Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bạn đang lo lắng về việc duy trì tài chính ổn định? Với vốn chi phí thấp, bạn cần một ý tưởng kinh doanh không những an toàn, hiệu quả mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những lúc này, các ý tưởng kinh doanh nhỏ thời khủng hoảng là vô cùng hợp lý. Cùng khám phá những ý tưởng kinh doanh tiềm năng ấy là gì trong bài viết dưới đây!
1. Nhu yếu phẩm cần thiết cho con người: đồ ăn, nước uống
Tiềm năng phát triển: Tình hình kinh tế dù có khủng hoảng đến cỡ nào thì con người vẫn cần đáp ứng những nhu cầu căn bản của cuộc sống như ăn, uống. Đây là những mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó được tiêu thụ liên tục và rất ít bị ảnh hưởng bởi các xu hướng thị trường.
Vì vậy, kinh doanh đồ ăn, nước uống là lĩnh vực ổn định hàng đầu và có khả năng đem lại lợi nhuận bền vững. Tốt nhất, bạn nên bán những loại thịt, rau củ quả, trứng, vì nó đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng, không lo tồn kho. Các loại đồ ăn sẵn, sản phẩm đóng gói, đồ uống pha sẵn phần nào cũng tốt bởi nó đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trẻ tuổi.
Nguồn vốn: nếu bạn quyết định kinh doanh thực phẩm, đồ ăn, nước uống yếu phẩm trong thời khủng hoảng, số vốn bỏ ra chỉ từ 10-20 triệu (nếu bạn kinh doanh online) và 30-50 triệu (nếu bạn mở cửa hàng).
Kinh nghiệm kinh doanh: Hãy cung cấp các thông tin minh bạch về sản phẩm để gia tăng niềm tin của khách hàng. Tận dụng các chiến lược khuyến mãi như combo, chiết khấu khi mua số lượng lớn, thẻ thành viên… để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra, mở rộng kinh doanh trên nhiều nền tảng (Facebook, Tiktok, Shopee…) là một cách để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số bán hàng. Triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi nhanh chóng và miễn phí chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Quản lý hàng hóa, khách hàng, đẩy đơn vận chuyển tự động dễ dàng và nhanh chóng với phần mềm quản lý bán hàng Sapo
2. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Tiềm năng phát triển: Sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, con người dễ đau ốm, bệnh tật do sự thay đổi lối sống. Thứ hai, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc ăn uống một cách lành mạnh, chọn sản phẩm chất lượng thay vì hàng giá rẻ kém chất lượng. Thứ ba, tệp khách hàng là dân văn phòng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe: vitamin tổng hợp, trà detox,.... Tất cả những lý do trên đã khiến sản phẩm chăm sóc sức khỏe trở thành ý tưởng kinh doanh thời khủng hoảng tiềm năng.
Nguồn vốn: Bạn cần chuẩn bị nguồn vốn từ 15-30 triệu để kinh doanh loại sản phẩm này. Chi phí bao gồm: tiền nhập hàng, bao bì, đóng gói, chi phí giấy tờ, marketing…
Kinh nghiệm kinh doanh: Khi kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, điều quan trọng nhất là tạo được niềm tin cho khách hàng. Để làm được điều này, hãy hiểu về nguồn gốc sản phẩm, chọn các nhà cung cấp uy tín, liên tục đưa ra giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm và feedback của người tiêu dùng. Và hãy nhớ rằng: luôn phải nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, chăm sóc khách hàng tận tâm và thường xuyên cải thiện dịch vụ để làm hài lòng khách hàng.
3. Kinh doanh dịch vụ giao hàng
Tiềm năng phát triển: Dịch vụ giao hàng vào thời khủng hoảng trở nên cần thiết, vì nó đáp ứng nhu cầu mua sắm và vận chuyển của khách hàng khi nhu cầu mua sắm online tăng cao. Kinh doanh dịch vụ giao hàng không chỉ phục vụ cho cá nhân mà nó còn phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang kinh doanh online. Và dù cho các loại hàng hóa có bị hạn chế, nhưng các nhu yếu phẩm như lương thực, thuốc men, đồ gia dụng vẫn cần được vận chuyển liên tục. Vì vậy, giao hàng là dịch vụ kinh doanh tiềm năng thời khủng hoảng.
Nguồn vốn: do tính chất đặc thù của loại hình công việc, số vốn cần bỏ ra dao động từ 50-100 triệu đồng. Bao gồm: chi phí phương tiện vận chuyển, chi phí nhân sự và vận hành (bảo trì, xăng xe, marketing).
Kinh nghiệm kinh doanh: Thời gian mới bắt đầu kinh doanh, hãy tập trung giao hàng trong một khu vực nhỏ để tiết kiệm thời gian và chi phí. Bạn có thể liên kết, hợp tác với các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng hay shop online để có nguồn khách ổn định ban đầu. Trong suốt hành trình kinh doanh, liên tục quảng cáo dịch vụ của mình trên các trang mạng xã hội để tiếp cận nhiều hơn nữa các khách hàng tiềm năng. Và khi đã phát triển, hãy xây dựng đội ngũ shipper chất lượng để dịch vụ giao hàng ngày càng uy tín và chuyên nghiệp.
4. Bán khóa học online
Tiềm năng phát triển: Thời kỳ khủng hoảng có thể khiến người ta hạn chế chi tiêu, nhưng lại tập trung hơn vào việc học tập để nâng cao, cải thiện bản thân để tìm kiếm các cơ hội mới. Đây chính là lý do việc bán khóa học online là một mặt hàng kinh doanh tiềm năng thời khủng hoảng. Một số chủ đề, kiến thức được quan tâm trong thời kỳ khủng hoảng: học các kỹ năng sinh tồn, kỹ năng làm việc nhà, các kỹ năng bổ trợ cho công việc như ngoại ngữ, lập trình, thiết kế đồ họa…
Nguồn vốn: chỉ với nguồn vốn 3-5 triệu đồng, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh bán khóa học online. Sử dụng điện thoại, laptop để quay video và chỉnh sửa bằng các công cụ miễn phí như Capcut, Canva… để tối ưu chi phí. Đến bước đăng tải, bạn có thể chọn các nền tảng không yêu cầu phí ban đầu như Udemy, Skillshare… Group Zalo, Facebook cũng là một kênh bán khóa học online tiềm năng dành cho bạn. Nếu chuyên nghiệp hơn nữa, bạn có thể tạo cho mình một website riêng.
Tạo website chuyên nghiệp với hơn 400+ giao diện đẹp, phù hợp với ngành giáo dục bằng Sapo
Cái đẹp luôn là điểm thu hút mọi ánh nhìn. Khám phá ngay hơn 400 giao diện website bán hàng đẹp và chuẩn SEO trên Sapo Web. Rất nhiều theme miễn phí dành cho bạn!
Xem ngayKinh nghiệm kinh doanh: Chọn chủ đề phù hợp với tệp khách hàng của bạn, phù hợp với thời kỳ khủng hoảng (kỹ năng tìm việc, cách kinh doanh online…) Khóa học nên tập trung vào giải pháp thực tế, ngắn gọn, súc tích thay vì lý thuyết lan man, dài dòng. Tận dụng các trang mạng xã hội để thu hút học viên. Xây dựng các chương trình khuyến mãi như miễn phí buổi học đầu tiên/ giảm giá cho học viên đăng ký sớm…để gia tăng khả năng chuyển đổi.
5. Đầu tư online
Tiềm năng phát triển: Đầu tư online là một cách sinh lời hiệu quả trong thời khủng hoảng. Nhất là khi ngày nay, các nền tảng đầu tư trực tuyến ngày càng đa dạng và phổ biến, từ chứng khoán, crypto, bitcoin… Điều này khiến mọi người đều có thể tham gia mà không cần số vốn quá lớn. Theo Finance Feeds, trong quý đầu tiên của năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng, Robinhood đã thu hút khoảng 3 triệu tài khoản mới, nâng tổng số người dùng lên hơn 13 triệu.
Nguồn vốn: Đầu tư online không yêu cầu quá nhiều vốn đầu tư ban đầu, tuy nhiên mức vốn khởi điểm tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau. Nhưng nhìn chung, tổng vốn khởi điểm từ 2 triệu đồng là bạn đã có thể tham gia đầu tư online rồi.
Kinh nghiệm kinh doanh: khi bắt đầu tham gia vào đầu tư online, bạn cần tập trung học cách phân tích dữ liệu và chọn tham gia vào lĩnh vực quen thuộc và dễ tiếp cận. Khi chưa rõ, hãy tham gia các hội nhóm, kết nối với các chuyên gia, cộng đồng đầu tư để học hỏi kinh nghiệm. Khi đã thành thạo, hãy sử dụng thêm các phần mềm hoặc ứng dụng quản lý để theo dõi hiệu suất một cách bài bàn và chuyên nghiệp hơn.
6. Content creator
Tiềm năng phát triển: KInh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp dần chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến để tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn đến nhu cầu về hình ảnh, video, bài viết truyền thông tăng vọt. Lúc này, nghề content creator trở nên được trọng dụng trong mọi lĩnh vực như giáo dục, giải trí, quảng cáo và bán hàng… Về lâu dài, content creator có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo ra các nguồn thu nhập ổn định từ quảng cáo, tài trợ…
Nguồn vốn: Đây là một ý tưởng kinh doanh không mất nhiều tiền bạc, nhưng cần đầu tư vào đầu óc, chất xám rất nhiều. Về công cụ bị, bạn chỉ cần thiết bị cơ bản như máy quay, smartphone, máy tính và các phần mềm hỗ trợ như Canva, Capcut… là đã có thể bắt đầu công việc rồi.
Kinh nghiệm kinh doanh: Bạn cần nhanh chóng nắm bắt các xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội. Luôn ghi nhớ tinh thần tạo thương hiệu cá nhân, xây dựng cho mình một hình tượng độc đáo để nổi bật, khác biệt. Trong thời khủng hoảng, bạn có thể tham khảo các nội dung liên quan đến sức khỏe tinh thần, tài chính cá nhân và giải trí tại nhà…. Chúc bạn thành công!
Thành công không đến từ may mắn mà đến từ việc bạn biết nắm bắt các cơ hội và tận dụng nó. Trên đây, Sapo đã giới thiệu đến bạn 6 ý tưởng kinh doanh thời khủng hoảng đầy tiềm năng và an toàn. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được cho mình một phương án kinh doanh phù hợp và biến nó trở thành nguồn thu nhập ổn định không chỉ trong mùa dịch, mà còn lâu dài trong tương lai. Theo dõi Sapo để cập nhật các kiến thức hữu ích về kinh doanh nhé!
Xem thêm: 13 ý tưởng mặt hàng kinh doanh độc nhất vô nhị tại Việt Nam