy, không thể loại bỏ hoàn toàn cửa hàng truyền thống, cũng như kênh bán hàng online, nên kết hợp chúng lại để tối ưu.
Xem thêm: Headless CMS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Headless CMS
1.3 Omnichannel mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ
Nhiều người bán nghĩ rằng để kết hợp bán hàng trực tuyến với bán lẻ truyền thống, họ cần phải có một mạng lưới các cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không đúng. Thực tế, bạn có thể triển khai chiến lược đa kênh hiệu quả ngay cả khi bạn chỉ có một cửa hàng thực tế.
Omnichannel (bán hàng đa kênh) không chỉ mới ra đời trong thời kỳ đại dịch nhưng lợi ích và lợi thế của nó có thể thấy rõ ràng. Khái niệm Omnichannel lần đầu tiên được giới thiệu với thế thị trường tiếp thị vào năm 2010. Thuật ngữ này được phát triển để mô tả trải nghiệm mua sắm vượt qua bán lẻ đa kênh và nhấn mạnh sự nghiệm nhất quán trên các kênh.
Giờ đây, quá trình mua hàng có thể bắt đầu tại cửa hàng truyền thống hoặc cửa hàng trực tuyến, trong ứng dụng hoặc mạng xã hội của thương hiệu. Mặc khác, việc giao sản phẩm tại cửa hàng truyền thống có thể diễn ra ngay sau đó hoặc ở thời gian sau, tùy thuộc vào hình thức đã chọn.
2. Headless CMS giúp việc bán hàng đa kênh trở nên dễ dàng ra sao?
Omnichannel không chỉ là một chiến thuật, đó là một cách bán hàng và quảng cáo. Sự hiện diện và nhất quán hình ảnh của thương hiệu trên tất cả các kênh mang lại cho người dùng cảm giác ổn định và rút ngắn thời gian mua hàng. Cùng tìm hiểu cách mà Headless CMS giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng như thế nào nhé.
2.1 Giúp bán hàng dựa trên nội dung trên đa kênh
Một thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ là duy trì sự cá nhân hóa với tất cả khách hàng trên mọi kênh và trong thời gian thực. Mọi tương tác với khách hàng cần dựa trên thông tin từ lịch sử truy cập và các lần liên hệ trước đó. Vì vậy, việc tạo ra thông điệp cho khách hàng phải linh hoạt và diễn ra ngay lập tức.
Một điều quan trọng không kém là quá trình điều chỉnh nội dung của bạn cho phù hợp với từng quốc gia mục tiêu cụ thể. Điều này đảm bảo rằng nội dung được dịch và điều chỉnh phù hợp với văn hóa của từng địa phương. Trong khi toàn cầu hóa nội dung là đơn giản hóa nội dung để có thể khái quát cho các ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau thì bản địa hóa nội dung là lấy nội dung đó và chỉnh sửa theo đặc trưng của địa phương.
Nội dung ngày càng được mở rộng và đa dạng, bao gồm nhiều kênh cũng như định dạng. Những xu hướng này đồng nghĩa với việc xử lý nội dung đa ngôn ngữ và theo vùng cụ thể cần phải thông minh hơn. Headless CMS cung cấp những lợi thế khác biệt so với các CMS nguyên khối, cá nhân hóa trải nghiệm và các thay đổi nội dung có thể được thực hiện nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, khi nội dung cần phân phối rộng rãi, các nhà tiếp thị phải lên kế hoạch để tài liệu nguồn có thể dễ dàng chuyển đổi thành các phiên bản phù hợp với từng khu vực. Đối với những thị trường lớn, nhân viên tại địa phương sẽ tự tạo ra nội dung. Nhưng ở những thị trường nhỏ hơn, công ty cần dịch hoặc điều chỉnh nội dung từ các khu vực khác. CMS phải hỗ trợ cả hai phương pháp này, và hệ thống Headless CMS có thể xử lý điều đó một cách đơn giản.
Sapo là phần mềm quản lý bán hàng tiên phong sử dụng công nghệ Headless Commerce tại Việt Nam. Đây chính giải pháp hữu hiệu cho các nhà bán lẻ trong phân phối nội dung đa kênh:
- Tích hợp Headless CMS để quản lý nội dung sản phẩm trên tất cả nền tảng trong một trang.
- Dễ dàng đồng bộ nội dung giữa các nền tảng bán hàng.
- AI hỗ trợ tạo nội dung chuẩn SEO website, các trang thương mại điện tử.
2.2 Giúp website tương thích với thiết bị di động
Thiết bị di động là một yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái đa kênh vì thị phần mua sắm trực tuyến của chúng ngày càng lớn hơn. Thời gian tải lâu và các lỗi trong phiên bản di động có thể làm nản lòng khách hàng tiềm năng trên kênh này.
Đó là lý do tại sao bạn cần thiết kế giao diện của mình tương thích với các thiết bị di động, hiển thị chính xác các thông tin trên màn hình nhỏ. Phần quan trọng của phương pháp tiếp cận ưu tiên thiết bị di động là hiệu suất tải trang. Nó có thể tạo nên chuyển đổi và mang lại doanh số đáng kinh ngạc cho doanh nghiệp của bạn.
Người tiêu dùng mua hàng bằng các thiết bị di động thường không có tính kiên nhẫn và người bán chỉ có một phần nghìn giây để thu hút sự chú ý của họ. Nếu trang web của bạn tải chậm, người tiêu dùng sẽ không thể chờ đợi và thoát trang đi tìm các lựa chọn khác.
Do đó, giao diện người dùng có kiến trúc hướng đến hiệu suất nhằm giải quyết thỏa đáng các vấn đề về hiệu suất là điều cần thiết trong việc thúc đẩy chuyển đổi số. Đó là lý do Headless CMS tồn tại.
2.3 Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược khách hàng trung thành
Bán hàng đa kênh cũng hợp nhất các chương trình khách hàng thân thiết bằng cách kết hợp tài khoản người dùng và với thẻ khách hàng thân thiết. Mạng bán lẻ có quyền truy cập vào toàn bộ lịch sử mua hàng của khách hàng và cho phép người dùng tích lũy điểm trên bất kỳ kênh mua hàng nào, tăng mức độ trung thành của họ với thương hiệu. Bằng cách này, các thương hiệu có thể cung cấp cho khách hàng các chương trình khuyến mãi đa kênh, xây dựng nhận thức về thương hiệu một cách nhất quán.
Các chương trình khách hàng thân thiết tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất trên tất cả các kênh cho khách hàng. Họ mong đợi mỗi nền tảng sẽ hoạt động liền mạch với nhau. Headless CMS giúp doanh nghiệp dễ dàng gặp gỡ khách hàng ở mọi nơi và quy đổi điểm thưởng cho họ.
Tổng kết
Tóm lại, Headless CMS giúp doanh nghiệp triển khai nội dung đa kênh đồng nhất và dễ dàng nhờ khả năng tái sử dụng nội dung, đảm bảo trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều kênh khác nhau. Cùng với đó là giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng, phù hợp với các nền tảng có lưu lượng truy cập cao. Nó giúp nhà bán lẻ, chủ shop triển khai bán hàng đa kênh dễ dàng hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Doanh nghiệp có nên quan tâm tới Headless CMS trong lúc này