Tầm quan trọng của Headless Commerce Frontend

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ cần một giao diện đẹp mắt mà còn phải mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị và liền mạch. Vậy, Headless Commerce đã giúp doanh nghiệp cải thiện giao diện và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm như thế nào?

1. Giao diện Headless Commerce (Headless Commerce Frontend) là gì?

Headless Commerce Frontend là giao diện người dùng trong mô hình Headless Commerce, nơi phần giao diện (frontend) và phần phụ trợ (backend) được tách biệt. Điều này cho phép nhà bán hàng linh hoạt tùy chỉnh giao diện mà không ảnh hưởng đến hệ thống, mang lại trải nghiệm tối ưu trên mọi thiết bị. Nhờ kết nối qua API, người dùng có thể dễ dàng thay đổi giao diện hoặc thêm tính năng mới mà không lo gián đoạn hoạt động của cả hệ thống.

Giao diện thương mại không đầu (Headless Commerce Frontend) là gì?
Headless Commerce Frontend là gì?

Sự khác biệt giữa giao diện TMĐT và giao diện Headless commerce chính là tính linh hoạt. Trong thương mại truyền thống, hệ thống được kết hợp chặt chẽ với nhau giúp xây dựng một cửa hàng trực tuyến dễ dàng. Tuy nhiên, chức năng điều chỉnh sâu hơn bị hạn chế bởi mức độ phụ thuộc cao. Một thay đổi nhỏ trong nền tảng TMĐT truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian của nhà phát triển và hạn chế khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp TMĐT.

Giao diện headless commerce được thiết kế để khắc phục những hạn chế này. Giảm bớt sự phụ thuộc của hệ thống và khả năng giao tiếp thích hợp giữa các thành phần cho phép các hoạt động diễn ra trơn tru và triển khai linh hoạt ở giao diện headless commerce.

Với tính linh hoạt được cung cấp bởi giao diện người dùng headless, thời gian tiếp thị cũng trở nên nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể triển khai các kỳ vọng mới trong khi các nhà phát triển có thể triển khai nhanh chóng ở khía cạnh trực quan của TMĐT và dữ liệu phần phụ trợ vẫn không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: 5 lý do để bắt đầu hành trình Headless Commerce với Frontend

2. Tầm quan trọng của Headless Commerce Frontend

  • Mang lại trải nghiệm linh hoạt, thân thiện với người dùng

Headless Frontend cho phép và đảm bảo các chức năng phù hợp của giao diện cửa hàng TMĐT. Giao diện headless liên kết với dữ liệu được lưu trữ trong backend với nhau và mang lại trả nghiện linh hoạt, thân thiện với người dùng thông qua API. 

  • Không cần thay đổi phần phụ trợ

Dựa trên các công nghệ web thực tiễn tốt nhất, ứng dụng web lũy tiến (PWA) mang lại trải nghiệm mượt mà, nhanh chóng. Giao diện người dùng headless dựa trên PWA cho phép các thương hiệu nâng  cao trải nghiệm người dùng mà không cần thay đổi phần phụ trợ.

  • Thúc đẩy hiệu suất website

Giao diện người dùng headless được phối hợp tốt sẽ thúc đẩy hiệu suất website ở mức cao hơn, mang lại trải nghiệm kết xuất phía máy chủ tốt nhất và tốc độ tải trang trở nên nhanh hơn.​​​​

Hiệu suất web và thiết bị di động
Headless Frontend giúp tối ưu hiệu suất web
  • Hạn chế tụt thứ hạng tìm kiếm

Giao diện người dùng headless giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà phát triển bởi tính chất phức tạp của nền tảng nguyên khối gây ra. Mặt khác, các nhà phát triển có thể thay đổi giao diện một cách nhanh chóng mà không phải lo lắng về việc tụt thứ hạng tìm kiếm hay tỷ lệ thoát cao.

 Xem thêm:  Headless Commerce giúp bạn tối ưu SEO như thế nào?

3. Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Headless Frontend mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp TMĐT từ hiệu suất, doanh thu đến sự hài lòng của khách hàng.

  • Cái thiện hiệu suất web và thiết bị di động

Người dùng trực tuyến sử dụng nhiều thiết bị khác nhau nên việc mang trải nghiệm hiệu quả trên tất cả các thiết bị là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. 

Theo dữ liệu do Outerbox cung cấp, 79% người dùng điện thoại thông minh đã mua hàng trực tuyến bằng thiết bị di động của họ trong 6 tháng qua. Việc tạo ra sự tương thích với thiết bị di động trở thành một phần không thể thiết trong bất kỳ chiến lược TMĐT nào. 

Giao diện headless cho phép thích ứng trực quan với mọi thiết bị truy cập vào cửa hàng và đảm bảo trải nghiệm nhanh chóng và thân thiện với người dùng nhất.

Ví dụ: Với cấu trúc headless, trang web của nhà bán lẻ có thể tự động điều chỉnh kích thước hình ảnh, bố cục và nội dung cho phù hợp với từng loại thiết bị, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng. Điều này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện khả năng xếp hạng SEO trên Google, nhờ vào tốc độ tải nhanh và khả năng đáp ứng trên di động.

  • Nâng cấp nhanh và an toàn hơn

Với sự linh hoạt, Headless Frontend mở ra khả năng sáng tạo về mặt kinh doanh và công nghệ. Nhờ kiến trúc mô-đun, nên nguy cơ làm hỏng toàn bộ hệ thống là không tồn tại. 

Do đó, sự phát triển và điều chỉnh thường xuyên ở giao diện của cửa hàng không bị giới hạn bởi sự phụ thuộc. Các nhà phát triển có cơ hội triển khai theo ý muốn của các nhà tiếp thị mà không bị giới hạn bởi bố cục tiêu chuẩn.

  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Giao diện người dùng thương mại điện tử là gì?
Headless Commerce Front giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Thay vì điều chỉnh theo bố cục được nhúng trong các phần trợ của nền tảng, doanh nghiệp có một tập hợp các thành phần và đường dẫn mở ra cho các nhà sáng tạo những tùy chỉnh của riêng họ. Việc tích hợp với các bên thứ 3 cũng trở nên đơn giản hơn.

Ví dụ: nhà bán lẻ có thể điều chỉnh nội dung và ưu đãi đặc biệt cho khách hàng dựa trên vị trí địa lý của họ. Khi truy cập từ một tỉnh thành/ khu vực cụ thể, khách hàng có thể thấy các sản phẩm phù hợp với mùa thời tiết ở đó hoặc chương trình khuyến mãi đặc biệt chỉ có sẵn ở khu vực của họ.

Xem thêm: Headless commerce hướng đến trải nghiệm người dùng như thế nào?

  • Tính linh hoạt

Headless Commerce mở ra một cách tiếp cận khác để có thể tùy chỉnh linh hoạt một cửa hàng trực tuyến. Chủ doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi các giải pháp có sẵn của cung cấp. Bạn có thể tận dụng kho công nghệ và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất hoặc thiết kế các giải pháp riêng.

4. Một số lưu ý khi chọn Headless Frontend

Khi lựa chọn giao diện headless cho cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa ngăn xếp công nghệ, mục tiêu kinh doanh và khả năng tài nguyên của mình. Một số lưu ý khi chọn giao diện người dùng headless cho các doanh nghiệp TMĐT bao gồm:

  • UX linh hoạt

Để tránh tình trạng phải liên tục thay đổi giữa các giao diện người dùng tương tự nhau, Headless Frontend bị giới hạn bởi nhà cung cấp. Mục tiêu chính của việc chuyển sang công nghệ Headless Commerce là giúp mở rộng quy mô dễ dàng, vì vậy bạn nên đảm bảo rằng giao diện Headless Frontend của mình không trở thành rào cản trong tương lai. 

Điều này có nghĩa là, bạn cần chọn một giải pháp có thể mở rộng thêm các tính năng, tùy chọn tùy chỉnh và tích hợp với các đối tác công nghệ khác, để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

  • Tài nguyên

Headless Frontend đòi hỏi phải có kỹ năng mã hóa tốt để đáp ứng được tính linh hoạt và cung cấp kết quả tìm kiếm. Các giải pháp headless tinh vi được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng và nâng cao trải nghiệm. Họ thay thế các thành phần làm sẵn và chừa chỗ cho các hoạt động tùy chỉnh.

  • Kho công nghệ của bạn

Việc xác minh khả năng giao tiếp giữa frontend và backend là điều cần thiết để chúng hoạt động tốt và thành công. Việc soạn thảo một ngăn xếp công nghệ headless yêu cầu tích hợp và bao phủ các tính năng cần thiết.

Tổng kết

Headless Commerce Frontend đóng vai trò như một công cụ linh hoạt trong tay các nhà phát triển, định hướng hành trình mua hàng của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Giao diện Headless Commerce tốt nhất là giao diện phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM