6 bước kinh doanh mỹ phẩm ra đơn mỗi ngày cho người mới bắt đầu

Bạn đang muốn kinh doanh mỹ phẩm nhưng chưa rõ cần bao nhiêu vốn, cần chuẩn bị giấy phép gì và quy trình kinh doanh ra sao để đạt hiệu quả tối ưu? Bài viết này từ Sapo sẽ giải đáp cho bạn từ A-Z, giúp bạn tự tin bắt đầu hành trình kinh doanh mỹ phẩm. Tìm hiểu ngay để sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm của riêng mình, hoạt động hiệu quả và ra đơn đều đều!

kinh doanh mỹ phẩm thành công
Làm sao để kinh doanh mỹ phẩm ra đơn hàng ngày?

1. 5 mô hình kinh doanh mỹ phẩm phổ biến hiện nay

  • Bán buôn (B2B): Đây là hình thức bán sỉ mỹ phẩm với số lượng lớn cho các nhà phân phối, đại lý hoặc các cửa hàng bán lẻ. Bán buôn mỹ phẩm giúp nhanh chóng xoay vòng vốn và mở rộng quy mô nhờ lượng hàng bán ra lớn, đồng thời xây dựng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm thường thấp hơn bán lẻ, và việc tồn kho có thể gây áp lực nếu không tiêu thụ kịp thời.
  • Bán lẻ (B2C): Đây là mô hình được phần lớn doanh nghiệp áp dụng. Cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm sẽ đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng cuối cùng, không qua khâu trung gian. Bán lẻ mỹ phẩm cho phép chủ shop có lợi nhuận cao hơn từ mỗi đơn hàng. Tuy nhiên, người bán lẻ mỹ phẩm sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trên thị trường.
  • Cộng tác viên: Đây chính là hình thức tiếp thị liên kết (affiliate). Mô hình này giúp người kinh doanh mỹ phẩm mở rộng kênh bán hàng nhanh chóng, các cộng tác viên bán mỹ phẩm là cầu nối giữa chủ shop và người tiêu dùng. Đây là một cách làm ít rủi ro nhưng vẫn có khả năng mang lại lợi nhuận khá cao.
  • Kinh doanh mỹ phẩm handmade: Mô hình này hiểu đơn giản là bạn tự sản xuất mỹ phẩm với tên thương hiệu riêng  để bán. Mặc dù mới xuất hiện, hình thức này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, đặc biệt là từ những người trẻ khởi nghiệp. Bán mỹ phẩm handmade có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, rủi ro khá cao, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các bước, từ quản lý sản xuất đến tiếp thị. 
  • Bán mỹ phẩm online: Bạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm thông qua các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và mở rộng thị trường một cách nhanh chóng, đồng thời cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng trong việc mua sắm.

2. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh mỹ phẩm thường cần vốn khởi điểm khoảng từ 50-200 triệu đồng, tùy quy mô và loại hình (bán online hay mở cửa hàng). Số vốn này bao gồm chi phí nhập hàng hóa, mặt bằng, kho bãi, quảng cáo và một khoản dự trữ cho quản lý rủi ro nhỏ như đổi trả hàng và khuyến mãi. Muốn kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, bạn cần hoạch định rõ ràng để tránh lãng phí và tối đa hóa lợi nhuận.

2.1 Chi phí đăng ký kinh doanh

Một số loại phí mà chủ shop phải chịu khi đăng ký kinh doanh mỹ phẩm:

  • Giấy phép kinh doanh: dao động từ 500.000 - 2.000.000 VND.
  • Giấy phép và kiểm định chất lượng sản phẩm: Nếu bạn tự sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp cần có chứng nhận sản phẩm từ Cục Quản lý Dược, chi phí này có thể từ 5-10 triệu trở lên.

2.2 Chi phí nhập hàng

  • Chi phí nhập mỹ phẩm nội địa: Khi bạn nhập mỹ phẩm nội địa, chi phí dao động từ 5-50 triệu đồng/ đơn hàng, tùy vào nhà cung cấp và loại sản phẩm.
  • Nhập mỹ phẩm từ nước ngoài: Nếu bạn nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài, chi phí sẽ nhiều hơn từ 10 triệu đến vài trăm triệu cho mỗi đơn hàng, tùy thuộc vào loại sản phẩm và thương hiệu. Ngoài ra, bạn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu từ 10-20%thuế VAT 10% tùy vào các loại hàng khác nhau.

Nhập hàng với số lượng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với đặt hàng nhỏ lẻ. Nhiều nhà cung cấp cũng có chính sách giá tốt cho đơn hàng lớn. Chủ shop có thể cân nhắc tính toán để nhập số lượng hàng hợp lý để kinh doanh mỹ phẩm.

Xem thêmTop 7 nguồn hàng sỉ mỹ phẩm chính hãng, uy tín, giá rẻ

2.3 Chi phí thuê mặt bằng

mặt bằng kinh doanh mỹ phẩm
Giá thuê mặt bằng cửa hàng mỹ phẩm phụ thuộc vào vị trí và diện tích

Chi phí thuê mặt bằng bán mỹ phẩm rất đa dạng: tùy thuộc vào vị trí địa lý, diện tích và thời gian thuê mặt bằng. Bạn có thể chọn mặt bằng với diện tích và vị trí phù hợp với nhu cầu.

Theo vị trí

  • Trung tâm thành phố, nơi đông đúc dân cư, người qua lại, mặt phố: 20-100 triệu VND/tháng, hoặc có thể cao hơn.
  • Khu vực ngoại thành, ít người qua lại có chi phí thuê có thể thấp hơn, thường từ 5-20 triệu VNĐ/tháng.

Theo diện tích

  • Cửa hàng nhỏ (10-20m²): Giá thuê có thể từ 5-15 triệu VND/ tháng.
  • Cửa hàng lớn (20-50m²): Giá thuê thường từ 15-50 triệu VND/ tháng.
  • Cửa hàng rất lớn (trên 50m²): Chi phí thuê có thể từ 50 triệu VND trở lên, tùy thuộc vào vị trí và cơ sở hạ tầng.

2.4 Chi phí thuê nhân viên

Mức lương cho nhân viên phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí. Mức lương cố định cho nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm từ 5-7 triệu/ tháng. Nhân viên đã có kinh nghiệm có thể trả mức lương 7-12 triệu/ tháng. Đối với cấp quản lý/ giám sát cửa hàng, mức lương có thể từ 12-18 triệu/ tháng. Chi phí thường hoa hồng cho nhân viên từ 1-5% trên doanh thu bán hàng. Tổng chi phí thuê nhân viên bán mỹ phẩm có thể dao động từ 5-25 triệu VND/ tháng cho mỗi nhân viên.

Hãy cố gắng tối ưu số người nhất có thể bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, giúp tiết kiệm một phần chi phí, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm.

2.5 Chi phí quảng cáo, tiếp thị

Chi phí quảng cáo quảng cáo Facebook, Instagram, Google: phụ thuộc nhiều vào quy mô shop mỹ phẩm của bạn. Thông thường với một shop mỹ phẩm mới mở, chi phí chạy quảng cáo dao động từ 5-10 triệu.

Chi phí influencer: người tiêu dùng thường đặt niềm tin vào đánh giá thực tế từ những người có ảnh hưởng mà họ yêu thích và theo dõi. Vì vậy, nếu quyết định kinh doanh mỹ phẩm, hãy đầu tư tiếp thị và quảng bá sản phẩm qua các KOC/ KOL. Hợp tác với các influencer để quảng bá sản phẩm có thể tốn từ 2-30 triệu cho mỗi bài đăng hoặc video, tùy thuộc vào độ nổi tiếng và phạm vi ảnh hưởng của người đó.

Xem thêm3 tuyệt chiêu giới thiệu mỹ phẩm online giúp shop “cháy hàng”

2.6 Chi phí dự trù

Đây là phần chi phí dự phòng để lo cho những phát sinh có thể không may xảy ra trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm: đổi trả hàng, chi phí vận chuyển, hỏng hóc thiết bị… Người bán lẻ nên để ra 10-15 triệu cho phần này.

3. 6 bước kinh doanh mỹ phẩm ra đơn mỗi ngày

3.1 Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm là bước quan trọng để xác định nhu cầu, xu hướng và cơ hội kinh doanh. Đây là bước quan trọng, nếu làm tốt, bạn đã chiếm ưu thế hơn 50% cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm khác trên thị trường rồi. Quy trình nghiên cứu và phân tích thị trường bao gồm các bước:

  • Đánh giá xu hướng thị trường mỹ phẩm: hiểu rõ xu hướng sẽ giúp chủ shop cập nhật được những sản phẩm phù hợp với khách hàng. Bạn cần dự đoán tại thời điểm đó và trong tương lai gần, xu hướng sử dụng mỹ phẩm của khách sẽ theo chiều hướng nào? Mỹ phẩm nhập khẩu, mỹ phẩm nội địa hay các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính với sức khỏe?...
  • Nghiên cứu đối thủ: tìm hiểu các thương hiệu khác đang có mặt trên thị trường, bao gồm cả đối thủ trực tiếp và gián tiếp. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ và rút ra cơ hội và thách thức của mình. Từ đó quyết định chiến lược giá cả, kênh phân phối và cách thức tiếp thị, quảng bá…
  • Khảo sát khách hàng: để hiểu một cách trực quan nhất về nhu cầu người dùng, bạn có thể lập những bản khảo sát trực tuyến, hoặc đi khảo sát trực tiếp các khách hàng tiềm năng để hiểu rõ hơn những nhu cầu, mong muốn chưa được đáp ứng.

3.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm mà khi lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ ngành hàng nào, điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ như thế nào, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp.

Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là doanh nhân hay nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn các hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh. Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ. Đây là một trong những gợi ý cho cách kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.

3.3 Chọn địa điểm cửa hàng/ kênh bán mỹ phẩm

Vị trí địa lý quyết định rất lớn đến sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù là địa điểm ở đâu, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những khu vực có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại; đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…

Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn, khách hàng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm của bạn bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm.

Thực tế, có khá nhiều cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm nổi tiếng được đông đảo các bạn trẻ biết đến đều là những cửa hàng mỹ phẩm nhỏ, không có được vị trí quá đẹp. Tất cả họ đều nằm sâu trong ngõ, nhiều nơi còn khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, nếu chọn được địa điểm đẹp thì bạn đã có được một lợi thế rồi đó.

3.3 Đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Mở shop mỹ phẩm cần giấy tờ gì? Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm băn khoăn.

Mở cửa hàng bán mỹ phẩm cần đăng ký kinh doanh. Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, và được bảo vệ bởi pháp luật, bạn cần đến cục quản lý đăng ký kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ.

Chú ý khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, hãy chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh của cửa hàng là bán mỹ phẩm.

Ngoài ra, bạn nên liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan tại địa phương để xin một số giấy phép kinh doanh, thủ tục liên quan như: mã số thuế, đăng ký thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm…

3.4 Trang trí cửa hàng

trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp, khoa học, bắt mắt, phù hợp với đối tượng mua hàng

Trước khi bắt đầu thiết kế cửa hàng, bạn phải biết cửa hàng mỹ phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng khách hàng chính là những người trẻ, học sinh, sinh viên hay những phụ nữ trung tuổi có nhiều vấn đề về lão hóa da. 

Với những người trẻ, phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung và có gu riêng sẽ là một điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng đối với các khách hàng trung tuổi, màu sắc, thiết kế trang nhã sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn.

Thêm vào đó, hãy đảm bảo khu vực trước và trong cửa hàng mỹ phẩm luôn trong tình trạng sạch sẽ. Chẳng có khách hàng nào muốn đến một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm mà bừa bộn rác với thùng hàng carton đựng mỹ phẩm đâu.

Ngoài ra, để mang đến hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng mỹ phẩm trong mắt khách hàng, bạn nên trang bị cho cửa hàng của mình một phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm và bộ thiết bị hỗ trợ bán hàng gồm: phần mềm in hóa đơn, máy quét mã vạch,...

3.5 Thuê nhân viên

Bạn là người quản lý và có thể không có mặt tại cửa hàng thường xuyên. Việc tuyển dụng nhân viên bán mỹ phẩm là một điều cần thiết. Số lượng nhân viên còn phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mỹ phẩm của bạn.

Khi thuê nhân viên tư vấn mỹ phẩm, bạn nên đảm bảo một vài điều sau:

  • Kiến thức về sản phẩm: Các bạn nhân viên cần hiểu về các loại mỹ phẩm cơ bản, cũng như thành phần và công dụng của chúng. Điều này giúp họ trả lời chính xác các thắc mắc của khách hàng.
  • Kỹ năng tư vấn: Chọn những nhân viên có kinh nghiệm bán hàng, biết cách giới thiệu sản phẩm một cách tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, không gây khó chịu cho khách và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua mỹ phẩm.
  • Thái độ làm việc: Hãy ưu tiên các bạn nhân viên có tính kiên nhẫn, chịu khó, chăm chỉ và thật thà..
  • Có thể làm việc với lịch trình linh hoạt: Do nhu cầu mua sắm thường tăng cao vào cuối tuần và ngày lễ, nên ưu tiên những nhân viên có khả năng làm việc vào thời gian cao điểm để đảm bảo luôn có đủ nhân viên phục vụ.
thuê nhân viên kinh doanh mỹ phẩm
Nhân viên bán mỹ phẩm cần có kiến thức về sản phẩm và kỹ năng tư vấn

3.6 Quảng cáo, tiếp thị cửa hàng và sản phẩm

Một trong những bước cực kỳ quan trọng và khó khăn trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. kinh doanh mỹ phẩm. Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google và mạng xã hội…

Tùy theo hình thức kinh doanh mỹ phẩm mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp và có thể cạnh tranh được với đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng tập khách hàng và phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để shop của bạn luôn duy trì phong độ mà không bị tụt lại phía sau.

Bên cạnh việc bán hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống. Kinh doanh mỹ phẩm hợp kênh hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao: bán hàng trên mọi kênh một cách liên kết, tối ưu quản lý vận hành và kho bãi trên một trang duy nhất. Không những vậy, trải nghiệm khách hàng mượt mà hơn bao giờ hết.

Tìm hiểu thêm về bán hàng hợp kênh tại bài viết: Omnichannel là gì? Hiểu từ A đến Z về bán lẻ hợp kênh trong 5 phút

4. Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm từ những người thành công

“Làm sao để kinh doanh thành công?” Đây là câu hỏi của bất cứ ai khi bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm. Các bí kíp như nguồn hàng phải tốt, đầu tư vào xây dựng thương hiệu, dịch vụ khách hàng phải tốt… bạn đã nghe quá nhiều ở ngoài kia rồi. Nhưng trên thực tế, bạn cần nằm bắt được cốt lõi của vấn đề. Vậy cốt lõi của kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả là gì?

Đó chính là phải có lợi nhuận. Mà lợi nhuận = Doanh thu - chi phí. Vì vậy, bạn cần tối đa hóa doanh thu và giảm thiểu mọi nguồn chi phí phát sinh.

Ở thời điểm đầu khởi nghiệp, khi số vốn còn hạn chế, việc bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm online là một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng. 

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh online, tìm hiểu ngay bí kíp kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả

Ưu điểm của kinh doanh mỹ phẩm online:

  • Tiếp cận khách hàng rộng rãi và nhanh chóng qua mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử.
  • Khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm và mua hàng
  • Không tốn chi phí thuê mặt bằng

Khi hoạt động kinh doanh của bạn đã ổn định, bạn có thể triển khai website cho thương hiệu. Website là bộ mặt của thương hiệu và giúp chủ shop xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo uy tín lâu dài. 

400+ giao diện website đẹp
400+ giao diện website đẹp

Cái đẹp luôn là điểm thu hút mọi ánh nhìn. Khám phá ngay hơn 400 giao diện website bán hàng đẹp và chuẩn SEO trên Sapo Web. Rất nhiều theme miễn phí dành cho bạn!

400+ giao diện website đẹp Xem ngay

Và cuối cùng, khi bạn đã có được lượng khách đều đều và thương hiệu cũng đã được biết đến, mở một cửa hàng vật lý để phát triển quy mô kinh doanh. Cửa hàng vật lý mang đến cho khách hàng trải nghiệm trực tiếp, dễ dàng thử nghiệm và quyết định mua hàng. 

Như vậy, quy trình kinh doanh mỹ phẩm vốn ít lời nhiều đã được Sapo giới thiệu qua bài viết. Mong bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được hướng kinh doanh phù hợp với bản thân và gặt hái thành công, ra đơn đều đều. Theo dõi Sapo để cập nhật những thông tin hữu ích về kinh doanh nhé!

Có thể bạn quan tâm3 tuyệt chiêu giới thiệu mỹ phẩm online giúp shop “cháy hàng”

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM