Công nghệ Headless Commerce đã trở thành xu hướng quan trọng trong ngành thương mại điện tử, không chỉ dành riêng cho các thương hiệu toàn cầu lớn mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng có thể ứng dụng để tối ưu hóa hiệu suất bán hàng và trải nghiệm khách hàng.
Nhờ khả năng tách biệt giao diện người dùng (front-end) và phần quản lý (backend), Headless Commerce mang lại sự linh hoạt tối đa, giúp nhà bán hàng dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm người dùng mà không gặp khó khăn khi thay đổi hạ tầng kỹ thuật.
Hãy cùng Sapo Blog điểm qua những công ty đã và đang sử dụng công nghệ Headless Commerce vào kinh doanh nhé.
1. Những công ty đã và đang ứng dụng công nghệ Headless Commerce
1.1 Foodl
- Lĩnh vực: Thực phẩm, nhà hàng, khách sạn
- Năm thành lập: 2019
Foodl, một công ty tại Hà Lan, được thành lập vào năm 2019 bởi Annemarie Blaauw và Gaby Westdorp. Công ty cung cấp nền tảng bán buôn trực tuyến chuyên về cung cấp thực phẩm cho các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, khách sạn và dịch vụ tiệc.
Đây là công ty thực phẩm B2B đầu tiên của Hà Lan. Foodl được ra mắt ngay trước khi ngành công nghiệp Horeca đóng cửa. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, họ đã chọn áp dụng công nghệ Headless Commerce với Vue Storefront ở phần front-end và một hệ thống back-end hoàn toàn linh hoạt. Sự kết hợp này giúp Foodl nhanh chóng thích nghi và mở rộng khi thị trường có thay đổi, đặc biệt là trong ngành thực phẩm B2B đang phát triển.
Xem thêm: Doanh nghiệp B2C bắt đầu triển khai Headless Commerce như thế nào?
1.2 Zadig &; Voltaire
- Lĩnh vực: Thời trang
- Năm thành lập: 1997
Zadig & Voltaire được thành lập vào năm 1997 bởi Thierry Gillier. Đây là một thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp, nổi tiếng với phong cách hiện đại, phóng khoáng và có chất rock 'n' roll.
Zadig &; Voltaire là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đã chọn Magento - công ty cung cấp giải pháp headless commerce vào năm 2008. Hơn một thập kỷ sau, để nâng cao trải nghiệm người dùng và thống nhất giao diện trên nhiều thị trường, họ quyết định cải tiến phần front-end, đồng thời giữ nguyên phần backend đã quen thuộc và hiệu quả. Điều này cho phép họ tăng tốc độ triển khai các thay đổi UX, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn.
Đối với các nhà bán lẻ trong ngành thời trang, Headless Commerce giúp dễ dàng thay đổi giao diện và cập nhật nội dung theo các xu hướng mới mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống, giúp tối ưu hóa hiệu suất và trải nghiệm mua sắm.
1.3 LoveCrafts
- Lĩnh vực: Thủ công
- Năm thành lập: 2012
LoveCrafts là một công ty thương mại điện tử chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho những người yêu thích thủ công, đặc biệt là đan, móc...
LoveCrafts được thành lập vào năm 2012 tại Vương quốc Anh bởi Edward Griffith và Nigel Whiteoak. Mục tiêu của công ty là xây dựng một cộng đồng toàn cầu dành cho những người yêu thích nghệ thuật thủ công và sáng tạo.
Để cung cấp trải nghiệm vừa mang tính thương mại, vừa là nguồn cảm hứng cho cộng đồng, LoveCrafts đã sử dụng Headless Commerce để đáp ứng nhu cầu phức tạp này. Với kiến trúc headless, LoveCrafts có thể tích hợp các tính năng cộng đồng và thương mại điện tử vào một nền tảng duy nhất mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hay trải nghiệm người dùng.
Xem thêm: Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) nên bắt đầu từ đâu với headless commerce?
Thay thế một front-end là điều các doanh nghiệp SMEs nên bắt đầu nếu muốn chuyển sang công nghệ headless commerce. Không nên tái tạo lại cả nền tảng toàn diện, điều này dẫn đến việc tốn chi phí và thời gian.
Headless Front-end được tách rời hoàn toàn khỏi phần back-end của hệ thống. Nó được coi như một hệ sinh thái tiến bộ, đảm bảo giao diện trang web của bạn đáp ứng được trải nghiệm của khách hàng.
Sapo - phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tiên phong ứng dụng công nghệ headless commerce tại Việt Nam. Sapo cung cấp các giải pháp đa kênh và tích hợp mạnh mẽ giữa các nền tảng thương mại điện tử, kho hàng, và vận chuyển.
Sapo tập trung giải quyết các vấn đề của nhà bán lẻ. Giờ đây, bạn có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc tùy chỉnh giao diện người dùng, tối ưu trải nghiệm khách hàng, gia tăng doanh thu.
Những lý do để bắt đầu hành trình headless commerce của bạn với front - end:
- Front-end thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng
Front-end là điểm chạm đầu tiên của khách hàng tới nhà bán lẻ. Hầu hết hành trình mua hàng của khách hàng diễn ra ở front - end (giao diện website).
Điều này có nghĩa là nền tảng front - end của bạn nên phù hợp trải nghiệm của từng khách hàng, khiến họ dễ dàng sử dụng, không phải chờ đợi, không bị ngắt quãng. Làm tốt điều này sẽ tạo ra hiệu quả và thay đổi cực lớn cho nhà bán lẻ.
- Front - end thúc đẩy hiệu suất
Tốc độ xử lý thông tin nhanh mới có thể mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Hệ thống thương mại điện tử hiện tại đang làm tê liệt tốc độ trang, hiệu suất và toàn bộ trải nghiệm của khách hàng.
Thay vì các giải pháp điểm tốn kém, bạn chỉ cần sử dụng một front-end không đầu. Nó cơ bản giải quyết được các vấn đề về tối ưu hóa hiệu suất website và SEO.
- Vue Storefront cho phép di chuyển dễ dàng và trơn tru để có ROI nhanh chóng
Với Vue Storefront (giải pháp front-end mã nguồn mở), nhà bán lẻ có thể nhanh chóng thử nghiệm và xem kết quả kinh doanh của quá trình tối ưu website có hiệu quả hay không.
Với Vue Storefront, bạn có thể kết nối giao diện hiện có của mình với các danh mục có sẵn của mã nguồn mở để tối ưu hóa hiệu suất.
Xem thêm: Tìm hiểu về tầm quan trọng của Headless Commerce Frontend