Zalo là nền tảng chat được sử dụng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là một kênh để bán hàng và chăm sóc khách hàng cực kỳ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước tạo Chatbot đơn giản. Thử ngay nhé!

1. Zalo Chatbot là gì? Zalo Chatbot hoạt động như thế nào?
Zalo Chatbot là gì?
Tương tự như chatbot trên nền tảng Facebook, Zalo Chatbot là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tương tác với người dùng, người mua hàng. Chatbot Zalo giúp người bán trả lời các tin nhắn, câu hỏi của khách hàng một cách tự động dựa trên kịch bản đã được cài đặt sẵn. Nhờ đó, chatbot Zalo có thể thay nhân viên, nhà bán hàng tư vấn, chốt đơn và chăm sóc, cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Quá trình bán hàng trên Zalo giờ đây trở nên năng suất, trôi chảy hơn. Chi phí nhân viên cũng được tiết kiệm, tối ưu hiệu quả hơn.
Zalo Chatbot hoạt động như thế nào?
Sau khi nắm được Zalo Chatbot là gì? Cùng Sapo tìm hiểu về cách thức mà con chatbot này hoạt động nhé. Thông thường, chatbot Zalo hoạt động theo quy trình 4 bước:
- Nhận diện câu hỏi của khách hàng: khi khách hàng gửi câu hỏi tới, phần mềm chatbot Zalo sẽ tiếp nhận câu hỏi bằng cách nhận diện nội dung tin nhắn. Từ đó, nó sẽ hiểu được khách hàng đang quan tâm và thắc mắc về vấn đề gì.
- Xác định câu trả lời: Sau khi hiểu câu hỏi, chatbot sẽ tra cứu trong kho thông tin để tìm ra câu trả lời phù hợp. Ở bước này, doanh nghiệp/ người bán hàng phải xây dựng một hệ thống các câu hỏi - câu trả lời một cách chi tiết và đầy đủ, từ đó mới đủ thông tin cho chatbot sử dụng. Kịch bản chatbot có thể bao quát toàn bộ các khía cạnh như: thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc các hướng dẫn mua hàng…
- Tự động phản hồi: Chatbot Zalo tự động gửi lại câu trả lời được tìm thấy từ kịch bản chatbot do nhà bán hàng xây dựng.
- Hỗ trợ khách hàng: Nếu câu hỏi quá phức tạp mà kịch bản chatbot chưa có thông tin, chatbot Zalo sẽ chuyển câu hỏi sang cho nhân viên để tiếp tục xử lý.
2. Ưu và nhược điểm của Zalo Chatbot

Từ khi chatbot Zalo được ra mắt, nhà bán hàng đã được hưởng rất nhiều lợi ích. Có thể điểm qua một số lợi ích chính như:
Tăng khả năng bán hàng, chốt đơn
Chatbot Zalo hoạt động 24/7, không cần thời gian nghỉ ngơi như con người. Dù là khách hàng hỏi về sản phẩm lúc 1-2 giờ đêm, chatbot vẫn sẵn sàng xử lý và chốt đơn dễ dàng. Ngoài ra, chatbot Zalo có thể gửi hình ảnh, tính năng và thông tin về sản phẩm một cách chi tiết, các chương trình khuyến mãi hiện có để khuyến khích hàng bấm mua nhanh hơn.
Tiết kiệm chi phí vận hành
Nếu bạn thuê một nhân viên để trực chat, tư vấn khách hàng làm việc vào buổi đêm, chi phí có thể gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần bình thường. Nhưng với Zalo Chatbot, chi phí thuê nhân viên làm việc có thể giảm đi gấp 2, gấp 3 lần. Bạn chỉ cần thuê 1 nhân viên chính để xử lý các trường hợp mua bán phức tạp mà chatbot không thể giải quyết, còn đâu hãy để con chatbot Zalo lo nhé!
Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Chatbot Zalo phản hồi khách hàng gần như là ngay lập tức, nhanh chóng và hiệu quả suốt 24/7. Điều này khiến khách hàng không phải chờ lâu, từ đó gia tăng trải nghiệm mua sắm của sản phẩm đáng kể.
Tự tạo chatbot Zalo nhanh chóng
Bất kỳ doanh nghiệp nào đang bán hàng thông qua Zalo đều có thể dễ dàng tích hợp với một bên thứ 3 để tự tạo chatbot Zalo một cách dễ dàng. Điều này khiến việc bán hàng của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp và tiện lợi hơn rất nhiều. Phần dưới của bài viết dưới đây, Sapo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tạo chatbot trên Zalo bằng phần mềm quản lý bán hàng Sapo.

Tuy nhiên bên cạnh đó, chatbot Zalo truyền thống đang còn tồn tại một số nhược điểm và hạn chế như:
- Kịch bản tư vấn cứng nhắc: Zalo chatbot chỉ trả lời được các vấn đề đã được doanh nghiệp cài đặt trong kịch bản chatbot. Nếu người mua hỏi một vấn đề gì khác ngoài ngân hàng câu hỏi đó, chatbot Zalo sẽ không thể xử lý được. Điều này đôi khi gây ra sự ngắt quãng trong chu trình mua hàng của khách, dẫn đến việc khách hàng phải chờ/ đi hỏi va mua hàng của shop khác, bạn mất khách, tỷ lệ chốt đơn suy giảm đáng kể.
- Ngôn ngữ chat chưa thực sự tự nhiên: Suy cho cùng, chatbot vẫn là một con bot, không phải con người. Cách trò chuyện, giọng điệu và trạng thái không thể giống y hệt con người. Trong một số ngữ cảnh câu chuyện khác nhau, chatbot không thể nhận diện được, dẫn đế trả lời khách một cách máy móc.
- Chưa cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, không ai giống với ai. Việc sử dụng chatbot Zalo chỉ đáp ứng được khả năng phản hồi nhanh. Kịch bản chatbot thì cố định, vì vậy không thể cá nhân hóa câu hỏi và giọng điều chat linh hoạt theo từng khách hàng.
- Khả năng mở rộng chưa cao: Thời đại 4.0, khách hàng rất hiếm khi chỉ bán hàng trên Zalo. Họ sẽ bán hàng trên đa kênh: Facebook, Instagram, Shopee… Nếu sử dụng các bên thứ 3 riêng lẻ để tích hợp với từng kênh bán hàng thì thực sự loạn, khó quản lý. Khách hàng cần một công cụ chatbot có thể tích hợp đa kênh bán hàng, tạo một trải nghiệm bán và mua hàng xuyên suốt.
- Sử dụng công cụ của một bên thứ 3 gây khó kiểm soát: Chatbot Zalo của một bên thứ 3 không được tích hợp liền mạch với cửa hàng của bạn. Điều này gây ra một số hạn chế nhất định như khó kiểm soát, hoạt động ngắt quãng và tạo ra lỗ hổng về bảo mật. Thay vì sử dụng một công cụ chatbot Zalo riêng biệt, nhà bán lẻ có thể sử dụng chatbot được tích hợp sẵn trong các phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn.
Từ những hạn chế và nhu cầu trên, Sapo giải quyết bằng cách cho ra mắt phần mềm Chat OmniAI - phần mềm chatbot AI hợp kênh, giúp khách hàng tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí và tăng trưởng bán hàng vượt trội. Phần mềm Chat Omni AI vẫn đảm bảo cung cấp các tính năng của một chatbot cơ bản như:
- Phản hồi tin nhắn ngay tức thì 24/7.
- Tự động quá trình chăm sóc khách hàng với 12 mẫu kịch bản tin nhắn sẵn có, chia theo từng giai đoạn mua hàng của khách, từ tư vấn, chốt đơn, vận chuyển đến thanh toán…
- Hỗ trợ đặt hàng, xác nhận đơn và kiểm tra trạng thái đơn hàng.
- Gửi tin nhắn đến người mua theo theo lịch trình và các mẫu tin đã kích hoạt.
- Tối ưu chiến dịch bán và chăm sóc khách hàng nhờ báo cáo phân tích và đánh giá từ số lượng tin nhắn đã gửi...

Không chỉ dừng lại ở các thao tác hỗ trợ cơ bản, phần mềm Sapo được trang bị tính năng chat AI để có thể tham gia sâu hơn vào quá trình bán hàng, giúp tối ưu hóa vận hành và gia tăng trải nghiệm mua hàng của khách. Nhà bán hàng giờ đây có thể sử dụng chat AI để bán hàng hợp kênh trên: Facebook, Instagram, Shopee…:
- AI cá nhân hóa nội dung tư vấn theo từng câu hỏi với ngôn ngữ tự nhiên, mang lại trải nghiệm bán hàng chuyên nghiệp cho khách hàng.
- Đồng bộ tin nhắn và bình luận từ Facebook, Instagram, Zalo OA, Shopee,....và quản lý tập trung tại một nơi duy nhất, dễ dàng tìm kiếm/ truy xuất lại trò chuyện khi cần.
- AI gợi ý địa chỉ chính xác tới 90%, hỗ trợ chủ shop tạo đơn hàng nhanh chóng, ngay cả khi đang chat với khách hàng.
- Cập nhật thông tin đơn hàng ngay lập tức dựa trên cuộc trò chuyện với khách, đảm bảo đơn hàng chính xác về số lượng, sản phẩm và giá cả.
- Gửi tin nhắn nhắc nhở, khuyến mãi, phản hồi đánh giá cho khách hàng, tăng tỷ lệ đánh giá tốt.
Nhà bán hàng có thể đăng ký dùng thử HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ phần mềm để trải nghiệm các tính năng mà Sapo mang tới.
Bạn chưa biết cách tạo chatbot Zalo? Đừng lo, Sapo sẽ hướng dẫn bạn ngay dưới đây!
3. Cách tạo chatbot Zalo nhanh chóng, đơn giản với Sapo
Trước khi bắt đầu kết nối, chủ shop hãy đảm bảo các điều kiện sau:
- Sử dụng tài khoản Sapo chủ cửa hàng để kết nối lần đầu tiên.
- Đã có tài khoản Zalo OA nếu muốn kết nối Zalo OA.
Nếu bạn chưa có tài khoản Zalo OA, vui lòng xem cách tạo Zalo Official Account để tạo tài khoản.
Bước 1: Truy cập tính năng chat đa kênh trong phần mềm Sapo
Từ menu bên trái trang quản trị, chọn mục Chat OmniAI

Nhấn vào Kết nối để bắt đầu quá trình kết nối Zalo hoặc Zalo OA.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản Zalo
Sử dụng điện thoại có ứng dụng Zalo, quét mã QR hiển thị trên màn hình Sapo để đăng nhập.

Trên ứng dụng Zalo điện thoại, nhấn Xác nhận đăng nhập để hoàn tất việc đăng nhập.
Bước 3: Kích hoạt Zalo
Sau khi đăng nhập, hệ thống sẽ hiển thị mục Trang chưa kích hoạt.
Chọn tài khoản Zalo mà bạn muốn kích hoạt, sau đó nhấn Kích hoạt.
Bước 4: Truy cập Zalo OA đã kích hoạt
Sau khi kích hoạt, tài khoản Zalo sẽ được chuyển vào mục Trang đã kích hoạt.
Chọn tài khoản Zalo mà bạn muốn quản lý và nhấn Truy cập để hoàn tất kết nối.

Bài viết đã chỉ ra cách tạo Zalo Chatbot chuyên nghiệp, hiệu quả cho doanh nghiệp và nhà bán hàng. Với sự đầu tư đúng đắn, Zalo Chatbot sẽ trở thành công cụ mạnh mẽ giúp bạn tăng trưởng kinh doanh và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Bạn đã sẵn sàng để tạo một chatbot cho doanh nghiệp của mình chưa? Hãy bắt đầu ngay hôm nay nhé!