Google Search Console là một trong hai công cụ nhà Google (Analytics) mà bất cứ ai sở hữu website, hoặc làm SEO đều cần phải sử dụng. Hãy tự tạo lợi thế cho mình trên trang SERPs bằng cách tận dụng Search Console như 1 loại “vũ khí đặc biệt” để các đối thủ khó lòng đuổi kịp website của bạn.
***Bài viết này, Sapo.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Search Console chi tiết và thuần thục nhất.
1. Tổng quan về Google Search Console
Tại trang chủ của Google Search Console, được chia thành 3 mục chính đó là: Hiệu suất, lập chỉ mục và kiểm tra URL. Đây cũng là 3 mục được sử người dùng sử dụng nhiều nhất, hỗ trợ nhiều cho SEO nhất. Ngoài ra 2 tính năng trải nghiệm và nâng cao cũng đang được nhiều người quan tâm hơn trong thời gian trở lại đây.
Với Google Search Console, bạn có thể nắm được tình hình thu thập dữ liệu của Google trên trang web, theo dõi các chỉ số tương tác với khách hàng, theo dõi tình trạng các link đổ về, xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị truy cập…. Tất cả những vấn đề mà Google Search Console giải quyết là cơ sở cốt lõi để người dùng đẩy mạnh chất lượng SEO.
2. Cách sử dụng Google Search Console
2.1 Mục hiệu suất
Trong mục hiệu suất (Performance), Google Search Console chia thành 3 hạng mục nhỏ, mỗi hạng mục đều đảm nhận nhiệm vụ khác nhau.
- Kết quả tìm kiếm
Tính năng này sẽ cung cấp cho bạn những chỉ số quan trọng sau:
- Tổng số lượt nhấp (Click)
- Tổng số lượt hiển thị (Impression)
- CTR trung bình
- Vị trí trung bình (Rank)
Dưới mỗi chỉ số, Google Search Console sẽ cung cấp danh sách những từ khoá mà Google bắt được. Ngoài những từ khóa chính nằm trong kế hoạch SEO, sẽ có thêm cả những từ khóa khác mà người dùng đã truy vấn và truy cập vào website của bạn thông qua những từ khóa này.
Sử dụng tính năng này như sau:
Sau khi đã cài đặt Search Console, bạn hãy truy cập vào công cụ này và tiến hành đo lường hiệu suất. (ảnh)
Click vào mục Hiệu suất → Kết quả tìm kiếm → Bấm vào “+ Mới”
Khi này, màn hình sẽ hiện lên các trường cho bạn lựa chọn bao gồm: Truy vấn, trang, quốc gia, thiết bị, hình thức xuất hiện. Bạn hãy chọn vào “Trang”
Màn hình sẽ hiển thị 1 cửa sổ, có hai mục là bộ lọc và compare. Nếu bạn chỉ muốn truy vấn 1 URL thì gắn link vào ngay phần bộ lọc. Ngược lại nếu bạn muốn so sánh hai URL với nhau thì chọn Compare. Kết quả trả lại của Search Console hiển thị như sau:
Biểu đồ sẽ giúp bạn theo dõi các biến động theo từng ngày. Nếu bạn muốn biết chi tiết các chỉ số của từng từ khá, hãy click vào từ khoá đó, Search Console sẽ cho bạn chỉ số hiệu suất tương ứng.
Những chỉ số mà bạn thu thập được ở mục này có vai trò rất quan trọng trong SEO onpage. Nội dung này chúng tôi sẽ đề cập đến trong phần sau của bài viết này.
- Khám phá & Google New
Nếu website của bạn có đăng ký trong mục khám phá hay Google New, thì khi bấm vào mục này cũng sẽ hiện lên các chỉ số tương tự với mục “kết quả tìm kiếm” phía trên.
Ngược lại, nếu website của bạn không đăng ký hiển thị hai phần này với Google, công cụ Search Console sẽ không có bất cứ dữ liệu nào để hiển thị cho bạn cả.
2.2 Lập chỉ mục
- Trang, trang có video
Tại mục lập chỉ mục, người dùng sẽ được thống kê số lượng trang đã được lập chỉ mục và chưa được lập chỉ mục. Đây được coi là cảnh báo của của Google với website của bạn, đặc biệt là đối với những trang chưa lập chỉ mục, đòi hỏi bạn phải tối ưu để đạt được số lượng lập chỉ mục tốt hơn.
Ngoài ra, Search Console cũng sẽ cung cấp cho bạn những lý do vì sao các nội dung trên lại chưa được lập chỉ mục. Ví dụ như những nguyên nhân được đề cập dưới đây (ảnh) thể hiện việc 1 vài nội dung đã bị gắn thẻ noindex, bị chặn bằng thẻ robot.txt, do lỗi máy chủ, lỗi 404…
Để xem chi tiết, bạn hãy click vào từng nguyên nhân. Search Console sẽ trả cho bạn số lượng các trang đang mắc lỗi này, các link dẫn đi kèm để thuận tiện cho bạn tối ưu càng sớm càng tốt.
- Sơ đồ trang web
Sơ đồ trang web hay còn gọi là sitemap là điều bắt buộc phải có của mỗi website nếu như muốn được Google biết đến và đánh giá cao.
Hiện nay, để gửi sitemap lên Google Search Console, bạn sẽ cần đáp ứng 2 yêu cầu:
- Dung lượng không được vượt quá 50Mb và số lượng URL tối đa cho phép là 50000 URL.
- Chuyển file sitemap về định dạng RSS, TEXT, .XML,...
Để hiểu hơn về sitemap là gì, và cách tải sitemap lên Google Search Console, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Giải đáp chi tiết dễ hiểu Sitemap là gì trong 10s ? (sapo.vn)
- Xóa URL
Không chỉ có tính năng lập chỉ mục trang, gửi sitemap, Google Search Console còn cho phép bạn xóa URL. Với tính năng này bạn có thể xoá thông tin của 1 URL khỏi trang tìm kiếm. Bạn chỉ cần click vào “Yêu cầu mới” sau đó điền URL cần xóa vào là được.
Bạn hãy yên tâm vì Google Search Console sẽ không xóa luôn mà sẽ cho nó vào “thùng rác” khoảng 6 tháng để lỡ bạn có suy nghĩ lại. Nếu bạn muốn chặn triệt để URL đó, hãy chặn Google lập chỉ mục và xóa nó vĩnh viễn.
2.4 Trải nghiệm
Tính năng trải nghiệm phù hợp với những SEOer đã có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức về UX/UI. Như vậy sẽ hỗ trợ việc tối ưu SEO diễn ra tốt hơn. Tại tính năng này, có những chỉ số mà bạn cần chú ý đó là:
- Chỉ số thiết yếu về trang web
Mục này sẽ liệt kê cho bạn có bao nhiêu URL kém? Bao nhiêu URL cần cải thiện và bao nhiêu URL tốt. 3 chỉ số này sẽ phân chia theo thiết bị đó là di động và máy tính. Tại mỗi mục, Google Search Console đều đưa ra báo cáo chi tiết về lý do bị nhận đánh giá đó. Ví dụ như hình dưới đây, các nguyên nhân khiến phần đa các URL đem lại trải nghiệm không tốt là vì CLS > 0.25, LCP < 2.5s, FID lâu hơn 100 mili giây…
- Tính khả dụng trên thiết bị di động
Tính năng này của Google Search Console sẽ cho bạn biết tình trạng khả dụng trên thiết bị di động. Hầu hết các website rất dễ mắc lỗi tại mục này. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các việc sau:
- Các yếu tố có thể click vào (CTA, link dẫn…) đặt quá sát nhau
- Nội dung hiển thị không phù hợp với kích thước màn hình
- Kích cỡ chữ quá to hoặc quá nhỏ
- Chưa đặt cửa sổ xem
- Sử dụng plugin không tương thích
- ….
2.5 Nâng cao
- Đường dẫn
Là những đường dẫn đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng trên Google Tìm kiếm. Số lượng đường dẫn hợp lệ cành nhiều, bạn sẽ có càng nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng và điều hướng họ đến với trang web.
Được đánh giá là 1 trong những hạng mục nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy nên nếu gặp vấn đề về hạng mục này (đo lường trên Search Console), tốt hơn hết bạn hãy nhờ đến sự phối hợp của thiết kế và kỹ thuật.
- Câu hỏi thường gặp
Nếu website của bạn có các nội dung được tối ưu cấu trúc theo dạng câu hỏi thường gặp, thì trên Search Console sẽ xuất hiện các chỉ số biểu thị kết quả. Và ngược lại, nếu không sử dụng cấu trúc này thì Google Search Console sẽ không có số liệu.
- How-to
Mục này Google Search Console sẽ gợi ý cho bạn những hành động nên làm để website tăng trưởng tốt hơn. Giao diện của How-to sẽ hiển thị những sự cố mà trang web của bạn đang gặp phải, số lượng URL bị ảnh hưởng….Những lỗi thường gặp đó là: trường nào đó bị thiếu, Phải chỉ định "image" hoặc "video" (nằm trong "step")....
- Biểu tượng
Để theo dõi được các chỉ số này, bạn cần cài đặt cho website của mình 1 đoạn mã như sau (thay thông tin trang web của bạn vào nhé)
<script type="application/ld+json">
{
"@context": "https://schema.org",
"@type": "Organization",
"url": "http://www.example.com",
"logo": "http://www.example.com/logo.png"
}
</script>
Nếu trang web của bạn đã có mã này, mục “biểu tượng” sẽ cho bạn biết có bao nhiêu hình ảnh hợp lệ được chỉ định hình ảnh trên Google tìm kiếm hoặc đồ thị tri thức.
- Đoạn trích đánh giá
Đoạn trích đánh giá là những đoạn nội dung ngắn mà Google lựa chọn ngẫu nhiên trong bài viết, hiển thị dưới title trên trang SERP hoặc là số điểm trung bình dựa trên số lượt đánh giá của người dùng. Trong mục này của Google Search Console, sẽ cho bạn biết có bao nhiêu mục hợp lệ, bao nhiêu mục gặp vấn đề cần tối ưu.
3. Vận dụng Google Search Console tối ưu website hiệu quả
Để có thể tận dụng Google Search Console 1 cách hiệu quả nhất, bạn hãy quan tâm nhiều đến hạng mục hiệu suất, cụ thể là mục kết quả tìm kiếm.
Bạn chỉ cần dán link bài viết, điều chỉnh lại khoảng thời gian đo lường (1 mốc thời gian cụ thể hoặc so sánh hai khoảng thời gian). Google Search Console sẽ trả lại cho bạn kết quả tương ứng, và việc bạn cần làm là như sau:
- Lọc những từ khóa đang có hiển thị, thứ hạng tốt, nhưng CTR chưa tốt để tiến hành tối ưu CTR phù hợp.
- Lọc những từ khóa có CTR tốt, đánh giá lại volume, hiển thị và thứ hạng để tối ưu hai mục này.
- Lọc những từ khóa có hiển thị cà CTR tốt, kiểm tra lại rank để tiến hành tối ưu lại thứ hạng.
- Lọc những từ khóa có tỷ lệ click thấp, xem xét đây có phải là những từ khóa thuộc nhóm chủ đề này không, nếu không phải hãy loại ra khoải nội dung, dồn lực cho những từ khóa khác.
- Đối với những từ khoá có 4 chỉ số này đều tốt, bạn hãy duy trì kết quả này bằng những phương án tối ưu cơ bản.
- Bạn nên thực hiện việc check URL trên Google Search Console thường xuyên để những nội dung trên website luôn đạt chất lượng và nhanh chóng tiếp cận khách hàng.
Với những nội dung trong bài viết về Google Search Console dưới đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu được cách dùng công cụ này, tận dụng triệt để Google Search Console vào tối ưu SEO để có được kết quả tốt nhất. Đừng lãng phí những công cụ hữu ích của Google vì có thể bạn sẽ tìm ra đáp án cho kế hoạch tối ưu SEO của mình đó.