Trình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? (P1)

Khi thiết kế website bán hàng bạn thường chú ý đến phần nào nhất? Đầu trang? Cột menu? Hay danh sách sản phẩm? Rất nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm thiết kế trang web đều khuyên bạn nên tập trung vào những phần này đúng không? Vì chúng là nơi giúp bạn nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn. Vậy còn những phần khác của website thì sao, ví dụ như chân trang chẳng hạn? Bạn đã bao giờ suy nghĩ về tác dụng thật sự của nó và tìm cách tận dụng hay chưa?

Bài viết dưới đây được biên dịch lại từ website practicalecommerce.com, trong đó tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát với 99 website bán lẻ như Amazon, Walmart, Target,... thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau rồi đúc kết thành kinh nghiệm trình bày chân trang website. Nếu bạn cũng có một website bán hàng, nếu bạn cũng muốn khai thác tối đa những gì trang web đó có, và hơn hết nếu bạn muốn có nhiều lợi nhuận hơn khi kinh doanh online thì hãy tham khảo, chắt lọc và áp dụng những kinh nghiệm hữu ích này.

1. Biến chân trang thành trạm trung chuyển nội dung

Theo kết quả cuộc khảo sát 99 website, trung bình mỗi trang có tới 35 liên kết trong phần chân trang của họ. Trong đó abookapart.com có số lượng liên kết ít nhất, chỉ là 4 như hình dưới.

chan-trang-thiet-ke-website-ban-hang-2

Đối lập lại, Amazon chèn tới 79 liên kết vào chân trang của họ.

Dù ít dù nhiều thì điểm chung dễ thấy là các trang web này đều sử dụng phần chân trang làm nơi chuyển tiếp nội dung đến các trang khác. Những liên kết này rất quan trọng, chúng giúp khách hàng tìm hiểu sâu hơn về chính sách, thủ tục, trang nội dung phụ,… của website bán hàng. Và thực tế, có tới 92% website thêm liên kết đến trang chính sách bảo mật, 89% website chèn liên kết tới trang điều khoản sử dụng, hướng dẫn hoặc tương tự.

chan-trang-thiet-ke-website-ban-hang-3

Ví dụ như phần chân trang của website Michael bao gồm những liên kết đến chính sách lưu trữ quan trọng.

Kinh nghiệm:

Phần chân trang giống như mục lục cuối cuốn sách, bạn nên chèn các liên kết về trang nội dung liên quan tới chính sách, chế độ, hướng dẫn, thông tin giới thiệu,… để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về website và cách thức bán hàng của bạn.

2. Thêm chứng nhận bảo vệ quyền tác giả

Thông báo bảo vệ quyền tác giả là nội dung phổ biến được thêm vào chân trang nhất, có tới 98% các website thực hiện khảo sát đã sử dụng. Dưới đây là 1 ví dụ của trang Cabela:

chan-trang-thiet-ke-website-ban-hang-5

Tại nước ngoài, vấn đề bản quyền được thực hiện rất nghiêm ngặt, nếu một website bán hàng sử dụng ảnh sản phẩm thực tế của họ thì mặc định được coi là bản gốc và được bảo vệ. Trong trường hợp này các đối thủ cạnh tranh dù cùng bán một loại sản phẩm cũng không được phép sử dụng lại. Thông báo bản quyền tác giả ở chân trang giống như lời tuyên ngôn thay cho việc cấm sao chép.

Còn riêng tại nước ta, tình trạng sao chép nội dung, hình ảnh giữa các website với nhau diễn ra phổ biến và chưa có điều luật cụ thể cho tình trạng này. Vì vậy việc thông báo bảo vệ quyền tác giả càng cần thiết, bạn nên thêm vào chân trang website của mình, mặc dù không thể ngăn chặn việc sao chép nhưng đó là cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này.

Kinh nghiệm:

Bạn có thể đăng ký DCMA để bảo vệ quyền tác giả cho các bài viết trên website, đó vừa là cách thông báo bản quyền vừa là biện pháp chống copy nội dung hiệu quả. Tham khảo thêm về DCMA va cách đăng ký tại bài viết Cần làm gì khi nội dung website bị đánh cắp?

(Còn tiếp…)

Đọc tiếp phần 2 tại đây: Trình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? (P2)

Xem thêm: 4 ví dụ thiết kế giao diện trang sản phẩm cho website bán hàng

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM