Livestream trên Facebook hiện nay đã dần trở thành một công cụ quan trọng trong việc kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu cửa hàng. Tuy nhiên, để có một buổi livestream chất lượng, không chỉ nội dung mà còn cần chú trọng đến hình ảnh, đặc biệt là phông nền. Trong bài viết này, Sapo xin giới thiệu 9 cách tạo phông nền khi livestream trên Facebook đơn giản mà ấn tượng, giúp thu hút người xem và nâng cao tính chuyên nghiệp của buổi phát sóng.
1. Tại sao nên tạo phông nền khi livestream trên Facebook?
Một phông nền đẹp và chuyên nghiệp không chỉ làm nổi bật buổi livestream của bạn mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
- Tăng tính chuyên nghiệp: Một buổi live có phông nền đẹp và đầu tư sẽ giúp buổi livestream thêm phần chuyên nghiệp. Chẳng hạn, một cửa hàng thời trang có thể sử dụng backdrop in logo thương hiệu cùng màu sắc chủ đạo để thể hiện sự đồng bộ, trong khi các streamer có thể dùng phông xanh để tăng tính linh hoạt cho nội dung hiển thị.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Phông nền đồng nhất với logo, màu sắc hoặc concept giúp tăng sự nhận diện thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu mỹ phẩm lớn như Lemonade thường sử dụng phông nền với gam màu vàng đặc trưng trong các sự kiện livestream để củng cố hình ảnh thương hiệu, hay các hãng thời trang cao cấp thường thiết kế backdrop với họa tiết độc quyền của mình để thu hút sự chú ý.
- Tạo sự khác biệt với đối thủ: Một background độc đáo không chỉ giúp bạn nổi bật hơn so với đối thủ mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Ví dụ, một shop mỹ phẩm có thể thiết kế backdrop với họa tiết tinh tế kết hợp ánh sáng mềm mại để tôn lên sản phẩm, trong khi đó, một cửa hàng đồ handmade có thể dùng các vật liệu thủ công để tạo sự gần gũi và chân thực. Điều này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của bạn hơn.
- Khách hàng tập trung hơn: Một phông nền được thiết kế đẹp và tinh tế không chỉ che đi những yếu tố không mong muốn mà còn giúp tạo sự tập trung cao độ cho khách hàng, giữ họ ở lại lâu hơn để theo dõi nội dung livestream của bạn.
2. 9 Cách tạo phông nền khi livestream trên Facebook đơn giản mà chuyên nghiệp
Phông nền livestream đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian thu hút và chuyên nghiệp cho người xem. Dù bạn là một streamer cá nhân hay doanh nghiệp, việc lựa chọn phông nền đúng không chỉ giúp làm nổi bật nội dung mà còn tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu. Dưới đây là 9 cách tạo phông nền khi livestream trên Facebook đơn giản nhưng chuyên nghiệp.
2.1. Sử dụng phông nền xanh khi livestream Facebook
Cách tạo phông nền khi livestream trên Facebook đầu tiên là sử dụng phông nền xanh. Nền xanh (green screen) cho phép ghép hình ảnh hoặc video tự động bằng phần mềm, mang lại sự linh hoạt cao trong việc thay đổi hình ảnh nền. Ví dụ, bạn có thể thay đổi hình nền từ một cửa hàng mỹ phẩm sang khung cảnh thiên nhiên tươi mát chỉ trong vài giây, giúp nội dung thêm phần sáng tạo và thu hút.
Ưu điểm:
- Tăng tính linh hoạt cho background
- Dễ điều chỉnh theo nội dung livestream
Nhược điểm:
- Cần phần mềm và thiết bị hỗ trợ
- Yêu cầu ánh sáng đều để tránh bóng đổ
Phù hợp với: Streamer, KOLs, kinh doanh sản phẩm công nghệ.
2.2. Set up phông nền thủ công khi livestream Facebook
Phông nền thủ công là cách tạo phông nền khi livestream trên facebook thứ hai mà Sapo muốn giới thiệu cho bạn, bằng việc tận dụng những vật liệu sẵn có hoặc thiết kế tùy chỉnh để tạo ra không gian độc đáo. Bạn có thể vẽ trực tiếp lên tường, hoặc sử dụng giấy hay vải để làm phông nền phù hợp với phong cách của cửa hàng mình.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí, dễ cá nhân hóa.
- Mang lại sự sáng tạo và độc đáo cho không gian livestream.
Nhược điểm:
- Tốn thời gian thực hiện và khó thay đổi khi cần.
Phù hợp với: Shop bán đồ handmade, mỹ phẩm
2.3. Sử dụng banner/backdrop làm phông nền livestream Facebook
Banner hoặc backdrop là các loại phông nền được in sẵn logo, slogan hay các thông tin thương hiệu. Đây là giải pháp chuyên nghiệp, phù hợp với các buổi livestream quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ưu điểm:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
- Tạo không gian chuyên nghiệp và bắt mắt.
Nhược điểm:
- Chi phí thiết kế và in ấn ban đầu cao.
- Khó thay đổi nếu nội dung livestream cần sự đa dạng.
Phù hợp với: Shop thời trang cao cấp, nhãn hàng lớn, hoặc các doanh nghiệp cần sự chuyên nghiệp cao.
2.4. Sử dụng phông nền “cây nhà lá vườn”
Phông nền “cây nhà lá vườn” là cách tạo phông nền khi livestream trên facebook qua việc tận dụng những góc quay có sẵn tại cửa hàng hoặc nhà riêng để tạo ra một background livestream với không gian gần gũi. Ví dụ, tại một cửa hàng đồ ăn vặt, bạn có thể đặt kệ đồ ăn vặt ở phía sau làm phông nền, hay với cửa hàng bán thời trang, bạn cũng có thể sử dụng các kệ trưng bày sản phẩm sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Ưu điểm:
- Tạo cảm giác gần gũi
- Dễ dàng thiết kế
Nhược điểm:
- Yêu cầu sắp xếp hợp lý
- Giới hạn về không gian
Phù hợp với: Ngành thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng.
2.5. Tạo background 3D
Phông nền 3D sử dụng các hiệu ứng hoặc tranh 3D để tạo chiều sâu, mang lại trải nghiệm thị giác sống động và ấn tượng. Đây là cách tạo phông nền khi livestream trên facebook hiện đại, phù hợp với các buổi livestream cần tạo điểm nhấn mạnh mẽ.
Ưu điểm:
- Hiệu ứng thị giác độc đáo, thu hút sự chú ý
- Gia tăng tính chuyên nghiệp và sáng tạo
Nhược điểm:
- Chi phí cao, yêu cầu không gian rộng
- Cần đầu tư vào thiết kế và sắp xếp kỹ lưỡng
Phù hợp với: Nhãn hàng cao cấp, livestream giới thiệu sản phẩm đặc biệt.
2.6. Phông nền livestream giả gỗ/gạch
Phông nền giả gỗ hoặc gạch là lựa chọn phổ biến cho các buổi livestream, mang lại vẻ đẹp ấm cúng và hiện đại. Với thiết kế tinh tế, phông nền này không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian mà còn giúp sản phẩm trở nên nổi bật hơn trong mắt người xem.
Ưu điểm:
- Tạo cảm giác sang trọng
- Dễ dàng phối hợp
- Chi phí hợp lý
Nhược điểm:
- Yêu cầu bảo trì
- Cảm giác không tự nhiên
Phù hợp với: Ngành hàng như mỹ phẩm, thời trang, shop trang trí nội thất, đồ gỗ và đồ gia dụng.
2.7. Background kim tuyến
Phông nền kim tuyến là cách tạo phông nền khi livestream trên facebook qua việc sử dụng màn hoặc vật liệu lấp lánh để tạo ra một không gian nổi bật và bắt mắt, rất thích hợp cho các buổi livestream thời trang hoặc sự kiện đặc biệt. Với hiệu ứng lấp lánh, phông nền này không chỉ thu hút ánh nhìn mà còn tạo ra một bầu không khí vui tươi và năng động.
Ưu điểm:
- Gây ấn tượng mạnh với hiệu ứng lấp lánh.
- Phù hợp với các sự kiện cần không gian nổi bật.
Nhược điểm:
- Có thể gây chói mắt nếu sử dụng ánh sáng mạnh.
Phù hợp với: Shop trang sức, thời trang cao cấp hoặc livestream sự kiện.
Xem thêm: Cách livestream bán hàng hiệu quả hút nghìn đơn mỗi ngày
2.8. Phông nền cỏ nhân tạo
Phông nền cỏ nhân tạo là một lựa chọn thú vị và sáng tạo cho không gian livestream, mang lại cảm giác tươi mới và gần gũi với thiên nhiên. Với màu xanh mát mắt và bề mặt mềm mại, phông nền này không chỉ giúp làm nổi bật sản phẩm mà còn tạo ra một bầu không khí dễ chịu cho người xem.
Ưu điểm:
- Tạo không gian độc đáo, thân thiện.
- Dễ dàng setup và sử dụng.
- Thích hợp nhiều loại sản phẩm
Nhược điểm:
- Giới hạn về phong cách
Phù hợp với: Shop hoa, đồ decor, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hay các sản phẩm thuần chay thân thiện với môi trường.
2.9. Sử dụng phông nền ảo bằng thiết bị hỗ trợ
Phông nền ảo là một giải pháp hiện đại sử dụng các phần mềm như OBS, Zoom hoặc tính năng phông nền ảo tích hợp trên nền tảng livestream. Công nghệ này cho phép người dùng thay đổi phông nền theo ý muốn, mang lại sự linh hoạt và sáng tạo cho không gian livestream.
Ưu điểm:
- Dễ dàng thay đổi phông nền phù hợp với nội dung.
- Không giới hạn về phong cách hay ý tưởng.
Nhược điểm:
- Yêu cầu thiết bị tốt và kiến thức kỹ thuật
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
Phù hợp với: Streamer, influencer, doanh nghiệp công nghệ hoặc các ngành yêu cầu sự linh hoạt cao.
3. Một số lưu ý khi tạo phông nền khi livestream trên Facebook
Trước khi bắt đầu xây dựng phông nền cho buổi livestream, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau để đảm bảo chất lượng hình ảnh và sự chuyên nghiệp.
Ánh sáng:
- Đảm bảo ánh sáng đều và tự nhiên để tránh bóng đổ hoặc làm mờ hình ảnh.
- Sử dụng đèn chiếu sáng bổ trợ nếu cần, đặc biệt với các phông nền xanh hoặc kim tuyến.
Phù hợp nội dung:
- Lựa chọn phông nền phù hợp với ngành hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tránh sử dụng phông nền quá phức tạp hoặc không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Độ sạch sẽ và gọn gàng:
- Kiểm tra phông nền kỹ trước buổi livestream để đảm bảo không có vết bẩn hay vật thể không mong muốn.
- Sắp xếp không gian xung quanh hợp lý để tránh gây mất tập trung.
Thử nghiệm trước:
- Dành thời gian kiểm tra góc quay, ánh sáng và tổng thể phông nền trước khi phát trực tiếp.
- Chú ý tới việc kết hợp phông nền với trang phục để tránh bị lẫn màu hoặc gây khó chịu thị giác.
Đầu tư lâu dài:
- Nếu thường xuyên livestream, hãy cân nhắc đầu tư phông nền chất lượng để sử dụng lâu dài và tạo dấu ấn cá nhân hoặc thương hiệu.
Tạo phông nền livestream chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm người xem và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Với những gợi ý trên của Sapo Blog về cách tạo phông nền khi livestream trên Facebook, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và áp dụng cách làm phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình để xây dựng một không gian live hoàn hảo.