Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ngày càng trở thành hình thức phổ biến trong thị trường hiện nay. Trong đó, nhượng quyền bánh mì là một trong những ý tưởng kinh doanh đầu tư ít vốn nhưng thu lợi nhanh. Bạn có thể tham khảo các thương hiệu bánh mì nhượng quyền và một số kinh nghiệm kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mô hình nhượng quyền bánh mì là gì?
Nhượng quyền bánh mì là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó sử dụng thương hiệu, sản phẩm đã có để kinh doanh trong một thời gian nhất định với những ràng buộc tài chính hoặc các điều khoản cụ thể của thương hiệu đó.
Giữa thương hiệu bánh mì sẽ có một số ràng buộc với nhau bởi một số điều kiện và phương thức kinh doanh để đảm bảo cả hai bên cùng có lợi. Thương hiệu càng nổi tiếng, cơ sở kinh doanh bánh mì nhượng quyền cũng đắt hàng hơn.
2. Có nên kinh doanh nhượng quyền bánh mì không?
Bánh mì từ lâu đã là món ăn dân dã xuất hiện trong các bữa sáng tại Việt Nam. Bánh mì Việt Nam cũng là sản phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới, biểu tượng của nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Từ “bánh mì” đã được thêm vào từ điển Oxford, nằm trong top những loại sandwich tuyệt vời nhất thế giới. Không chỉ có thế, tạp chí National Geographic còn từng ca ngợi Bánh Mì Việt Nam là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất…
Đặc biệt, vào năm 2018, bánh mì Hội An được CNN công nhận là “Vua của các món sandwich trên thế giới” và mới đây nhất, ngày 24/3/2020 bánh mì Việt tiếp tục được vinh danh khi nằm trên giao diện trang chủ Google tại hơn 10 quốc gia.
Trên thị trường cũng có rất nhiều thương hiệu bánh mì phát triển hình thức kinh doanh nhượng quyền. Nhu cầu thị trường lớn đã mở ra cơ hội kinh doanh bánh mì nhượng quyền cho nhiều nhà đầu tư với nhiều lợi thế:
2.1. Giảm rủi ro khi khởi nghiệp
Nếu trực tiếp mở tiệm bánh mì hoặc kinh doanh xe đẩy bánh mì thì chắc chắn thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn: về vốn, về kinh nghiệm kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về chất lượng đồ ăn phải đảm bảo ổn định… Nếu không chuẩn bị đầy đủ thì rất dễ rơi vào tình trạng nghỉ bán sau 3- 6 tháng.
Tuy nhiên, nếu anh/chị kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thì số vốn đầu tư sẽ ít hơn. Thương hiệu mẹ đã có tên tuổi và tệp khách hàng ổn định nên cửa hàng nhượng quyền của bạn sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.
Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ chia sẻ cho anh/chị công thức chế biến, đảm bảo hương vị bánh ngon và đồng đều, giảm thiểu tối đa rủi ro kinh doanh.
2.2. Chi phí đầu tư linh hoạt, sinh lời nhanh
Kinh doanh nhượng quyền bán bánh mì bạn có thể đầu tư mức chi phí linh hoạt, phù hợp với khả năng tài chính.
Thương hiệu nhượng quyền đã có tiếng và lượng khách hàng sẵn nên việc kinh doanh tại cửa hàng nhượng quyền của anh/chị cũng đễ dàng hơn. Khả năng sinh lời cao, nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi sau 6 tháng kinh doanh.
2.3. Được hỗ trợ marketing
Khi kinh doanh mô hình nhượng quyền, anh/chị sẽ được tư vấn, hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo tiếp thị. Thứ nhất, để đồng bộ với cả chuỗi. Thứ hai, để tăng doanh thu cho cửa hàng bánh mì. Ngoài ra, bạn cũng không phải lo lắng về các vấn đề như lắp đặt thi công, trang trí quán.
3. Quy trình nhượng quyền bánh mì cơ bản
Khi hợp tác kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, nhà đầu từ vấn lưu ý một số bước sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin về thương hiệu
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần tìm hiểu một số thông tin về thương hiệu nhượng quyền thông qua website hoặc fanpage của thương hiệu. Bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến quyền lợi, chi phí nhượng quyền, điều khoản và % chiết khấu.
- Tư vấn chi tiết
Sau khi thương hiệu chủ động liên lạc và trao đổi, họ sẽ cung cấp đầy đủ cấp và đầy đủ các thông tin chi tiết về sản phẩm, chi phí đầu tư, điều kiện hợp tác. Bạn sẽ được tham quan quy trình sản xuất, chế biến nhân và vỏ bánh. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng sẽ tư vấn và đề xuất những chiến lược marketing nhằm gia tăng doanh thu của cửa hàng.
- Ký hợp đồng
Sau khi trao đổi với thương hiệu, nếu bạn có mong muốn hợp tác thì hai bên sẽ thống nhất các điều khoản để hoàn tất hợp đồng. Một số thương hiệu sẽ yêu cầu bạn đóng 100% tiền sở hữu thương hiệu nhưng nếu chưa đủ điều kiện các bạn cũng có thể đóng trước 50%. Và thu dần theo doanh thu hàng tháng của cơ sở bánh mỳ nợ phí nhượng quyền.
- Triển khai
Chủ thương hiệu sẽ tiến hành chuyển giao trang thiết bị và nghiệp vụ bán hàng. Đồng thời hỗ trợ vận hành và ổn định kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ lựa chọn điểm bán, tiến hành khai trương điểm bán và bắt đầu kinh doanh.
4. Những thương hiệu nhượng quyền bánh mì lợi nhuận cao
4.1. Nhượng quyền bánh mì Dân Tổ
Mang theo ước mơ lớn “Tất cả người Việt Nam đều được trải nghiệm dịch vụ ẩm thực với giá vỉa hè nhưng chất lượng nhà hàng”, bánh mì Dân Tổ đã xây dựng thành công chuỗi cửa hàng bánh mì của riêng mình với thực đơn đa dạng, giá cả hợp lý chỉ từ 15.000 - 25.000 đồng/cái.
Chi phí nhượng quyền kinh doanh bánh mì Dân Tổ: giá cả tùy thuộc vào vùng miền mà nhà đầu tư đang sinh sống hoặc mong muốn được kinh doanh. Phí nhượng quyền tháng tính theo % tổng doanh thu hàng tháng.
Lợi ích khi lựa chọn hợp tác cùng bánh mì Dân Tổ
- Giá nhượng quyền rẻ, phù hợp với mọi đối tượng khởi nghiệp
- Lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh
- Đối tượng khách hàng đa dạng ở nhiều độ tuổi
- Nguồn hàng sẵn và không thay đổi về giá cả nhiều
- Setup cửa hàng nhanh, gọn, rẻ
- Được chuyển giao toàn bộ công thức bí truyền tạo ra các món ngon
- Được đào tạo và chuyển giao toàn bộ quy trình quản lý, training
- Được hỗ trợ marketing từ đội ngũ trẻ năng động
4.2. Nhượng quyền Bánh mì 362
Bánh mì 362 là thương hiệu lâu đời được ra mắt từ những năm 1980. Hiện tại, thương hiệu bánh mì này đã xây dựng được 10 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và 2 cửa hàng tại Hàn Quốc. Với mục tiêu hướng đến là tạo ra những chiếc bánh ngon nhất bằng cách sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, nắm bứt hương vị truyền thông với tiêu chuẩn an toàn thực phần cao.
Vì sao nên lựa chọn bánh mì 362 để nhượng quyền?
- Miễn phí chi phí nhượng quyền trong suốt thời gian hợp tác
- Tư vấn chuyên sâu về kế hoạch kinh doanh, thực đơn, các vấn đề tài chính, dòng tiền
- Tư vấn về vị trí, thiết kế cửa hàng, mô hình hợp tác tối ưu diện tích kinh doanh
- Quản trị kho hàng chuyên nghiệp luôn có đủ nguyên vật liệu đáp ứng kế hoạch kinh doanh.
- Cho phép tham quan trải nghiệm thực tế ở các cửa hàng trong hệ thống Bánh mì 362
4.3. Nhượng quyền bánh mì Má Hải
Ra đời từ năm 2013 với tiền thân là một chiếc xe bánh mì lề đường cho tới khi mở rộng hệ thống, bánh mì Má Hải đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và thu hút khách hàng tiềm năng. Hiện tại, thương hiệu này đã có một hệ thống hơn 600 xe nhượng quyền trải dài từ Bắc vào Nam.
Lợi ích khi hợp tác cùng bánh mì Má Hải
- Không tốn thời gian phát triển thương hiệu
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt
- Thời gian hoàn thiện kiosk chỉ từ 7-12 ngày. Thời gian hoàn vốn từ 1-2 tháng tùy thuộc vào chi phí và tình hình kinh doanh.
- Được chuyển nhượng máy móc và công thức chế biến sản phẩm
- Được nhập nguyên liệu với giá gốc từ nhà máy sản xuất chả cá của Má Hải
- Hỗ trợ marketing, tư vấn hướng dẫn cũng như cung cáp các gói hỗ trợ tuyển dụng nhân viên, truyền thông quảng cáo,...
- Không cần chia lợi nhuận như các thương hiệu khác
Chi phí gói nhượng quyền bánh mì Má Hải
Để nhượng quyền thương hiệu này, bạn sẽ phải bỏ ra một mức chi phí chỉ từ 7,5 triệu đồng. Trong đó bao gồm:
- Phí nhượng quyền thương hiệu trong vòng 2 năm
- Trang thiết bị và công cụ dụng cụ xe như bánh mì, bếp gas, máy ép chả,..
- Bộ nhận diện thương hiệu và hỗ trợ nhượng quyền
4.4. Nhượng quyền bánh mì que BMQ
Công ty cổ phần thực phẩm BMQ được thành lập từ năm 2009, là công ty hàng đầy sản xuất và phân phối bánh mì que Pháp mang hương vị truyền thống Việt Nam. Bánh mì que BMQ đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối gồm hơn 200 điểm bán lẻ, siêu thị và đại lý trên toàn quốc.
Lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu BMQ
- Lợi nhuận cao lên đến 44%
- Sản phẩm chất lượng với nguyên liệu chế biến tươi ngon, sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm
- Hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy doanh số và chia sẻ kỹ năng quản lý, bán hàng
Chi phí nhượng quyền
- Chi phí nhượng quyền: từ 6 - 10 triệu đồng
- Điều kiện về mặt bằng: cách các điểm bán hiện của có BMQ tối thiểu 1km và ưu tiên gần khu dân cư, khu văn phòng, trường học,...
4.5 Nhượng quyền bánh mì Tuấn Mập
Ra đời và phát triển từ năm 2000, sau đó trở thành chuỗi nhà hàng Ẩm Thực Tuấn Mập và các cửa hàng chuyên bán lẻ bánh mỳ nóng chả bỏ, chà thịt cùng thức ăn nhanh do công ty TNHH sản xuất thương mại - dịch vụ Phạm Trường phát triển và quản lý.
Quyền lợi khi nhượng quyền bánh mì Tuấn Mập
- Tư vấn chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
- Chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu cho bạn bằng một hợp đồng nhượng quyền đi kèm với thiết kế bảng hiệu, cửa hàng theo tiêu chuẩn chung.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn, mẫu biểu quản lý
- Thay bạn thực hiện các chiến dịch tiếp thị cho chuỗi cửa hàng (bao gồm cửa hàng của bạn)
- Hỗ trợ, hướng dẫn thiết kế poster, đồng phục, bao bì, nhãn mác hàng hóa của chuỗi cửa hàng bánh mì Tuấn Mập với chi phí tiết kiệm
Chi phí nhượng quyền
Chi phí nhượng quyền: 350 - 400 triệu đồng
Nhượng quyền bánh mì đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư khi muốn mở rộng thị trường sản phẩm. Một số thương hiệu nhượng quyền bánh mì nổi tiếng cùng với những kinh nghiệm được Sapo chia sẻ trong bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được thương hiệu bánh mì nhượng quyền ưng ý nhất.