Trong kỷ nguyên thương mại số ngày càng phức tạp và thay đổi nhanh chóng, việc triển khai Headless Commerce không chỉ là xu hướng mà còn là một bước đi chiến lược giúp các doanh nghiệp và chủ shop bán lẻ tăng trưởng. Headless Commerce cung cấp sự linh hoạt vượt trội, cho phép doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm khách hàng trên mọi nền tảng, giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, từ quản lý sản phẩm cho đến hành trình mua sắm của người dùng.
Để tham gia vào quá trình thay đổi này không chỉ có 1 mà vô số con đường khác nhau. Dưới đây là 5 cách để thực hiện quá trình triển khai và ứng dụng Headless Commerce vào doanh nghiệp của bạn, giúp tăng trưởng mạnh mẽ.
1. Chiến lược tiếp cận API - first
Triển khai Headless Commerce thông qua tiếp cận API - first đòi hỏi phải tận dụng nền tảng thương mại cung cấp một bộ API toàn diện, cấp quyền truy cập vào các chức năng thiết yếu như quản lý danh mục sản phẩm, kiểm soát hàng tồn kho, quản lý giỏ hàng và quy trình thanh toán.
Tính năng của chiến lược tiếp cận API - first
- Tự do tạo ra trải nghiệm front - end phù hợp trên nhiều nền tảng khác nhau như web, thiết bị di động và thiết bị có kết nối internet.
- Thiết kế các giao diện phù hợp với tầm nhìn thương hiệu và mục tiêu mang đến trải nghiệm của người dùng như thế nào
- Tạo điều kiện cho các chu kỳ phát triển nhanh chóng, cho phép các nhóm lặp lại nhanh chóng và hiệu quả.
Khả năng tùy chỉnh linh hoạt này thực sự cực kỳ quan trọng trong bối cảnh kỹ thuật số ngày nay, nó sẽ là nơi giúp bạn tạo ra ưu thế vượt trội hơn so với đối thủ trong thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy và sáng tạo.
Thông qua chiến lược API-first, nhà bán lẻ có thể tận dụng các API thương mại để tích hợp toàn diện các tính năng như quản lý hàng tồn kho, thanh toán và vận chuyển lên các nền tảng như web, ứng dụng di động hay các hệ thống quản lý khác. Điều này đặc biệt quan trọng với các shop bán lẻ, nơi việc đồng bộ hoá thông tin giữa các kênh bán hàng (omni-channel) là yếu tố sống còn.
Xem thêm: Vai trò của API trong Headless Commerce
2. Kiến trúc Microservices
Việc triển khai Headless Commerce thông qua kiến trúc microservices được coi là cách mạng hóa phương pháp tiếp cận truyền thống. Kiến trúc Microservices là một kiểu kiến trúc phần mềm chia các chức năng khác nhau của ứng dụng thành tập hợp các dịch vụ nhỏ, độc lập và linh hoạt. Mỗi dịch vụ đều có các nhiệm vụ khác nhau như quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng hoặc xử lý thanh toán,hoạt động độc lập và giao tiếp thông qua các API.
Tính năng của kiến trúc Microservices
- Thúc đẩy khả năng mở rộng: cho phép các doanh nghiệp mở rộng từng thành phần riêng lẻ một cách độc lập để đáp ứng các yêu cầu phát triển
- Duy trì tính bảo toàn của hệ thống: cô lập lỗi đảm bảo rằng các vấn đề phát sinh trong cùng 1 dịch vụ sẽ không bị lan rộng ra toàn hệ thống
- Giúp doanh nghiệp phát triển linh hoạt: bằng cách hỗ trợ cập nhật cho từng dịch vụ mà không làm gián đoạn toàn bộ hệ sinh thái
- Cho phép doanh nghiệp triển khai và thử nghiệm các tính năng mới: thử nghiệm tính năng mới hoặc cải tiến nhanh chóng, giữ vững vị trí tiên phong trong thị trường của doanh nghiệp.
Microservices cho phép các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng từng thành phần của hệ thống một cách linh hoạt, chẳng hạn như bổ sung các phương thức thanh toán mới hoặc nâng cấp chức năng quản lý giỏ hàng mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng cập nhật các tính năng mà khách hàng mong đợi, giảm thiểu rủi ro và thời gian downtime.
3. Tích hợp Headless CMS
Một phương pháp khác nữa trong hành trình triển khai Headless Commerce trong doanh nghiệp là tích hợp Headless CMS. Các nền tảng CMS truyền thống quản lý nội dung trang web và giao diện cùng nhau. Nhưng với hệ thống Headless CMS, việc quản lý nội dung được tách riêng ra khỏi phần trình bày giao diện, mang lại tính linh hoạt cao hơn.
Tính năng của tích hợp Headless CMS
- Quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả. Nội dung tiếp thị và dữ liệu liên quan một cách hiệu quả, độc lập với lớp trình bày front-end.
- Chuyên môn hóa cho nhà sáng tạo nội dung duy trì quyền kiểm soát nội dung. Các nhà phát triển tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng linh hoạt, đa dạng.
- Hợp lý hóa quy trình quản lý nội dung và nâng cao tính linh hoạt và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Ví dụ: mô tả sản phẩm, giá cả và khuyến mãi có thể được nhà bán lẻ tự cập nhật và đồng bộ nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến các thiết kế hoặc chức năng của website. Hơn nữa, nội dung có thể tối ưu hóa liền mạch cho các kênh khác nhau như Facebook, Instagram… đảm bảo thương hiệu nhất quán trên tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng.
4. Progressive Web Apps (PWAs)
Việc triển khai Headless Commerce bao gồm cả việc tận dụng các chiến lược hiện đại như PWA để nâng cao các trải nghiệm mua sắm trực tuyến. PWA sử dụng các công nghệ web hiện đại để cung cấp các chức năng giống như ứng dụng trên trình duyệt web. Bằng cách triển khai các nguyên tắc Headless Commerce với PWA, doanh nghiệp có thể phát triển trải nghiệm web một cách nhanh chóng, hấp dẫn và đáng tin cậy.
Tính năng của Progressive Web Apps (PWAs)
- Đảm bảo khả năng truy cập nhất quán cho khách hàng nhờ được thiết kế để hoạt động liền mạch trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau.
- Có thể sử dụng API thương mại để truy xuất thông tin sản phẩm, xử lý giao dịch và quản lý phiên của người dùng.
Khi sử dụng phương pháp PWA, doanh nghiệp có thể mang lại trải nghiệm nâng cao cho người dùng, bao gồm khả năng ngoại tuyến và thông báo đẩy, mức độ tương tác và giữ chân khách hàng. Cách tiếp cận này không chỉ cải thiện trải nghiệm cho người dùng mà còn hợp lý hóa các nỗ lực phát triển và bảo trì, khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn duy trì cạnh tranh trong thời đại công nghệ lên ngôi.
Xem thêm: Những điều bạn nên biết về PWA trong Headless Commerce
5. Tích hợp đa kênh
Việc triển khai Headless Commerce giúp cách mạng hóa việc doanh nghiệp tương tác với khách hàng thông qua tích hợp đa kênh. Với kiến trúc Headless, các công ty có thể cung cấp trải nghiệm thương mại nhất quán một cách liền mạch trên nhiều kênh khác nhau: Facebook, Instagram, website, Shopee, Lazada…
Ví dụ: Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm trên Facebook, thêm vào giỏ hàng trên ứng dụng di động, và hoàn tất mua sắm thông qua cửa hàng vật lý. Tất cả đều diễn ra một cách liền mạch, đồng bộ, giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bằng cách áp dụng Headless Commerce, các doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả các kênh bán hàng, tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng nhằm thúc đẩy tương tác và lòng trung thành. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao sự hài lòng của khách hàng mà còn nâng cao khả năng hiển thị thương hiệu cũng như tiềm năng gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Sapo là phần mềm quản lý bán hàng tiên phong sử dụng công nghệ Headless Commerce tại Việt Nam có thể mạnh trong bán hàng đa kênh:
- Dễ dàng tích hợp & quản lý bán hàng từ Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Instagram với cửa hàng offline.
- Theo dõi tồn kho, xử lý đơn hàng và quản lý khách hàng từ một hệ thống duy nhất, tối ưu trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng.
- Và còn nhiều chức năng hỗ trợ hơn thế.
Tổng kết
Triển khai Headless Commerce mở ra nhiều khả năng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự đổi mới và khả năng mở rộng. Mỗi cách tiếp cận đều mang lại những lợi thế riêng biệt, phù hợp với từng nhu cầu và mục đích kinh doanh. Cho dù ưu tiên khả năng mở rộng, tính linh hoạt hay tùy chỉnh thì việc đánh giá các yếu tố như tài nguyên phát triển rất quan trọng.
Kiến trúc Microservice cho phép mở rộng mô-đun và quản trị rủi ro. Trong khi đó, cách tiếp cận API - first ưu tiên tính linh hoạt và phát triển nhanh chóng. Tích hợp Headless CMS cho phép các nhà tiếp thị kiểm soát nội dung trong khi các nhà phát triển lại tập trung gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Các Progressive Web App mang lại trải nghiệm liền mạch giống như ứng dụng trên các thiết bị.Tích hợp đa kênh đảm bảo trải nghiệm thương hiệu thống nhất.
Bằng cách xem xét cẩn thận các lựa chọn này, các doanh nghiệp có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của Headless Commerce và thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân.
Xem thêm: Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce