Thương mại điện tử 2025: Xu hướng, thách thức và chiến lược phát triển bền vững​

Theo ước tính của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế (Bộ Công Thương), doanh số thương mại điện tử 2025 có thể đạt 45 tỷ USD, lọt TOP 3 quốc gia có thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á. Đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đi kèm, doanh nghiệp cần làm gì để không bị bỏ lại phía sau? Dưới đây là bài viết tổng hợp xu hướng thương mại điện tử Việt Nam năm này cũng những chiến lược phát triển bền vững để doanh nghiệp tham khảo.  

Tìm hiểu xu hướng thương mại điện tử 2025
Tìm hiểu xu hướng thương mại điện tử 2025

1. Xu hướng thương mại điện tử 2025 nổi bật tại Việt Nam

Theo vneconomy, xu hướng chuyển từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến ngày càng rõ rệt. Năm 2022, thương mại điện tử chiếm khoảng 8,5% thị phần bán lẻ, đến năm 2023 con số này tăng lên 10%. Đồng thời, TMĐT cũng đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại.

Thương mại điện tử 2025 tiếp tục phát triển với những xu hướng nổi bật như: 

1.1. Sự lên ngôi của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử

Vào năm 2025, Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử, mang lại những cải tiến đột phá và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng như: 

  • Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: AI cho phép các doanh nghiệp phân tích hành vi và sở thích của khách hàng để đưa ra các sản phẩm gợi ý phù hợp và tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo. Báo cáo từ Botpress - Nền tảng cho phép tạo và tùy chỉnh chatbot AI cho biết, siêu cá nhân hóa là một trong những xu hướng hàng đầu 2025, giúp tăng sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng. 
  • Tự động hóa dịch vụ khách hàng: Chatbot AI, trợ lý ảo có khả năng xử lý các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hỗ trợ 24/7, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm thao tác thủ công cho nhân viên. 
  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và quản lý kho hàng: AI dự đoán nhu cầu thị trường, tối ưu hóa tồn kho giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, từ đó giảm chi phí tồn kho đang kể. 
  • Nâng cao bảo mật và phát hiện gian lận: AI có khả năng phân tích các mô hình giao dịch để phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận trong thời gian thực, bảo vệ doanh nghiệp và khách hàng khỏi các rủi ro tiềm ẩn. 
  • Tăng cường hiệu quả tiếp thị: AI hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích dữ liệu thị trường, xác định xu hướng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Báo cáo từ McKinsey cho biết, việc áp dụng AI trong quảng cáo có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 30% so với phương pháp truyền thống.
Ứng dụng chat AI chăm sóc khách hàng
Ứng dụng chat AI chăm sóc khách hàng trên các nền tảng

1.2. Tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam, năm 2023, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu thông qua nền tảng này, với giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng (tăng 40% so với năm trước). Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 28,5% so với năm trước. 

Dự báo cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, lọt Top 3 quốc gia có thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á và top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. Sự phát triển này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các nền tảng như Shopee, Lazada, Amazon, eBay, Alibaba… kết nối với hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.

1.3. Sự phát triển của mô hình mua sắm trực tuyến kết hợp giải trí (Shoppertainment)

Shoppertainment là hình thức kết hợp mua sắm và giải trí đang trở thành xu hướng chủ đạo trong thương mại điện tử 2025 tại Việt Nam. Theo dự báo của Boston Consulting Group (BCG), thị trường shoppertainment toàn cầu có thể đạt doanh số 1.000 tỷ USD vào năm 2025, cho thấy tiềm năng to lớn của mô hình này.

Shoppertainment triển khai trên Shopee
Shoppertainment triển khai trên Shopee. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại Việt Nam, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiktokshop đang tích cực đầu tư vào shoppertainment. Shopee đã triển khai các chương trình livestream sáng tạo kết hợp với nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như "Sao thoát được", "Sao live đỉnh chóp", “Shopee siêu nhạc hội’, “Shopee ngày đôi - Bộ đôi ăn ý”, "Idol lên live"... tạo tương tác mạnh mẽ với người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, Shopee cũng đẩy mạnh tính năng Shopee live, cho phép người bán tải lên các video ngắn giới thiệu sản phẩm, kết hợp với các ưu đãi độc quyền như đang xem livestream nhằm tăng cường trải nghiệm mua sắm. Kết quả cho thấy, số lượng người dùng mua sắm qua Shopee Video trong năm 2024 tăng gấp 101 lần so với năm trước đó (theo vneconomy). 

2. Thách thức đối với doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Đi kèm cơ hội, thương mại điện tử 2025 tại Việt Nam cũng có nhiều thách thức, điển hình là: 

2.1. Sự chững lại trong tăng trưởng doanh thu

Sau giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại. Theo vneconomy, giai đoạn 2022 - 2023, tổng số sản phẩm tiêu thụ trên 5 sàn thương mại điện tử đã tăng đáng kể, từ 1,49 triệu lên 2,268 triệu, tương đương mức tăng 52,2%. 

Tuy nhiên, sang năm 2024, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chững lại, giảm nhẹ xuống 50,8%. Đáng chú ý, dự báo trong năm nay, mức tăng có thể chỉ còn một nửa, xuống còn 23%, với khoảng 4,2 triệu sản phẩm được bán ra.

Thương mại điện tử 2025 có nhiều cạnh tranh
Thương mại điện tử 2025 có nhiều cạnh tranh

2.2. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa

Sự xuất hiện và mở rộng mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Shopee, TikTok Shop và Amazon đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp trong nước. Các nền tảng này có lợi thế về công nghệ, logistics và ngân sách marketing khổng lồ, giúp thu hút người tiêu dùng bằng các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa cần đầu tư nhiều hơn vào chiến lược khác biệt hóa để duy trì thị phần và giữ chân khách hàng (customer retention).

2.3. Thay đổi trong chính sách quản lý và thuế

Việt Nam đang siết chặt quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới. Bên cạnh đó, từ 1/4/2025, các sàn thương mại điện tử như Shopee và Tiktok shop đồng loạt tăng phí, khiến nhà bán hàng phải thay đổi chiến lược giá phù hợp với khách hàng. Nếu không thích ứng kịp thời với các thay đổi này, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm: Shopee, TikTok đồng loạt tăng phí từ 01/04 và những điều nhà bán hàng cần biết

3. Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp thương mại điện tử 2025

Từ những cơ hội và thách thức trên, doanh nghiệp có thể triển khai một số chiến lược để phát triển bền vững dưới đây: 

3.1. Tận dụng công nghệ và AI để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.

  • Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: Các thuật toán học máy (Machine Learning) giúp hiển thị nội dung được cá nhân hóa trên trang chủ, email marketing và quảng cáo, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Chatbot AI thông minh, hỗ trợ khách hàng 24/7: Nhiều doanh nghiệp đã triển khai chatbot AI để tự động trả lời câu hỏi của khách hàng và xử lý các vấn đề phổ biến như tra cứu đơn hàng, chính sách đổi trả, hoàn tiền. Công nghệ này giúp giảm áp lực cho đội ngũ chăm sóc khách hàng và mang đến trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, thuận tiện hơn.
  • Công nghệ thực tế ảo (AR/VR) nâng cao trải nghiệm mua sắm: Một số doanh nghiệp thương mại điện tử đang tích hợp công nghệ AR/VR để giúp khách hàng "thử" sản phẩm trước khi mua. Ví dụ trên sàn thương mại điện tử Shopee, nhãn hàng Maybelline cho khách hàng thử các mẫu son, bảng mắt, phấn má… khi mình dùng sẽ như thế nào để có quyết định mua hàng phù hợp. 
Tận dụng AI vào chiến lược phát triển thương mại điện tử
Tận dụng AI vào chiến lược phát triển thương mại điện tử

3.2. Mở rộng thị trường thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Trong bối cảnh thị trường nội địa ngày càng cạnh tranh, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh thu bền vững.
Theo báo cáo của eMarketer, doanh số thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt hơn 6.3 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Các thị trường như Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á có nhu cầu cao với các sản phẩm chất lượng từ Việt Nam như thời trang, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm và đồ gia dụng. Việc tham gia vào các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay, Alibaba giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Ngoài việc tham gia các sàn TMĐT quốc tế, doanh nghiệp có thể xây dựng website bán hàng riêng với ngôn ngữ địa phương để tạo sự tin tưởng và tối ưu hóa chiến lược marketing. Kết hợp với quảng cáo trên Google, Facebook, TikTok và SEO đa ngôn ngữ giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường quốc tế.

3.3. Xây dựng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng

Trong thị trường thương mại điện tử đầy cạnh tranh, xây dựng thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tạo lợi thế bền vững và giữ chân khách hàng lâu dài. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần: 

  • Tạo điểm khác biệt cho thương hiệu: Điều này có thể đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng xuất sắc hơn hoặc cam kết sản phẩm bền vững với môi trường. Một thương hiệu có bản sắc rõ ràng sẽ dễ dàng ghi dấu ấn và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng so với những đối thủ cạnh tranh. 
  • Xây dựng nội dung thương hiệu mạnh mẽ: Bao gồm các công việc tập trung vào chiến lược nội dung trên website, blog, mạng xã hội với các nội dung như hướng dẫn mua sắm, câu chuyện thương hiệu, nội dung hữu ích đáp ứng nhu cầu khách hàng…
  • Tận dụng chương trình khách hàng thân thiết: Triển khai các chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm hoàn tiền, đổi quà giúp tăng lòng trung thành của khách và tỷ lệ quay trở lại mua hàng. Tính năng Sapo Loyalty trên phần mềm Sapo sẽ giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình khách hàng dài hạn. 
Tích điểm thành viên trên Sapo Loyalty
Tích điểm thành viên trên Sapo Loyalty

3.4. Thích ứng với thay đổi trong chính sách và môi trường kinh doanh

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đi kèm với những thay đổi liên tục về chính sách quản lý, thuế quan và xu hướng tiêu dùng. Doanh nghiệp cần linh hoạt thích ứng để duy trì lợi thế cạnh tranh. Cụ thể: 

  • Tuân thủ chặt chẽ quy định pháp lý và thuế TMĐT giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với đối tác, tránh rủi ro về mặt pháp lý. 
  • Linh hoạt điều chỉnh chiến lược giá, tối ưu chi phí vận hành và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì doanh thu ổn định. 
  • Đáp ứng với các tiêu chuẩn mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng như sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm bền vững.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát hơn về xu hướng thương mại điện tử 2025 Việt Nam và áp dụng các chiến lược tăng trưởng bền vững phù hợp. Nếu có nhu cầu xây dựng chiến lược phát triển TMĐT và thực thi hiệu quả, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay Sapo Enterprise để nhận tư vấn chuyên sâu với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Đào Khánh Vân
Tác giảĐào Khánh Vân

Biên tập viên

Hơn 7 năm biên tập nội dung về bán hàng và chuyển đổi số, tôi phân tích chuyên sâu và truyền tải thông tin phức tạp thành nội dung dễ hiểu, giúp nhà bán hàng tối ưu quy trình và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo