Kinh doanh mỹ phẩm có lời không? Bí kíp tránh lỗ hiệu quả

Theo dự báo, doanh thu thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,3 tỷ USD vào 2025. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 5,9% trong giai đoạn 2021-2025. Những con số này đã thể hiện được tiềm năng phát triển vượt trội của ngành mỹ phẩm tại Việt Nam trong tương lai. Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm nhưng còn băn khoăn về việc kinh doanh có lời không và lo ngại về những rủi ro? Đọc ngay bài viết dưới đây để cập nhật những xu hướng thị trường mỹ phẩm mới nhất trong 2025 và bắt đầu bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh sinh lời, tránh lỗ hiệu quả ngay bây giờ.

kinh doanh mỹ phẩm có lời không
Kinh doanh mỹ phẩm có lời không?

1. Tiềm năng và xu hướng thị trường mỹ phẩm 2025

Tiềm năng của ngành mỹ phẩm 2025

Theo TradeGOV, ngành mỹ phẩm Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Theo dự báo, doanh thu của thị trường mỹ phẩm sẽ đạt khoản 2,3 tỷ USD vào 2025, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 5,9% trong giai đoạn 2021-2025.

Theo Vietnam Briefing và BlueWeave Consulting, nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc da dự kiến sẽ đạt 1,9 tỷ USD vào 2027, tỷ lệ tăng trưởng khoảng 11,7% trong 2021-2027.

Từ con số trên, ta có thể khẳng định rằng, thị trường mỹ phẩm vô cùng tiềm năng, ngày càng phát triển và đáng để đầu tư trong tương lai.

Các xu hướng của thị trường mỹ phẩm trong tương lai

Theo StartUs Insights, các sản phẩm làm đẹp thân thiện với môi trường sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong tương lai, vì người dùng ngày càng quan tâm đến tính bền vững. Các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính, an toàn với người sử dụng; bao bì có thể tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường sẽ được ưa chuộng hơn cả.

Ngoài ra, theo Business Insider, xu hướng cá nhân hóa trong ngành chăm sóc sắc đẹp cũng sẽ lên ngôi với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng khách hàng. Công nghệ AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) trở nên phổ biến, cho phép khách hàng trải nghiệm mỹ phẩm trực tuyến. Từ đó, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên tiện lợi và thú vị hơn bao giờ hết. 

Tập trung vào các xu hướng phát triển trong ngành mỹ phẩm sẽ giúp bạn nâng cao khả năng kinh doanh thành công.

2. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn
Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Đây chắc là câu hỏi mà bất kỳ người có ý định kinh doanh mỹ phẩm đều thắc mắc. Số vốn và thời gian hoàn vốn, bắt đầu sinh lời của mỗi chủ shop là khác nhau, tùy vào mô hình, quy mô và các chiến lược kinh doanh riêng biệt. Trong bài viết này, Sapo sẽ đề cập tới số vốn để mở shop mỹ phẩm có quy mô nhỏ và vừa.

Kinh doanh mỹ phẩm thường cần vốn khởi điểm khoảng từ 50-150 triệu đồng. Số vốn này bao gồm chi phí nhập hàng hóa, mặt bằng, kho bãi, quảng cáo và một khoản dự trữ cho quản lý rủi ro nhỏ như đổi trả hàng và khuyến mãi. Muốn kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, bạn cần hoạch định rõ ràng để tránh lãng phí và tối đa hóa lợi nhuận.

2.1 Chi phí đăng ký kinh doanh

Một số loại phí mà chủ shop cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh mỹ phẩm, đó là:

  • Giấy phép kinh doanh: dao động từ 500.000 - 2.000.000 VND.
  • Giấy phép và kiểm định chất lượng sản phẩm: Nếu bạn tự sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp cần có chứng nhận sản phẩm từ Cục Quản lý Dược, chi phí này có thể từ 5-10 triệu trở lên.

2.2 Chi phí nhập hàng

Khi bạn nhập mỹ phẩm nội địa chi phí nhập hàng dao động từ 5-50 triệu đồng/ đơn hàng. Nếu shop nhập mỹ phẩm từ nước ngoài, chi phí sẽ nhiều hơn, dao động từ 10 triệu đến vài trăm triệu cho mỗi đơn hàng, tùy thuộc vào loại sản phẩm và thương hiệu. Ngoài ra, khi nhập khẩu mỹ phẩm nước ngoài, bạn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu từ 10-20% và thuế VAT 10% tùy vào các loại hàng khác nhau.

Lưu ý: Nhập hàng với số lượng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với đặt hàng nhỏ lẻ. Nhiều nhà cung cấp cũng có chính sách giá tốt cho đơn hàng lớn.

Xem thêm: Top 7 nguồn hàng sỉ mỹ phẩm chính hãng, uy tín, giá rẻ

2.3 Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng bán mỹ phẩm rất đa dạng: tùy thuộc vào vị trí địa lý, diện tích và thời gian thuê mặt bằng. Chi phí thuê mặt bằng bao gồm cửa hàng và kho. Trong trường hợp bạn có thể tận dụng mặt bằng cửa hàng để làm kho thì không cần thuê kho riêng.

Theo vị trí

  • Trung tâm thành phố, nơi đông đúc dân cư, người qua lại, mặt phố: 20-100 triệu VND/tháng, hoặc có thể cao hơn.
  • Khu vực ngoại thành, ít người qua lại có chi phí thuê có thể thấp hơn, thường từ 5-20 triệu VNĐ/tháng.

Theo diện tích

  • Cửa hàng nhỏ (10-20m²): Giá thuê có thể từ 5-15 triệu VND/ tháng.
  • Cửa hàng lớn (20-50m²): Giá thuê thường từ 15-50 triệu VND/ tháng.
  • Cửa hàng rất lớn (trên 50m²): Chi phí thuê có thể từ 50 triệu VND trở lên, tùy thuộc vào vị trí và cơ sở hạ tầng.

2.4 Chi phí thuê nhân viên

chi phí thuê nhân viên bán mỹ phẩm
Chi phí thuê nhân viên bán mỹ phẩm phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm

Mức lương cho nhân viên phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí. Mức lương cố định cho nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm từ 5-7 triệu/ tháng. Nhân viên đã có kinh nghiệm có thể trả mức lương 7-12 triệu/ tháng. Đối với cấp quản lý/ giám sát cửa hàng, mức lương có thể từ 12-18 triệu/ tháng. Chi phí thường hoa hồng cho nhân viên từ 1-5% trên doanh thu bán hàng. Tổng chi phí thuê nhân viên bán mỹ phẩm có thể dao động từ 5-25 triệu VND/tháng cho mỗi nhân viên.

Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên có thể giúp chủ shop dễ dàng tối ưu chi phí và cách thức quản lý nhân viên, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm.

2.5 Chi phí quảng cáo, tiếp thị

Chi phí quảng cáo quảng cáo Facebook, Instagram, Google: phụ thuộc nhiều vào quy mô shop mỹ phẩm của bạn. Thông thường với một shop mỹ phẩm mới mở, chi phí chạy quảng cáo dao động từ 5-10 triệu.

Chi phí influencer: người tiêu dùng thường đặt niềm tin vào đánh giá thực tế từ những người có ảnh hưởng mà họ yêu thích và theo dõi. Vì vậy, nếu quyết định kinh doanh mỹ phẩm, hãy đầu tư tiếp thị và quảng bá sản phẩm qua các KOC/ KOL. Hợp tác với các influencer để quảng bá sản phẩm có thể tốn từ 2-30 triệu cho mỗi bài đăng hoặc video, tùy thuộc vào độ nổi tiếng và phạm vi ảnh hưởng của người đó.

Chi phí livestream: dao động từ 5-10 triệu cho mỗi buổi livestream đơn giản, bao gồm thiết bị quay, thiết bị ánh sáng, phần mềm hỗ trợ livestream, KOC, KOL… Với quy mô và yêu cầu cao, chi phí này có thể cao hơn.

Xem thêm3 tuyệt chiêu giới thiệu mỹ phẩm online giúp shop “cháy hàng”

2.6 Chi phí dự trù

Đây là phần chi phí dự phòng để lo cho những phát sinh có thể không may xảy ra trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm: đổi trả hàng, chi phí vận chuyển, hỏng hóc thiết bị… Người bán lẻ nên để ra 10-15 triệu cho phần này.

3. Kinh doanh mỹ phẩm có lời không?

3.1 Những người đã thành công

Chị Nguyễn Thị Kim Liên là founder của thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm Homelab. Với mong muốn cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên, chị Liên đã sáng lập Cỏ Mềm, đưa các sản phẩm “lành và thật” đến tận tay người tiêu dùng. Ở thời điểm đó, kinh doanh mỹ phẩm handmade thiên nhiên chưa hề thịnh hành như bây giờ, có thể nói là khá mới lạ đối với thị trường người trong nước.

Cỏ mềm homelab
Thương hiệu mỹ phẩm handmade nổi tiếng trên thị trường Việt

Nhưng theo thời gian, Cỏ Mềm Homelab đã dần chứng minh được sự thành công của mình: 

  • Cỏ Mềm Homelab có mức tăng trưởng doanh thu ổn định qua các năm, với tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính từ 20-30% mỗi năm.
  • Tính đến 2024, Cỏ Mềm đã cung cấp hơn 500.000 sản phẩm mỗi năm ra thị trường, từ các sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc, đến các sản phẩm trang điểm.
  • Cỏ Mềm hiện có hơn 50 cửa hàng đại lý và hàng chục điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thương hiệu cũng có mặt trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

Có thể thấy, để đạt được thành công như vậy là do Cỏ Mềm đã xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, nhẹ nhàng: từ bao bì đến câu chuyện truyền thông, cách Cỏ Mềm xuất hiện trên các nền tảng xã hội. Từ đó, Cỏ Mềm Homelab thành công tiếp cận gần hơn với người dùng và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

Một trường hợp khác là chị Đào Minh Châu, người sáng lập ra thương hiệu Charme Perfume. Chị Minh Châu sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ, chị đã phải làm nhiều công việc để phụ giúp gia đình, và không có nền tảng tài chính ổn định để khởi nghiệp.

Chị Châu khởi đầu với niềm đam mê về nước hoa. Chị mong muốn mang đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng Việt. Thời gian đầu, chị Châu không có đủ vốn, chị phải đi vay mượn để có thể nhập nguyên liệu và sản xuất thử nghiệm. Ban đầu, thương hiệu còn rất nhỏ, chỉ bán lẻ trực tiếp và quảng bá qua các mối quan hệ cá nhân.

Nhưng rồi, Charme Perfume nhanh chóng được nhiều người yêu thích nhờ chất lượng và mùi hương độc đáo. Đến nay, Charme đã có hàng trăm đại lý trên toàn quốc, trở thành thương hiệu nước hoa Việt Nam nổi tiếng, thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành và cạnh tranh với nhiều sản phẩm quốc tế.

Vậy nên đừng mãi suy nghĩ mở shop kinh doanh mỹ phẩm có lời không? Chỉ cần bạn có đam mê, nhiệt huyết, sự cố gắng và chiến lược kinh doanh hiệu quả thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo bài viết: 6 bước kinh doanh mỹ phẩm ra đơn mỗi ngày cho người mới bắt đầu

3.2 Kinh nghiệm bán mỹ phẩm tránh lỗ

Khảo sát thị trường trước khi mở shop và khảo sát đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh ngành nào cũng bắt đầu từ câu hỏi “Khách hàng tôi sẽ phục vụ là người như thế nào?”. Bạn nên định hình một phần nào đó cho dù chưa chính xác. Nếu bạn mô tả càng cụ thể, chi tiết về “chân dung” của họ bao nhiêu, bạn càng thành công bấy nhiêu.

Đây là cách bạn có thể áp dụng để làm rõ thêm khách hàng của mình trong các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. Từ đó, chủ shop sẽ lựa chọn xem, mình nên kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nào: Nhật, Hàn Quốc hay mỹ phẩm nội địa…

Đọc thêm: Khảo sát thị trường mỹ phẩm để kinh doanh hiệu quả

Việc tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp cũng vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu và đánh giá những ưu, nhược điểm của đối thủ, làm tốt hơn ưu điểm của và khắc phục điểm yếu của họ.

Chọn vị trí cửa hàng đẹp

Việc lựa chọn địa điểm luôn là yếu tố vô cùng quan trọng được đề cập đến trong các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. Khách hàng mua mỹ phẩm không bó hẹp trong bất kỳ đối tượng nào. Với nhu cầu không chỉ làm đẹp mà còn là chăm sóc da, khách hàng của những cửa hàng mỹ phẩm có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm và cả các bà, các mẹ hay cánh mày râu. Vì vậy, bạn nên chọn địa điểm shop mỹ phẩm ở mặt phố, chân tòa chung cư, khu văn phòng, các nơi tập trung đông dân cư… để tiếp cận nhanh nhất với khách hàng.

Trang trí cửa hàng đẹp mắt, khoa học

trang trí cừa hàng mỹ phẩm
Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp mắt giúp thu hút sự chú ý của khách hàng

Kinh doanh mỹ phẩm có lời không, phần ít nhiều cũng phụ thuộc vào không gian cửa hàng. Không gian luôn cho chúng ta sự trải nghiệm khác biệt hơn với cùng một sản phẩm. Có nhiều cách thức trang trí đẹp mắt và đơn giản, không chỉ tạo nên tính khác biệt cho các sản phẩm bạn đang bán, mà còn là cách khiến khách hàng nhớ đến cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm của bạn. Sự gò bó trong một cách trang trí cửa hàng có thể gây nhàm chán cho khách hàng. Đầu tư vào trang trí một cách khoa học, độc đáo giúp gia tăng sự chú ý của khách hàng, cũng như khơi gợi ra nhu cầu mua sắm còn tiềm ẩn của họ.

Xây dựng kế hoạch tiếp thị và quảng cáo cụ thể

  • Livestream: Sử dụng livestream và cộng tác viên để tiếp cận khách hàng, mở rộng mạng lưới bán hàng và tăng nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng. Tổ chức từ 1-2 buổi livestream/ tuần hoặc có thể nhiều hơn trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, các dịp sale…Nếu có ngân sách, hãy mời KOC/ KOL có tiếng trong lĩnh vực làm đẹp tham gia buổi livestream để tăng độ uy tín và thu hút khán giá.
  • Hệ thống cộng tác viên (affiliate): Chọn những người có niềm đam mê và yêu thích mỹ phẩm, có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực làm đẹp. Xây dựng chính sách hoa hồng hấp dẫn (dao động từ 10-20%) sản phẩm bán ra.
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện quảng cáo và tiếp thị qua các chỉ số như: số người xem, lượng tương tác (bình luận, like, share), tỷ lệ chuyển đổi từ người xem sang khách hàng, số lượng đơn hàng từ CTV…

Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng, doanh thu hiệu quả

Muốn kinh doanh mỹ phẩm có lời, đừng bỏ qua việc sử dụng các công cụ quản lý bán hàng để hỗ trợ kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nhân lực. Các công cụ quản lý bán hàng giúp bạn quản lý sản phẩm, vận đơn, quản lý khách hàng, tồn kho và báo cáo trực quan, chi tiết về tình hình kinh doanh. Đặc biệt, sự hỗ trợ của AI, dùng chatbot phản hồi tin nhắn tự động cho khách hàng sẽ giúp chủ shop giảm thiểu nhiều loại chi phí khác nhau.

Tweet
4/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM