Trong quá trình thiết kế website bán hàng, chúng ta thường được nghe nhắc tới cụm từ wireframe. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ bản chất wireframe là gì, và vai trò của wireframe trong quá trình thiết kế website hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Wireframe là gì?
Wireframe là gì? Wireframe dịch ra có nghĩa là khung dây, còn trong thiết kế website wireframe chính là những phác thảo sơ lược về kích thước, vị trí của từng thành phần trên trang cũng như những khu vực điều hướng trong trang web. Wireframe không yêu cầu về màu sắc, kiểu chữ và cũng không có định dạng cụ thể. Bất cứ điều gì có thể giúp bạn phác thảo sơ đồ trang web của bạn đều được sử dụng với wireframe.
Những người chịu trách nhiệm thiết kế website sẽ dựa vào wireframe để hình dung ra bức tranh tổng thể của trang web. Chính vì vậy, wireframe được đánh giá là công cụ đắc lực giúp tối ưu thời gian và công sức cho designer. Có một điều cần lưu ý về wireframe đó là sự tối giản phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, bất cứ sự thay đổi nào của wireframe cũng phải hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tới những thành phần khác.
2. Ưu điểm của wireframe website là gì?
Wireframe có rất nhiều ưu điểm nổi bật giúp ích cho quá trình thiết kế web thuận lợi hơn, cụ thể như sau:
- Giúp mọi người dễ dàng hình dung được cấu trúc tổng thể của trang web cùng hệ thống phân cấp tương ứng với từng mục. Từ đó có thể đánh giá được mức độ phân bố và sắp xếp của trang web, giúp tiến hành điều chỉnh dễ dàng.
- Bản chất wireframe là những hình ảnh đen trắng với các đường nét đơn giản vì vậy wireframe sẽ tối ưu những yêu cầu, tiết kiệm thời gian thiết kế và chỉnh sửa.
- Dễ dàng xác định chính xác những nội dung quan trọng từ đó hoàn thiện thiết kế giao diện chuẩn UX/UI.
- Công cụ đắc lực cho người thiết kế tạo ra những sản phẩm thân thiện với người dùng, phù hợp với hành vi của khách hàng từ đó tạo ra những chuyển đổi hiệu quả trên trang web.
- Wireframe giúp tìm ra tiếng nói chung giữa các bên liên quan với nhau. Từng cá nhân sẽ dễ dàng hình dung bức tranh tổng quan cũng như phạm vi hoạt động của trang web từ đó đưa ra những ý kiến góp ý để website hoàn thiện hơn.
3. Nhược điểm của wireframe là gì?
Tất nhiên, bên cạnh những ưu điểm wireframe cũng có những hạn chế nhất định như:
- Với những người không có chuyên môn về thiết kế hay website khi nhận một wireframe sẽ rất khó để tưởng tượng ra website sau này như nào vì nhiều chi tiết nhỏ đã được lược bỏ.
- Đối với những website phức tạp, nhiều yêu cầu cao, wireframe sẽ cần có sự phối kết hợp giữa nhiều bộ phận với nhau bao gồm designer, content. Trong một vài trường hợp một vài mã nguồn của ứng dụng và sản phẩm có liên quan đến giao diện, khi này wireframe sẽ cần sự hỗ trợ từ developer.
- Một wireframe quá chi tiết đôi khi sẽ gây bất lợi khá lớn cho người chịu trách nhiệm thiết kế trang web. Vậy nên bạn cần phải phân biệt được wireframe và bản phác thảo chi tiết để không ảnh hưởng đến hiệu quả thiết kế.
- Đôi khi, những khối/ mục của trang web khi lên thiết kế sẽ không có được kích thước như mong muốn ban đầu.
Nhìn chung những hạn chế của wireframe đều có thể khắc phục được. Tuy nhiên điều này đòi hỏi người dùng cần phải có những hiểu biết nhất định về wireframe mới có thể xử lý trôi chảy đối với những trường hợp này.
4. Có nên sử dụng wireframe hay không?
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn wireframe hoặc không. Tuy nhiên, nếu dự án thiết kế website của bạn quan trọng và bạn muốn sản phẩm của mình trông thật chuyên nghiệp thì wireframe chính là chìa khóa vàng mà bạn nhất định không được bỏ qua khi xây dựng website.
- Phác thảo đầy đủ những yếu tố và thành phần quan trọng của trang web.
- Giúp hình dung và điều chỉnh kịp thời những yếu tố liên quan đến trải nghiệm khách hàng trước khi đưa trang web vào hoạt động.
- Lên kế hoạch xây dựng, phát triển giao diện trang web một cách chuyên nghiệp, phù hợp với thị hiếu khách hàng hiện nay.
- Chủ động chỉnh sửa và hoàn thiện các lỗi của trang web, hạn chế tất cả sự cố và rủi ro trong quá trình hoạt động website sau này.
Nhìn chung, việc sử dụng wireframe sẽ giúp website của doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, tránh việc mất thời gian sửa đi sửa lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng của trang web.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo website - Cách lập trang web từ A - Z
5. Những công cụ thiết kế wireframe
Sau đây là 3 công cụ thiết kế wireframe hiệu quả được các designer ưa chuộng nhất.
5.1 Thiết kế web bằng Omnigraffle
Nếu thiết kế website bằng photoshop thì Omnigraffle chính là công cụ dùng để thiết kế wireframe. Hiện tại công cụ này chỉ hỗ trợ với hệ điều hành MacOS được trang bị đầy đủ các tính năng tuyệt vời phục vụ cho wireframe như: bố cục tự động, smart guide, tuỳ biến đối tượng…Những tính năng cũng đã xuất hiện trong Adobe CS tuy nhiên giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm chi phí bạn nên lựa chọn Omnigraffle với giá thành chỉ khoảng 100$.
5.2 Thiết kế web bằng Illustrator
Bất cứ ai khi tìm đến ngành thiết kế đều biết đến cái tên Adobe Illustrator và đây cũng là công cụ sử dụng trong thiết kế wireframe. Công cụ này có thể tạo ra wireframe một cách rất nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu cần có, từ đó giúp các designer tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
Thêm một điểm nổi bật nữa đó là sử dụng Adobe Illustrator để thiết kế wireframe có thể sao chép, chèn những hình ảnh tại đây. Ngoài ra thiết kế wireframe bằng công cụ này người dùng cũng có thể tùy chỉnh layer và xuất file với định dạng PDF. Ngoài ra, công cụ này còn hỗ trợ chỉnh sửa trên Photoshop để kiểm tra những thiết kế chữ.
5.3 Thiết kế web bằng Axure
Thiết kế wireframe không thể bỏ qua cái tên Axure, công cụ này được coi là một trong những cái tên tiên phong hỗ trợ thiết kế wireframe chuyên nghiệp. Người dùng có thể thiết kế wireframe web bằng Axure trên cả hai hệ điều hành Window và MacOS.
Sử dụng Axure bạn sẽ được trải nghiệm tất cả những chức năng ưu việt dành riêng cho thiết kế wireframe. Chỉ cần kéo thả các hình khối có sẵn (hoặc tạo mới) và thêm nội dung vào các vị trí cần thiết là bạn đã có wireframe web hoàn chỉnh. Ngoài ra bạn cũng có thể click vào mục public để xem bản xem trước để dễ dàng điều chỉnh wireframe sao cho phù hợp.
6. Những câu hỏi thường gặp về wireframe
6.1 Wireframe có bao nhiêu thuật ngữ liên quan?
Có 3 thuật ngữ liên quan đến wireframe bao gồm:
- Wireframes: Là các hình minh hoạ sử dụng những hình khối đơn giản như hình hộp, hình tròn, đường thẳng…để mô tả cấu trúc tổng quan của một trang web.
- Mockups: Là những thiết kế mang tính chuyên sâu và chi tiết hơn, chủ yếu là diễn giải các thiết kế và yếu tố được xuất hiện trong wireframe.
- Prototype: Biểu thị cách hoạt động giao diện giúp mọi người có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về chức năng cũng như quá trình hoạt động của website.
6.2 Có nên thiết kế wireframe quá chi tiết không?
Đáp án là KHÔNG! vì cơ bản khi nhắc đến wireframe mọi người sẽ hình dung ra bản thiết kế đơn giản và trên thực tế wireframe cũng là công cụ giúp bạn phác hoạ lên những ý tưởng sơ khai mà thôi.
6.3 Có nên thuê đơn vị thiết kế wireframe và website không?
Đáp án là CÓ! Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm nhiều về web và không có thời gian để lên ý tưởng và thiết kế website thì việc thuê các đơn vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu tất cả các chi phí thời gian, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động website.
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp Sapo Web – Giải pháp tăng gấp 3 doanh thu cho các chủ shop online bạn không thể bỏ qua!
Tạo website đơn giản, nhanh chóng trong 10s - Website chuẩn SEO - Giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh - Dùng thử miễn phí trọn tính năng...
👉 XEM NGAY
Trên đây là những thông tin giải đáp wireframe là gì? Những ưu điểm và hạn chế của wireframe cùng những công cụ hỗ trợ thiết kế wireframe đắc lực. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu tầm quan trọng của wireframe trong thiết kế website. Chúc các bạn thành công!