CEO được coi là một vị trí quan trọng mà mọi doanh nghiệp Việt Nam đều cần phải có. Vậy CEO là nghề gi và CEO viết tắt của từ gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. CEO là gì?
Là một thuật ngữ quen thuộc trong C-level, CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, nghĩa là người điều hành cấp cao nhất trong một công ty, có trách nhiệm chính bao gồm việc đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, quản lý các hoạt động và nguồn lực tổng thể của một công ty. CEO đóng vai trò là đầu mối giao tiếp chính giữa ban hội đồng quản trị và các hoạt động trong công ty, không những vậy, CEO còn được coi là bộ mặt đại cho toàn công ty. CEO được bầu ra bởi hội đồng quản trị và các cổ đông trong công ty.
Ngoài ra, trong một số tổ chức và doanh nghiệp có quy mô lớn, CEO nằm dưới quyền quản lý của Hội đồng quản trị, tuy nhiên, ở một vài công ty khác, CEO cũng đóng vai trò là chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Vai trò và trách nhiệm của CEO
Vai trò của CEO thay đổi từ công ty này sang công ty khác tùy thuộc vào quy mô, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp. Trong các tập đoàn lớn, các CEO thường chỉ giải quyết các quyết định chiến lược cấp cao và những quyết định định hướng cho sự phát triển chung của công ty. Ở các công ty nhỏ hơn, các CEO thường làm việc nhiều hơn và tham gia vào các chức năng hàng ngày. CEO sẽ thiết lập tầm nhìn chiến lược và văn hóa cho công ty của họ.
Vì thường xuyên xuất hiện trước công chúng, đôi khi các CEO của một số tập đoàn lớn trở nên nổi tiếng như Mark Zuckerberg, CEO của Facebook (FB) hay Steve Jobs, người sáng lập kiêm CEO của Apple , đã trở thành một biểu tượng toàn cầu đến nỗi sau khi ông qua đời vào năm 2011, một loạt phim tài liệu về ông được ra mắt.
CEO là người báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị (HĐQT) là một nhóm các cá nhân được bầu ra để đại diện cho các cổ đông của công ty.
Ngoài đóng góp chung vào sự thành công của công ty, CEO có trách nhiệm lãnh đạo việc phát triển và thực hiện các chiến lược dài hạn, với mục tiêu gia tăng giá trị cho cổ đông.
Không có danh sách tiêu chuẩn hóa về các vai trò và trách nhiệm của một giám đốc điều hành. Các nhiệm vụ, trách nhiệm và mô tả công việc điển hình của một Giám đốc điều hành bao gồm:
Giao tiếp, thay mặt cho công ty, với các cổ đông, các tổ chức chính phủ và công chúng
Dẫn dắt việc phát triển chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty
Thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Đánh giá công việc của các lãnh đạo điều hành khác trong công ty, bao gồm giám đốc, phó chủ tịch và chủ tịch
Duy trì nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành, v.v.
Đảm bảo rằng công ty duy trì trách nhiệm xã hội cao ở bất cứ nơi nào công ty kinh doanh
Đánh giá rủi ro đối với công ty và đảm bảo chúng được giám sát và giảm thiểu
Đặt mục tiêu chiến lược và đảm bảo chúng có thể đo lường và mô tả được
Xem thêm: Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
3. Các tổ chất để trở thành CEO
Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thức tế được trau dồi thông qua quá trí học tập và làm việc, để trở thành một CEO tài ba, bạn cần có những tố chất sau:
Khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích
Một người CEO giỏi thường là những người có con mắt quan sát tinh tường, qua các thông tin thu được, họ sẽ tổng hợp và phân tích thông tin một cách lý trí. Với tố chất này, CEO có thể đánh giá nhân sự, xây dựng các chiến lược ngắn và dài hạn cho công ty.
Sự bản lĩnh và quyết đoán
Là một người đứng đầu, CEO có rất nhiều vấn đề lớn, quan trọng cần phải giải quyết và phải đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng. Họ không thể chần chừ và do dự, những lúc như vậy, sự quyết đoán sẽ giúp CEO vượt qua những vấn đề khó khăn.
Sự thông minh nhạy bén
Để đưa công ty tới đỉnh thành công, những người đứng đầu công ty cần có sự nhạy bén để chèo lái con thuyền đi qua những sóng gió của thị trường. Ngoài ra, họ cũng cần kịp thời nhận ra những cơ hội cũng như rủi ro tiềm ẩn để cùng công ty viết nên những thành công lớn hơn.
Chỉ số cảm xúc EQ cao
Một người CEO giỏi không chỉ có sự thông minh, sáng suốt mà còn cần sự nhạy bén để thúc đẩy nhân sự trong công ty làm việc nhiệt huyết và bứt phá hơn. Do đó, một người Giám đốc điều hành cần có sợi dây liên kết chặt chẽ với nhân sự và truyền động lực, cảm hứng cho họ.
4. Tổng kết
Qua bài viết trên, Sapo tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “CEO là gì?” và cần có những yếu tố nào để trở thành Giám đốc điều hành tài ba. Hy vọng rằng, với những thông tin mà Sapo chia sẻ, sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.