Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, để lập nên một website thương mại điện tử không quá khó khăn, các doanh nghiệp có thể thuê người thiết kế hoặc sử dụng các phần mềm của bên thứ ba. Nhưng để duy trì hoạt động và phát triển được website đó mới thực sự khó khăn. Doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải xác định rõ những yếu tố và cách thực hiện những yếu tố đó sao cho hiệu quả để nâng cao chất lượng của website. Sau đây là một số chú ý giúp doanh nghiệp có thể phát triển website thương mại điện tử của mình.
1. Quản trị website tốt
Website thương mại điện tử khác rất nhiều so với các wesite thông thường, ngoài những nội dung cơ bản còn phải đáp ứng được yêu cầu mua hàng từ khách hàng. Muốn đảm bảo mọi thứ đều vận hành tốt, các doanh nghiệp cần thực hiện công tác quản trị website ngay từ giai đoạn hoàn thiện, bao gồm cập nhật nội dung, kiểm soát hoạt động, xử lý yêu cầu của khách hàng, phát hiện và sửa lỗi website, đồng thời lên kết hoạch nâng cấp, phát triển. Với nhiều công việc phải làm như thế, nhân lực dùng để quản trị website cần được bố trí hợp lý, có trình độ chuyên môn cao và hoạt động liên tục. Doanh nghiệp không nên quá tiết kiệm, sử dụng ít nhân lực nhưng kiêm nhiều việc, như thế hiệu quả sẽ không cao, dù lúc đầu website làm ra tốt nhưng không thể duy trì được trong quá trình phát triển.
2. Nội dung website thương mại điện tử được cập nhật liên tục
Một website chết là một website không có sự tương tác với người dùng, đây chắc chắn không phải điều mà doanh nghiệp muốn. Để luôn có sự tương tác, website phải thường xuyên cập nhật nội dung. Đó là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, bao gồm thông tin hoạt động, sự kiện, chương trình ưu đãi, khuyến mại,…Đặc biệt là những thông tin về sản phẩm và dịch vụ được của doanh nghiệp được giới thiệu trên website, về đặc điểm, chức năng, giá cả và sự kiện đi kèm. Nội dung của website phải không ngừng đổi mới phù hợp với định hướng mà doanh nghiệp đã đề ra.
3. Liên tục quảng bá và tiếp thị website
Giữa hàng nghìn website được tạo ra mỗi ngày, doanh nghiệp muốn nhiều người biết đến website của mình thì phải không ngừng quảng bá và tiếp thị bằng nhiều cách thức khác nhau. Ngoài những phương thức quảng bá truyền thống, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tối ưu hóa tìm kiếm, email marketing, đặt banner hay liên kết với website khác. Mỗi phương thức quảng bá lại có những ưu nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ để xác định độ phù hợp với chiến lược đã đề ra.
4. Xử lý tốt yêu cầu của khách hàng
Đối với website thương mại điện tử thì khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì thế thực hiện tốt các yêu cầu của họ cũng là cách để website phát triển. Đặc biệt trong đó là việc chăm sóc khách hàng. Để khách hàng cảm thấy thuận tiện, trên website cần được thiết kế nhiều cách liên lạc khác nhau, từ gửi email, chat trực tuyến, yahoo, skype hay facebook messenger, và tất cả đều phải luôn trong trạng thái hoạt động và sẵn sàng hồi đáp.
5. Duy trì dịch vụ máy chủ, tên miền
Đây là cơ sở để duy trì hoạt động của website, nếu như máy chủ trên Internet hay tên miền của website gặp trục trặc sẽ gây ảnh hưởng đến việc truy cập. Những chi phí để duy trình các dịch vụ này phải được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
6. Định hướng phát triển đúng đắn cho website
Để phù hợp với xu hướng thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, website cũng phải tùy thời có những thay đổi đúng đắn. Vì vậy, trong quá trình hoạt động phải thường xuyên kiểm tra lại các định hướng ban đầu nhằm đưa ra kế hoạch mới phù hợp.
7. Sửa lỗi và nâng cấp website
Không có thứ gì hoàn hảo, điều quan trọng là phải nhanh chóng phát hiện và sửa lỗi kịp thời. Đối với website thương mại điện tử đó có thể là lỗi lập trình, dữ liệu hay quy trình nghiệp vụ không tốt so với kì vọng ban đầu. Ngoài ra, việc đưa ra định hướng phát triển mới cũng đòi hỏi website phải được nâng cấp những tính năng phù hợp để nâng cao khả năng phục vụ