Việc mua sắm quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến vậy nên cả người mua hàng và bán hàng online đều cần nền tảng thanh toán online trung gian đáp ứng được nhu cầu này, cái tên quen thuộc nhất chính là Paypal. Vậy Paypal là gì? Paypal có lợi ích gì trong thanh toán? Tích hợp Paypal trên website bán hàng như nào? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website Sapo Web ngay nào!
1. Paypal là gì?
Paypal là gì? Paypal là một cổng thanh toán điện tử, người dùng có thể sử dụng Paypal để giao dịch nội địa hoặc quốc tế. Paypal phù hợp với những khách hàng thường xuyên mua sắm trên website nước ngoài hoặc dành cho chủ shop có nhu cầu mở rộng thị trường ra quốc tế.
Paypal cũng sử dụng tương tự như internet banking. Khách hàng có thể chuyển tiền vào, rút tiền hoặc chuyển tiền cho các tài khoản Paypal khác. Trong trường hợp khách hàng muốn chuyển tiền từ Paypal đến tài khoản ngân hàng, thời gian giao dịch sẽ lâu hơn, trung bình là khoảng 10 - 30 ngày. Nếu tài khoản Paypal mà bạn chuyển tiền vào có dấu hiệu lừa đảo bạn cũng có thể rút tiền về và đây chính là ưu điểm nổi bật nhất giúp nhiều người tin tưởng và lựa chọn Paypal.
2. Lợi ích của việc tích hợp Paypal trong thanh toán
Paypal mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích không chỉ trong đời sống mà còn ở trải nghiệm thanh toán hiện đại. Và đây là những lợi ích không thể bỏ qua khi nhắc đến Paypal.
2.1 Thanh toán nhanh chóng
Paypal tích hợp tính năng thanh toán một lần chạm. Khách hàng chỉ cần kích hoạt tính năng One Touch là tất cả những lần thanh toán tiếp theo bạn sẽ không cần mất thời gian đăng nhập hoặc điền thông tin như các phương thức thanh toán khác nữa.
2.2 Bảo mật thông tin khách hàng
Paypal rất ưu tiên quyền riêng tư của khách hàng, vậy nên Paypal sẽ liên tục theo dõi, giám sát và phân tích tất cả các giao dịch đang diễn ra trên Paypal để đảm bảo không gặp các vấn đề về gian lận.
Ngoài ra, khi sử dụng Paypal khách hàng cũng không cần phải dùng thẻ tín dụng vậy nên tất cả những giao dịch mua bán trên website đều an toàn, tránh được sự tấn công của những kẻ gian.
2.3 Paypal rất phổ biến
Hầu hết khách hàng hiện nay đều đã sử dụng Paypal để thanh toán và đó là lý do rất nhiều chủ cửa hàng, chủ shop đã thêm Paypal vào danh sách phương thức thanh toán của mình để đáp ứng được nhu cầu của đại đa số khách hàng hiện nay. Vậy nên nếu bạn đang kinh doanh trên website online thì việc tích hợp Paypal là điều vô cùng cần thiết.
2.4 Tính năng Chargeback (yêu cầu bồi hoàn)
Với tính năng Chargeback, Paypal giúp các khách hàng có thể đòi lại tiền khi gửi tiền đến các tài khoản khác trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá không như mô tả, chất lượng kém
- Không nhận được hàng
- Khách hàng không phát sinh giao dịch có thể là nạn nhân của việc trộm cắp thông tin hoặc thẻ tín dụng.
2.5 Miễn phí hoàn toàn
Sử dụng Paypal bạn có thể chuyển tiền đến nhiều tài khoản khác mà không mất phí. Paypal cũng không thu phí thường niên, phí ẩn vậy nên tất cả những khoản thanh toán hoá đơn trên các website bán hàng cũng không bị tính phí. Khi mở tài khoản Paypal bạn sẽ bị trừ ~1.95$ trong tài khoản, nhưng khi bạn đã xác minh danh tính thẻ của mình thì số tiền này sẽ lập tức được trả lại thẻ của bạn.
Xem thêm: VTC Pay là gì? Tích hợp thanh toán VTC Pay trên Sapo Web
3. Cách tích hợp Paypal trên Sapo Web
Paypal cũng đã được Sapo Web đưa vào trang quản trị để các chủ shop có thể lựa chọn và thêm vào kênh bán hàng của mình. Để tích hợp được Paypal, bạn cần làm các bước sau:
3.1 Đăng ký website tích hợp Paypal
Bước 1: Đăng ký tài khoản Paypal tại đây
Bước 2: Sau khi đã có tài khoản Paypal cần sử dụng thẻ visa để rút tiền từ Paypal về Việt Nam và cần nâng cấp Paypal lên tài khoản Paypal Business.
Bước 3: Tổng hợp các thông tin quan trọng như: API Username, API Password, API Signature, để tích hợp tài khoản PayPal.
3.2 Tích hợp Paypal trên Sapo Web
Sau khi đã đã có tài khoản Paypal Business, bắt đầu tích hợp Paypal cho website như sau:
Bước 1: Vào trang quản trị → chọn “cấu hình” → chọn “phương thức thanh toán”
Bước 2: Chọn “Paypal” → chọn “thiết lập”
Bước 3: Điền tất cả các thông tin cần thiết: API Username, API Password, API Signature, email, tỉ giá.
Bước 4: Chọn “lưu” và hoàn thành quá trình tích hợp Paypal cho website.
4. Cách thanh toán bằng Paypal
Sau khi đã tích hợp xong Paypal cho website, bạn có thể đặt thử hàng trên website để nắm được các bước mà khách hàng sẽ phải thực hiện khi thanh toán bằng Paypal. Sau đây là cách thanh toán bằng Paypal trên website của Sapo Web hiện nay.
Bước 1: Truy cập website → Chọn sản phẩm → Thêm vào giỏ hàng.
Bước 2: Chọn “thanh toán ngay” → điền thông tin người nhận.
Bước 3: Tại mục “Thanh toán” → chọn “thanh toán qua Paypal”
Bước 4: Chọn “đặt hàng” → hệ thống chuyển sang trang thanh toán của Paypal.
Bước 5: Khách hàng xác nhận thông tin đơn hàng → Thanh toán đơn hàng.
Bước 6: Thanh toán thành công → đơn hàng trên trang quản trị sẽ báo “đã thanh toán”
Trên đây là tất cả thông tin giải đáp thắc mắc Paypal là gì, những lợi ích khi sử dụng Paypal để giao dịch và cách tích hợp Paypal cho các website của Sapo Web. Hy vọng với bài viết này các chủ cửa hàng đã có thêm cho mình thông tin để hỗ trợ quá trình buôn bán trên kênh website đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn chưa sử dụng website của Sapo Web và muốn thử tính năng này hãy đăng ký dùng thử miễn phí ngay hôm nay. Bạn sẽ có 7 ngày dùng thử miễn phí và trải nghiệm tất cả tính năng bán hàng tuyệt vời, trong đó có cả hình thức thanh toán bằng Paypal. Chúc các bạn thành công!