Cách xác định khách hàng tiềm năng trong kinh doanh bán lẻ

Một trong những chiến lược kinh doanh phổ biến nhất của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ là tăng doanh thu và tạo khách hàng tiềm năng. Đây là một chiến lược cực kỳ quan trọng bởi nó cân bằng những nỗ lực dài hạn để chuyển những khách hàng tiềm năng sang khách hàng tiêu dùng thường xuyên.

Khi xác định được khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp phải ưu tiên hàng đầu bộ phận này và cần tập trung tất cả sự quan tâm đặc biệt để duy trì sức mua và từ đó cố gắng để xây dựng một hệ thống khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Blog Sapo sẽ giới thiệu đến bạn những cách thức để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho bạn.

1. Tần suất mua hàng của khách hàng như thế nào?

Tần suất mua hàng là một thông tin cơ bản mà bạn có thể nắm bắt được. Trong những khách hàng mua sắm hàng ngày, có những người chỉ đến cửa hàng bạn một lần, có những người cảm thấy chất lượng và dịch vụ tốt thì có thể trở lại lần thứ hai, thứ 3. Tuy nhiên, không phải khách hàng cứ thường xuyên mua hàng thì đó sẽ là những khách hàng trung thành của bạn, có những người chỉ hay mua hàng chỉ vì một lý do đơn giản nào đó thôi và họ sẵn sàng chuyển sang một cửa hàng khác ngay khi có điều kiện thuận lợi hơn.

Do vậy, hoạt động mua sắm của họ chỉ cho thấy rằng bạn sẽ dễ dàng duy trì sức mua và nhóm khách hàng này có thể được liệt kê vào nhóm khách hàng tiềm năng.

2. Khách hàng nào có lượng chi tiêu cao nhất là tiềm năng nhất?

So sánh lượng chi tiêu bình quân của một khách hàng với những người khác chính là mấu chốt để đánh giá xem ai chi tiêu cao nhất chính là điểm mấu chốt để xác định khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Và một sự thật rõ ràng đó là, ai chi tiêu cao nhất sẽ là tiềm năng nhất.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đơn hàng vượt quá ngưỡng khiến cho nhà bán lẻ cảm thấy thắc mắc và muốn biết về điều đó ngay lập tức, những lúc này, một hệ thống quản lý bán lẻ có khả năng cung cấp và phân tích dữ liệu thực tế luôn là một lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp của bạn.

3. Xác định giá trị mua sắm qua thời gian

Một điều rất quan trọng là có thể kiếm được nhiều đơn hàng có giá trị lớn đến từ những khách hàng có khả năng chi tiêu cao. Tuy nhiên, cần phải xem người đó có phải là khách hàng tiềm năng không để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Vậy phải làm thế nào? Một gợi ý nhỏ đó là cần theo dõi trong quá trình lâu dài xem khách hàng đó đã chi tiêu như thế nào và bao nhiêu trong suốt quá trình mua sắm tại doanh nghiệp của bạn. Nếu một số tiền lớn của họ đã chi tiêu vào hầu hết các dịch vụ và sản phẩm của công ty bạn trong một thời gian dài thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là khách hàng tiềm năng mà bạn đang tìm kiếm.

persional marketing

4. Khách hàng có phải là người nhạy cảm với sự thay đổi về giá cả trong kinh doanh bán lẻ?

Một mẹo rất hữu dụng để biết được ai là những khách hàng chuyên đi săn hàng giá rẻ chính là quan sát sự phản ứng với giá cả của khách hàng.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp nhìn vào sự nhạy cảm với giá cả của khách hàng mà cho rằng đó không phải là khách hàng tiềm năng của mình và loại họ khỏi danh sách. Điều này hoàn toàn không cần thiết và thậm chí còn sai lầm…

Bên cạnh đó, thông qua các sự kiện giảm giá được tổ chức, bạn có thể đánh giá được khách hàng tiềm năng của mình là ai dựa trên số tiền được khách hàng sử dụng để mua hàng trong các đợt giảm giá, bởi có những đợt giá được giảm nhiều hơn những đợt khác. Cách này có thể được sử dụng dựa trên việc theo dõi và quan sát lịch sử mua sắm của khách hàng tại cửa hàng của bạn.

5. Cân nhắc túi tiền của khách hàng

Một cách giúp bạn có thể xác định được ai là người đáng để tập trung sự chú ý và vượt lên đối thủ để giữ lấy họ chính là việc chú ý đến ví tiền của khách hàng.

Dù cho vấn đề giàu có của khách hàng không liên quan mật thiết đến lượng hàng bán ra nhưng bạn vẫn có thể chú ý đến điều này bằng việc thu thập càng nhiều thông tin liên quan đến đến phong cách mua sắm của họ càng tốt để từ đó xác định xem họ có phải là khách hàng tiềm năng của mình hay không.

Lượng khách hàng tiềm năng là những người có nhu cầu sử dụng, mong muốn sở hữu và cũng có khả năng tài chính để ra quyết định mua hàng và sản phẩm của bạn. Đây là nguồn khách hàng có thể mang lại nhiều giá trị lớn trong tương lai bởi khả năng chuyển từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng quen thuộc và khách hàng trung thành. Do vậy, một trong những việc cần làm của hầu hết các doanh nghiệp là cần xác định đâu là khách hàng tiềm năng để từ đó tập trung và hướng các mục tiêu của mình vào bộ phận này nhằm khai thác tốt nguồn doanh thu này.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM