Trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu, storytelling được đánh giá như một công cụ kết nối hữu hiệu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt đến “điểm chạm” khách hàng, góp phần củng cố hình tượng mà công ty muốn hướng đến. Vậy storytelling là gì? Hãy cùng tìm hiểu về storytelling trong bài viết sau đây.
1. Storytelling là gì?
Storytelling được dịch ra có nghĩa là kể chuyện. Nói cách khác, storytelling là vận dụng những từ ngữ, xây dựng những câu chuyện mang tính nhân văn hoặc sáng tạo ra bất cứ hình tượng nào nhằm hướng đến những thông điệp lớn lao.
Trong marketing, storytelling chính là cách thức dùng để nhận diện, quảng bá và lan tỏa thương hiệu nhanh chóng nhất. Tình cách, hình tượng và mục đích của thương hiệu sẽ được thể hiện thông qua những câu chuyện bạn kể hoặc những gì mà người khác kể về bạn.
Rất nhiều thương hiệu lớn đã vận dụng storytelling một cách thành công ví dụ như hãng nước xả vải Comfort. Vào năm 2008, hai nhân vật Lily và Andy đã chính thức ra mắt công chúng với seri quảng cáo xoay quanh câu chuyện của cặp đôi.
Lily và Andy được làm bằng vải - đại diện cho đối tượng khách hàng của Comfort và tình yêu của họ đại diện cho sản phẩm nước xả vải. Câu chuyện bắt đầu từ lúc hai người tìm hiểu cho đến khi sờn vai rách chỉ, nhưng tình yêu vẫn nồng nàn cùng với những hương thơm được lưu giữ.
Vào thời điểm storytelling này của nhà Comfort ra mắt, thực sự đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người tiêu dùng. Thậm chí, hình ảnh và câu chuyện tình yêu của hai nhân vật này còn được xuất hiện trên rất nhiều các mặt báo. Khách hàng luôn chờ đợi những tập mới của storytelling này lên sóng. Comfort thừa thắng xông lên chiếm lĩnh thị phần nước xả vải tại Việt Nam, tạo được dấu ấn vang dội trong lòng người tiêu dùng vào những năm 2008 - 2010.
Có thể nói, storytelling chính là phương pháp kết nối doanh nghiệp và khách hàng một cách hiệu quả. Nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp thương hiệu tìm được hướng triển khai storytelling thu hút, kết hợp cùng kế hoạch truyền thông phù hợp với thị hiếu khách hàng trong từng giai đoạn thị trường.
Quay lại với storytelling Lily và Andy của Comfort. Storytelling này đã xuất hiện đúng thời điểm thị trường đang cần một TVC mang tính đột phá. Vì vậy, ngay cả khi Lily và Andy vẫn chưa được đánh giá cao về mặt hình ảnh nhưng vẫn đem lại rất nhiều giá trị không chỉ về mặt nhận diện mà còn về sản lượng tiêu thụ lẫn doanh thu.
Xem thêm: Cách viết content bán hàng chất như nước cất | Sapo Web
2. Những kiểu storytelling thường gặp nhất hiện nay
Dựa vào yêu cầu của các chiến dịch mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những hình thức storytelling phù hợp. Dưới đây là những kiểu storytelling thường gặp nhất.
2.1 Brand storytelling
Brand storytelling tức là những câu chuyện thương hiệu nhằm đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Với brand storytelling, doanh nghiệp có thể lựa chọn kể những câu chuyện dạng như: Lý do xuất hiện, quá trình nỗ lực của chúng tôi như nào, sứ mệnh và giá trị chúng tôi muốn đem đến là gì…. Cần vận dụng những storytelling mang tính nhân văn cao để khách hàng có thể cảm nhận được thông điệp tốt đẹp mà bạn muốn truyền tải.
2.2 Digital storytelling
Digital storytelling là dạng kể chuyện có sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật số kết hợp cùng nhiều phương tiện khác nhau. Digital storytelling có thể là phim tài liệu kỹ thuật số, kể chuyện tương tác….
2.3 Data storytelling
Data storytelling cũng gần như brand storytelling nhưng có tính xác thực cao hơn thông qua những con số, báo cáo. Mục đích của data storytelling là giới thiệu đến khách hàng của mình những số liệu mà mình đã đạt được, tạo niềm tin với khách hàng. Data storytelling nên lồng ghép với nội dung thú vị, cuốn hút để câu chuyện bớt khô khan chán nản hơn.
2.4 Visual storytelling
Khác hẳn với 3 kiểu storytelling phía trên, visual storytelling tận dụng yếu tố thị giác, hình ảnh để ghi điểm với tất cả khách hàng. Thông thường, để xây dựng visual storytelling, đội ngũ marketing sẽ sử dụng những hình ảnh chuyên nghiệp hoặc xây dựng các video. Người xem khi tiếp cận được với kiểu visual storytelling này sẽ cảm thấy gần gũi quen thuộc.
Việc sử dụng yếu tố thị giác là một phương án thông minh giúp khách hàng ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. Visual storytelling gần như tác động đến hầu hết các giác quan của khách hàng trong thời gian ngắn ngủi. Vậy nên, visual storytelling là một trong những kiểu storytelling rất thường được các doanh nghiệp áp dụng cho các chiến dịch marketing của mình.
3. Cách lên ý tưởng storytelling hấp dẫn
Để xây dựng được một storytelling thu hút khách hàng, tạo được hiệu ứng cộng đồng như mong đợi, bạn có thể tham khảo các bước lên ý tưởng cơ bản sau đây.
3.1 Tìm ra góc nhìn của bạn, góc nhìn thương hiệu
Tất nhiên, bất cứ một câu chuyện nào khi được kể ra đều phải có góc nhìn rõ ràng từ chính tác giả. Từ đó người xem mới có thể hiểu và theo dõi được những gì mà bạn muốn gửi gắm vào storytelling.
Bạn cần xác định rõ ràng nội dung, nhân vật và có thể là cả bối cảnh. Bạn muốn hướng đến ai, tiếp cận theo chiều hướng nào, có phù hợp với thị hiếu thời điểm này hay không….Hãy “nháp” tất cả những ý tưởng của bạn để tìm ra hướng đi phù hợp cho storytelling.
3.2 Phác thảo cốt truyện
Khi đã tìm cho mình một góc nhìn thích hợp, hãy tiến hành phác thảo cốt truyện cho storytelling. Đây là một bước vô cùng quan trọng đòi hỏi bạn phải chỉnh chu hơn về mặt nội dung, kịch bản. Làm sao để khi khách hàng tương tác với storytelling phải cảm thấy tin tưởng, hối thúc và ấn tượng sâu sắc.
Hãy lồng ghép khéo léo những quan điểm, cảm xúc mang tính chủ quan của mình, chỉ khi bạn hiểu những gì mình muốn truyền đạt thì khách hàng mới đồng cảm được với storytelling của bạn. Hãy phân tích và khai phá hành trình cảm xúc của khách hàng để từ đó tìm ra điểm bắt đầu và đâu là điểm kết thúc.
3.3 Truyền tải đến người xem, đánh giá phản ứng
Để đến được bước này, trước hết bạn cần lưu ý lựa chọn phương thức truyền tải storytelling phù hợp (ảnh, video, văn bản…). Sau đó triển khai và cuối cùng chính là đánh giá phản ứng của khách hàng.
Hãy lan tỏa storytelling của bạn đến càng nhiều kênh truyền thông càng tốt ví dụ Facebook, Instagram, website hay truyền hình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo đo lường hiệu quả storytelling thường xuyên, thăm dò cảm xúc và đánh giá của khách hàng trong mọi trường hợp tương tác.
Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO giúp tăng thứ hạng bài viết nhanh chóng
Kết luận
Có thể nói, storytelling là cách lan tỏa thương hiệu hiệu quả và đơn giản nhất. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng storytelling để ghi điểm trong mắt khách hàng, tạo tiền đề để phát triển những giá trị tích cực cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Chúc các bạn sẽ sớm xây dựng được cho mình một storytelling hiệu quả, phù hợp với định hướng của công ty, thương hiệu của bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo trên blog của Sapo.