Mỗi gia đình Việt Nam thường có 2 - 3 chiếc xe máy, nhu cầu sửa chữa - bảo dưỡng phụ tùng xe máy rất cao. Nên kinh doanh phụ tùng xe máy tưởng chừng khó mà lại dễ hơn bạn suy nghĩ rất nhiều. Khởi nghiệp với ý tưởng mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy có lẽ là một ý tưởng tuyệt vời nhất là với các bạn nam. Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy? Sapo sẽ tiết lộ 7 bí kíp để bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy.
Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website Sapo Web ngay nào!
Kinh doanh phụ tùng xe máy không khó như bạn nghĩ
Bước 1. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Việc đầu tiên bạn muốn tiến vào thị trường kinh doanh đều phải xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Họ sẽ là ai? Là nhóm nhân viên văn phòng, những người lao động hay những người thích chơi các dòng xe cổ, xe phân khối lớn,… Với những khách hàng là những người chơi xe cổ, xe phân khối lớn, dân phượt thì bạn cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, các dòng xe và phụ tùng của chúng một cách chi tiết. Bởi các dòng xe đặc trưng này phụ tùng thường có giá rất cao và khó kiếm nên cần phải suy nghĩ kĩ trước khi làm. Ngoài ra, những đối tượng sở hữu các dòng xe này thường đòi hỏi cao về chất lượng và nguồn gốc của phụ tùng nên cần kiếm nguồn hàng chuẩn và uy tín.
Còn đối với khách hàng công sở, văn phòng thì họ chuộng xe gì, xe ga hay xe số? Khách hàng trong khu vực của bạn thường xuyên đi hãng nào, dòng nào thì nên cân đối phụ tùng của hãng đó nhiều hơn những dòng khác. Nên chọn khu vực đông dân cư, sầm uất để kinh doanh. Nếu như ở khu vực của bạn sinh sống có quá ít nhóm khách hàng mục tiêu thì bạn rất nên chọn một địa điểm khác – nơi có nhiều khách hàng tiềm năng hơn để kinh doanh. Đây sẽ là kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy rất hữu ích giúp bạn xác định hướng đi, cách hoạt động của cửa hàng trong tương lai.
Nếu muốn mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy, bạn cần chuẩn bị chi phí: tiền mặt, tiền vay ngân hàng hoặc hỏi vay mượn người thân, bạn bè. Bạn cần tham khảo ý kiến người thân, những anh chị có kinh nghiệm làm nghề này để quyết định mức vốn đầu tư. Vốn nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và những số lượng, chất lượng phụ tùng của bạn. Trước khi mở cửa hàng, bạn cần lập 1 bảng dự toán chi phí về tiền thuê địa điểm (nếu có), chi phí nhập hàng và các chi phí khác để rõ ràng hơn mọi thứ.
Bước 2. Tìm nguồn hàng để kinh doanh phụ tùng xe máy
Sau khi xác định được đối tượng kinh doanh, mặt hàng kinh doanh thì bạn cần phải tìm được nhà cung cấp kinh doanh. Nếu không tìm được hoặc tìm được nhà cung cấp đắt đỏ, kém uy tín thì coi như hỏng. Tốt nhất là tìm những nơi đáng tin cậy, có giá cả cạnh tranh tốt. Đối với những loại xe máy thông dụng như Honda, Yamaha… thì bạn có thể nhập phụ tùng chính hãng từ các nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đều được. Những phụ tùng này rất dễ tìm nên không có quá nhiều khó khăn. Mấu chốt là tìm được cơ sở uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp. Nên tìm nhiều địa chỉ để có sự so sánh giá cả, chất lượng của sản phẩm Riêng đối với mặt hàng hiếm như phụ tùng dòng xe cổ, xe phân khối lớn thì phải biết “săn hàng” và có các mối quan hệ rộng để tìm kiếm.
Kinh doanh phụ kiện xe máy không khó như bạn tưởng
Bước 3. Nhập hàng để mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh thì không nên nhập hàng ồ ạt trong thời gian đầu. Nên xem loại nào thị trường tiêu thụ mạnh nhất thì chọn lựa. Ngoài ra, bạn cần nhập hàng theo số vốn mình đang có. Về sau, khi cửa hàng bạn đã hoạt động tốt thì có thể nhập phụ tùng theo số lượng tiêu thụ ước tính của những tháng trước. Tránh tình trạng nhập quá nhiều khiến tồn kho, ế ẩm gây thâm hụt vốn kinh doanh.
Một lưu ý cần thiết nữa là bạn hãy tìm thêm những nguồn hàng thay thế trong trường hợp nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn nên liên kết với một vài cửa hàng bán lẻ khác để thúc đẩy lượng tiêu thụ hàng hóa cho cửa hàng của mình. Như thế việc kinh doanh của bạn sẽ đảm bảo một cách suôn sẻ và thuận lợi. Vì thế, trước khi khai trương hãy chuẩn bị hàng hóa hấp dẫn, chất lượng trước nhé!
Cuối cùng, việc bạn cần làm chính là lập danh sách thống kê nhập hàng, xuất hàng và lưu giữ mọi thông tin về nhà cung cấp, khách hàng. Việc này sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ được với cả 2 bên. Nhà cung cấp thì không cần bàn nhiều, riêng khách hàng thì bạn nên tương tác nhiều với họ bằng cách xin thông tin liên lạc và trao name card cho họ. Khi nào xe của khách có sự cố, khách sẽ nhớ đến cửa hàng bạn đầu tiên. Ngoài ra, khi có thông tin khách hàng rồi thì các chương trình bảo hành, ưu đãi sẽ dễ được triển khai hơn.
Bước 4. Chính sách bảo hành của cửa hàng
Khi kinh doanh cửa hàng phụ tùng xe, bạn phải đảm bảo được tính trách nhiệm cho khách hàng đối với sản phẩm của mình. Do đặc thù xe máy có rủi ro cho người sử dụng nên khi nhập hàng từ cơ sở sản xuất bạn cũng cần phải yêu cầu tính trách nhiệm của cơ sở sản xuất đó với cửa hàng kinh doanh của bạn. Luôn cam kết có chính sách bảo hành với khách hàng để họ cảm thấy tin tưởng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu không có chính sách bảo hành, chắc chắn khách hàng sẽ không dám mua liều đối với dòng sản phẩm này đâu.
Bước 5. Chiến lược quảng cáo cho cửa hàng phụ tùng xe máy
Đối với 1 cửa hàng nhỏ thì bạn cần biển hiệu bắt mắt, rõ ràng và không được trùng với bất cứ cửa hàng nào trong khu vực. Nên làm thương hiệu riêng cho bản thân vừa tạo sự độc đáo lại khiến khách hàng không bị nhầm lẫn với những cơ sở khác. Khi mới khai trương, bạn có thể quảng cáo cửa hàng mình bằng cách phát tờ rơi nơi đông người qua lại, đặc biệt là các phương tiện xe máy.
Một cách khác cũng rất hữu hiệu là bạn tự quảng cáo PR cửa hàng trên Facebook cá nhân hoặc Zalo của mình và nhờ người thân, bạn bè chia sẻ, giới thiệu khách hàng. Còn đối với một cửa hàng quy mô hơn, ngoài những biển hiệu, tờ rơi thì bạn có thể xây dựng fanpage về tên thương hiệu phụ tùng xe máy của mình và website. Như vậy, bạn không chỉ quảng bá được với những người quen mà kể cả những người lạ cách bạn 10 – 20km cũng sẽ biết tới. Nếu bạn có sản phẩm độc đáo mà những cơ sở khác không có, dù cửa hàng bạn có xa tới đâu thì khách hàng vẫn có thể đặt hàng và nhận hàng qua bưu điện.
Đối với fanpage và website, nếu bạn có điều kiện thì có thể chạy quảng cáo để tiếp cận và bán hàng trên toàn quốc. Ngoài ra, để tăng thêm sức hút cho cửa hàng, bạn có thể cung cấp dịch vụ bảo dưỡng hay rửa xe miễn phí trong một vài tuần đầu mới khai trương. Khi đã hoạt động theo quỹ đạo muốn có, các chương trình ưu đãi khách hàng, tri ân khách hàng là không thể thiếu.
Bước 6. Phương pháp quản lý cửa hàng
Khi cửa hàng đã hoạt động thuận lợi, bạn có một kho hàng đa dạng cùng với số lượng đơn hàng tăng cao mỗi ngày. Bạn rất khó kiểm soát chỉ với đầu óc hoặc sổ sách. Bởi việc này dễ khiến bạn bị thất thoát doanh thu và rủi ro tồn hàng cao. Để kiểm soát được các vấn đề này, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng để quản lý được toàn bộ các vấn đề: Nhập hàng, xuất hàng, đơn hàng mới, hàng hoàn, hàng lỗi hỏng, hàng tồn kho, hàng sắp hết cần nhập thêm, lương nhân viên, doanh số/tháng/quý/năm… Tất cả đều sẽ được kiểm soát rõ ràng với phần mềm quản lý trên máy tính.
Phần mềm quản lý là phương tiện hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê kế toán kho, quản lý kho… cũng như giảm thiểu mọi rủi ro trong kinh doanh. Muốn không phải toét mắt đối chiếu file excel, bạn có thể dùng thử miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy nhé. >> Chi tiết hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy Phụ tùng xe máy là ngành hàng kinh doanh có nhiều lợi thế cạnh tranh. Với bài viết kinh doanh phụ tùng xe máy không khó như bạn tưởng, Sapo hi vọng các bạn đã có thể nhiều kinh nghiệm mới mẻ. Chúc các shop buôn may bán đắt nha.