Sự khác biệt giữa Headless Commerce và Traditional Commerce

Headless Commerce mở ra kỷ nguyên mới trong ngành thương mại điện tử. Tuy nhiên, nó còn khá mơ hồ đối với một số doanh nghiệp và nhà bán lẻ. Vậy, Headless Commerce khác biệt gì so với Traditional Commerce (thương mại truyền thống)? Cùng Sapo khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Headless Commerce là gì?

    Headless Commerce là một cấu trúc thương mại điện tử tách biệt front-end (giao diện người dùng) và back-end (hệ thống quản lý và vận hành), kết nối với nhau thông qua API mà không có sự phụ thuộc chặt chẽ. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt giao diện và trải nghiệm người dùng mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống.

    Headless Commerce có ý nghĩa gì?
    Headless Commerce giúp doanh nghiệp xây dựng một nền tảng theo ý muốn của mình

    Headless Commerce cho phép doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm mua sắm khác biệt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từ đó nâng cao khả năng tương tác và giữ chân khách hàng.

    Xem thêm: Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp

    2. Traditional Commerce là gì?

    Traditional Commerce (Thương mại truyền thống) là một hệ thống tập hợp tất cả các thành phần: xử lý logic nghiệp vụ, giao diện, quản lý và xuất bản nội dung… với một cơ sở mã duy nhất và được kết hợp chặt chẽ với nhau. Traditional Commerce đã thống trị ngành Thương mại điện tử trong hơn một thập kỷ. Nó còn được gọi bằng cái tên: hệ thống “tất cả trong một”

    Một số nhược điểm của Traditional commerce:

    • Giao diện, trải nghiệm người dùng cố định
    • Tốc độ xử lý website chậm
    • Khả năng tùy chỉnh website bị hạn chế
    • Hạn chế về trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng
    • Traditional commerce bị giới hạn về thời gian và địa lý

    3. Sự khác biệt giữa Headless Commerce và Traditional Commerce

    Nhìn chung, khi công nghệ tiếp tục phát triển, cách chúng ta mua sắm và kinh doanh cũng đang thay đổi một cách chóng mặt. Cùng khám phá tổng quan sự khác biệt giữa Headless Commerce và Traditonal Commerce (Thương mại truyền thống) và qua bảng dưới đây:

    Bảng so sánh Headless Commerce và Traditional Commerce
    Nội dungHeadless CommerceTraditional Commerce
    Cấu trúcTách biệt frontend và backend, phân phối nội dung thông qua APILiên kết 2 phần frontend và backend, hiển thị nội dung qua web brower

    Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

    Cao

    Hạn chế

    Khả năng tiếp cậnKhông giới hạnHạn chế
    Khả năng phân phối đa kênhTốtKhông hỗ trợ
    Cá nhân hóa trải nghiệm người dùngDễ dàngHạn chế
    Chi phí trong dài hạnRẻ hơnĐắt hơn

    3.1 Cấu trúc 

    Cấu trúc của hệ thống thương mại điện tử truyền thống là nguyên khối, mọi thứ bị ràng buộc với nhau. Việc thay đổi và tối ưu trang web giờ đây rất khó khăn và rủi ro.

    Còn đối với Headless commerce, front-end, back-end, CMS được tách biệt khỏi nhau. Thay vào đó, tất cả được kết nối với nhau thông qua phương thức API. Điều này mang đến sự linh hoạt tối đa trong việc tùy chỉnh và cập nhật tính năng mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

    3.2 Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

    Đối với traditional commerce, khả năng tùy chỉnh và mở rộng bị hạn chế. Vận hành dựa trên cơ chế nguyên khối và tập trung khiến việc tùy chỉnh bị rối rắm và liên đới lẫn nhau. Nó gây ra nhiều nguy hiểm và rủi ro cho hệ thống.

    Trái ngược, khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Headless commerce rất cao. Doanh nghiệp và nhà bán lẻ có quyền tự do thay đổi, thay thế các tính năng hoặc dịch vụ tốt hơn. 

    Ví dụ: người bán lẻ có thể chủ động sắp xếp hệ thống quản lý kho, thay đổi giao diện trang web mà hoàn toàn không cần có kiến thức về code, lập trình. Quá trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng.

    3.3 Khả năng phân phối đa kênh

    Đối với thương mại điện tử truyền thống, điều này hoàn toàn không được hỗ trợ. Việc này dẫn đến đứt gãy trong trải nghiệm mua hàng của khách, giảm sút lượng khách hàng mới và trung thành.

    Headless Commerce có khả năng tích hợp nhiều kênh bán bởi nhờ kết nối API: từ sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử và các trang mạng xã hội… Nhờ đó, trải nghiệm mua hàng liền mạch của khách hàng được tối ưu trên tất cả các thiết bị. 

    Ví dụ: Nhờ việc phân phối sản phẩm trên đa kênh, đa thiết bị, khách hàng chỉ cần ngồi nhà cũng có thể kiểm tra tồn kho, thanh toán và áp dụng khuyến mãi y hệt như một khách hàng mua tại cửa hàng.

    Sapo là phần mềm quản lý bán hàng tiên phong sử dụng công nghệ Headless Commerce tại Việt Nam. 

    • Dễ dàng tích hợp & quản lý bán hàng từ Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Instagram với cửa hàng offline. 
    • Theo dõi tồn kho, xử lý đơn hàng và quản lý khách hàng từ một hệ thống duy nhất, tối ưu trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng.

    3.4. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

    Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng - SmartScent

    Khi sử dụng Headless Commerce, việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trở nên dễ dàng.

    Ví dụ: các nhà bán lẻ dễ dàng khai thác được hành trình của khách hàng. Từ đó, bạn có thể tối ưu quảng cáo, gợi ý mua hàng hay thiết lập các chính sách khuyến mại theo đúng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách.

    Còn đương nhiên đối với traditional commerce, việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bị hạn chế hơn. Bởi cấu trúc nguyên khối, khó thay đổi, không linh hoat.

    Xem thêm: Giải pháp headless commerce hướng đến trải nghiệm người dùng như thế nào?

    3.5. Chi phí dài hạn

    Nhìn vào lâu dài, các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy cái các vấn đề tiềm ẩn của hệ thống traditional commerce như:

    • Chi phí vận hành và nâng cấp hệ thống cũ ngày càng cao.
    • Khi công nghệ càng được nâng cấp và cải tiến, hệ thống cũ có tốc độ tải ngày một chậm hơn. Nếu không cải tiến thì sẽ ảnh hưởng đến website của bạn, còn nếu nâng cấp thì lại tốn một khoản chi phí rất lớn.

    Do vậy, việc sử dụng nền tảng Headless Commerce giúp hệ thống của bạn dễ dàng mở rộng/ thu hẹp và giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho các chiến dịch bán hàng và tiếp thị trong tương lai mà vẫn thu hút được tệp khách hàng tiềm năng tự quay lại.

    Tổng kết

    Khi ngành TMĐT tăng tốc phát triển một cách chóng mặt, Traditional Commerce không còn đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Headless Commerce xuất hiện và thay đổi cuộc chơi, mang lại những lợi ích không ngờ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị thật kỹ càng, yêu cầu một mức độ trưởng thành của kỹ thuật nhất định trước khi chuyển đổi qua nền tảng headless commerce.

    Xem thêm: Doanh nghiệp nào nên ứng dụng Headless Commerce?

     
    Tweet
    5/5 (0 vote)
    BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM