Vay vốn kinh doanh là một trong những hình thức cơ bản hỗ trợ hoạt động phát triển của doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh. Cùng Sapo tìm hiểu ngay về tổng quan vay vốn kinh doanh và các hình thức vay vốn kinh doanh dành cho nhà bán hàng tại Sapo hiện nay nhé.
1. Tổng quan về vay vốn kinh doanh
1.1 Vay vốn kinh doanh là gì?
Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích gia tăng, hỗ trợ nguồn vốn cho một kế hoạch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra sắp tới. Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp đều có thể đăng ký.
Hiện nay có 2 hình thức vay vốn kinh doanh phổ biến:
- Vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay có tài sản thế chấp. Có thể hiểu đơn giản, bạn sử dụng đất đai nhà xưởng để mang đi thế chấp vay vốn. Khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng xét duyệt và chấp nhận hồ sơ thì sổ đỏ sẽ được ngân hàng giữ lại. Sau khi hoàn trả tiền nợ, ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ.
- Vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức vay vốn kinh doanh không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị cho vay xét duyệt dựa vào mức thu nhập và uy tín của người đứng ra vay vốn. Một số yếu tố cơ bản đó là:
- Mức độ uy tín của người vay: địa vị, cấp bậc trong xã hội, chức vụ nghề nghiệp
- Lịch sử tín dụng người vay: đã từng vay/đang vay ở đâu chưa? Có trả nợ trễ hạn hay không? Có thường xuyên hay không?
- Thu nhập người vay: thu nhập chính, nguồn thu
- Uy tín của công ty, doanh nghiệp, tổ chức mà người vay đang làm việc
Những yếu tố trên sẽ giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng đưa ra quyết định cho vay, số tiền cho vay và thời gian cho vay.
Người vay cần phải xác định được chính xác mục đích của mình: vay bao nhiêu, bao lâu, khả năng hoàn vốn như thế nào,... Thông thường nếu bạn vay vốn thấp thì nên lựa chọn vay tín chấp bởi thủ tục đơn giản, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Còn nếu bạn vay vốn lớn để đầu tư, xây nhà xưởng, mua xe ô tô thì nên lựa chọn vay thế chấp, với do thời gian vay dài và lãi suất ưu đãi hơn.
1.2 Đặc điểm của vay vốn kinh doanh
Vay vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng nguồn vốn để tiến hành ngay kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
- Hạn mức vay: Linh hoạt, tối thiểu từ 20 triệu đồng
- Thời gian vay: Linh hoạt, từ 6, 12, 18, 24 , 30, 36, 48 tháng hoặc theo quy định từng ngân hàng
- Cách trả lãi: Hoàn trả dần theo tháng, theo quý hoặc theo thỏa thuận giữa 2 bên. Trả lãi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Lãi suất: Lãi suất cố định trong x tháng đầu tiên (x tùy vào từng ngân hàng), sau đó ngân hàng áp dụng lãi suất sau ưu đãi theo từng thời kỳ. Thời gian tính lãi suất bắt đầu kể từ khi cá nhân/doanh nghiệp nhận tiền.
2. Phân loại theo đối tượng vay vốn kinh doanh
2.1 Cho vay đối với khách hàng là chủ hộ kinh doanh hoặc kinh doanh nhỏ lẻ
Sản phẩm | Đối tượng |
Vay tín chấp kinh doanh | Chủ hộ kinh doanh tại các làng nghề, tuyến phố hoặc khu chợ |
Vay tín chấp: Vay đa năng, Vay siêu tốc, Vay tiếp sức chủ sạp, Vay thuế | Hộ kinh doanh kinh doanh tại tuyến phố hoặc sạp chợ |
Vay thế chấp sạp chợ | Hộ kinh doanh kinh doanh tại sạp chợ |
Mỗi sản phẩm vay sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng chi trả và mức độ uy tín mà đơn vị cho vay điều chỉnh mức lãi suất phù hợp.
Hộ kinh doanh dưới 10 lao động có thể đăng ký vay vốn
2.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp SME với ưu thế nhạy bén, linh hoạt, ít rủi ro hiện đang là khách hàng mục tiêu được nhiều hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng.
Loại doanh nghiệp | Sản phẩm đa dạng |
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Gói Vay thế chấp cho doanh nghiệp siêu nhỏ, Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Thế chấp hóa đơn, Tài trợ theo ngành,... |
Doanh nghiệp vừa và nhỏ | Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Tài trợ theo ngành, Thế chấp hóa đơn, Vay thế chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,... |
Doanh nghiệp do nữ làm chủ | Giải pháp doanh nghiệp do nữ làm chỉ với các sản phẩm: Gói vay hỗ trợ về nguồn vốn, Gói hỗ trợ kết nối kinh doanh, Gói hỗ trợ kiến thức chuyên sâu |
2.3 Cho vay đối với khách hàng lớn
Có 4 loại hình sản phẩm vay vốn giúp doanh nghiệp bổ sung kịp thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Sản phẩm | Đối tượng |
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá và tài sản đảmm bảo khác | Khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp của các giấy tờ có giá và tài sản hiện đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh |
Cho vay hợp vốn | Doanh nghiệp vay vốn phục vụ hoạt động và kinh doanh với số vốn vượt quá hạn mức được phép cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng |
Cho vay trung và dài hạn đầu tư tài sản cố định, dự án kinh doanh | Doanh nghiệp có số vốn vay lớn với thời gian từ 1 năm trở lên |
Tài trợ vốn lưu động ngắn hạn | Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, thanh toán thuế, lương, điện nước,... |
3. Phân loại vay vốn kinh doanh theo mục đích vay
3.1 Vay đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đầu tư dự án
Người vay cần phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện:
- Độ tuổi: 21 - 65 tuổi, có khả năng tham gia lao động, không phụ thuộc vào ai, tại thời điểm đáo hạn khoản vay khách hàng không được vượt quá 70 tuổi
- Đăng ký kinh doanh: có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp và thời gian hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm vay vốn đảm bảo đáp ứng tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng
- Vốn tự có: ít nhất phải chiếm 30%
- Lịch sử tín dụng: Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào khác
Các tài sản có thể sử dụng để thế chấp vay vốn: Nhà đất, căn hộ, đất hỗn hợp, phương tiện vận tải, các giấy tờ có giá,... có chứng nhận hợp pháp của chính phủ. Bên cạnh đó là các điều kiện khác nhau như: diện tích, thời gian sử dụng, khoảng cách đường mặt tiền,...
Vay vốn xây dựng nhà xưởng
3.2 Vay vốn kinh doanh bổ sung vốn lưu động
Điều kiện vay vốn:
- Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp và giấy phép đủ điều kiện tham gia kinh doanh đối với các làng nghề. Thời gian hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm vay vốn đảm bảo đáp ứng tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng.
- Vốn tự có: ít nhất phải chiếm 20%
- Lịch sử tín dụng: Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào khác
- Kế hoạch kinh doanh: khả thi, hợp pháp
- Nguồn tài chính: đảm bảo ổn định, có khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng
Ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp như: bất động sản có giấy chứng nhận hợp pháp, phương tiện vận tải, máy móc trang thiết bị, hàng hóa của doanh nghiệp hoặc một số giấy tờ có giá khác.
4. Hướng dẫn vay vốn kinh doanh ngân hàng
4.1 Thủ tục vay
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ dưới đây:
- Hồ sơ pháp lý cá nhân: bao gồm CMND (CCCD), sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn.
- Hồ sơ tài sản (nếu vay thế chấp): giấy chứng nhận quyền hợp pháp đối với các loại giấy tờ như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng; giấy đăng ký, bảo hiểm của các phương tiện giao thông,...
- Hồ sơ chứng minh thu nhập:
- Nguồn thu nhập từ lương: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy xác nhận lương hoặc sao kê lương của ngân hàng.
- Nguồn thu nhập từ cho thuê: giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê hợp pháp, bản hợp đồng thuê.
- Nguồn thu nhập từ kinh doanh: giấy phép kinh doanh, sổ sách ghi chép hoạt động thu chi, hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, hợp đồng kinh tế, hồ sơ thuế
- Hồ sơ mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của bạn mà cần chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ:
- Tiêu dùng: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng,...
- Sửa nhà, xây nhà: giấy phép sửa nhà, xây nhà; hợp đồng thi công công trình, bảng kê nguyên vật liệu sử dụng sửa nhà, xây nhà.
- Mua nhà: hợp đồng mua bán, sổ đỏ, giấy tờ hợp pháp quyền sở hữu nhà đất.
4.2. Quy trình vay vốn kinh doanh
Quy trình vay vốn kinh doanh diễn ra khá đơn giản, gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Khách hàng cung cấp cho giao dịch viên các thông tin về: mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, thời gian vay, tài sản (đối với vay thế chấp), thu nhập trung bình,... Sau đó nhân viên sẽ giới thiệu gói vay phù hợp và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay: Ngân hàng xác minh lại những thông tin mà khách hàng cung cấp và tiến hành thẩm định lại hồ sơ.
- Bước 3: Xét duyệt khoản vay: Thẩm định hoàn tất, ngân hàng tiến hành lập đề xuất tín dụng và xin phê duyệt từ cấp trên có thẩm quyền. Sau đó, nhân viên sẽ gửi đến khách hàng thông báo về khoản vay đã được phê duyệt
- Bước 4: Giải ngân: Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giải ngân cho khách hàng bằng hình thức: tiền mặt hoặc chuyển khoản
Quy trình vay vốn kinh doanh diễn ra nghiêm ngặt
5. Lãi suất vay vốn kinh doanh
Tùy vào ngân hàng mà mức lãi suất vay vốn khác nhau. Hiện nay, lãi suất tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 6 - 25%/năm.
6. Vay vốn kinh doanh ngân hàng nào tốt?
Mỗi ngân hàng/ tổ chức tài chính đều có những sản phẩm tài chính phục vụ từng nhu cầu, phân khúc vay vốn của khách hàng. Việc duy nhất là bạn cần cân nhắc nhu cầu của mình, đó là số tiền cần vay, thời gian trả nợ, nên vay hình thức nào... Xem xét kỹ chính sách, điều kiện đi kèm và lựa chọn một ngân hàng uy tín, cho vay minh bạch, an toàn.
Hiện tại, Sapo đang hợp tác với các ngân hàng tổ chức uy tín như VPBank, TPBank, Easy Credit, SHB Finance, Kim An Group,.. hỗ trợ vốn kinh doanh tín chấp cho các khách hàng đang và sẽ sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo với nhiều ưu đãi và đặc quyền.
6.1 Vay theo món
Vay theo món là hình thức vay mà bên cho vay sẽ cấp cho người vay một số vốn nhất định để sử dụng vào mục đích như thanh toán mua hàng, chi phí dùng để sản xuất kinh doanh,... Khách hàng và ngân hàng đều phải trải qua các thủ tục cần thiết như lập hồ sơ vay vốn, chờ ngân hàng xét duyệt, sau đó mới ký hợp đồng tín dụng.
Sapo hợp tác cùng các ngân hàng VPBank, TPBank, SHB Finance,... và các công ty tài chính uy tín Easy Credit, Kim An Group,... cung cấp gói vay món bổ sung vố kinh doanh cho các khách hàng hộ kinh doanh và chủ shop online hiện đang sử dụng phần mềm Sapo.
Khách hàng Sapo vay vốn qua Sapo Money nhận được nhiều đặc quyền như:
- Hạn mức vay cao lên đến 500tr
- Thời điểm nhận nợ và trả nợ vay hoàn toàn linh động
- Lãi suất cạnh tranh, ưu đãi từ 1.58%/tháng
- Không tài sản đảm bảo
- Mỗi một lần vay, khách hàng sẽ ký một hợp đồng tín dụng riêng. Nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các thông tin bao gồm số tiền vay, lãi suất, thời hạn…
- Đảm bảo bảo mật thông tin của KH
- Trả nợ theo hình thức trả góp, số phải phải trả hàng tháng bằng nhau gồm gốc + lãi, lãi tính trên dư nợ giảm dần
6.2 Vay hạn mức
Vay theo hạn mức là hình thức vay tiền mặt mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận và xác định một mức dư nợ được duy trì trong khoảng thời gian nhất định và quan trọng nhất là khách hàng được rút vốn tiền mặt nhiều lần.
Khi vay, người vay sẽ được cung cấp cho một hạn mức nhất định trong 1 khoảng thời gian để hoàn trả lại đúng thời hạn cho ngân hàng. Khoản vay này sẽ giúp khách hàng có thể bổ sung nguồn vốn đã có, bổ sung nguồn vốn lưu động để có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh cần thiết như lập hợp đồng thương mại, ký quỹ đại lý, mua hàng hóa, xoay trả nợ gốc từ trước. Thời hạn vay thường tối đa từ 12-36 tháng, hoàn trả theo từng thời điểm với mức lãi tương ứng được đề cập trong khế ước nhận nợ.
Vay hạn mức tại Easy Credit qua Sapo Money để đáp ứng kịp thời nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh KH:
- Thời điểm nhận nợ và trả nợ vay hoàn toàn linh động
- Miễn phí bảo hiểm khoản vay
- Lãi suất ưu đãi tính theo ngày vay chỉ 0.075%/ ngày
- Thủ tục trực tuyến 100%
- Không tài sản đảm bảo
- Hạn mức cấp lên đến 500 triệu đồng
- Phương thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân nhiều lần theo nhu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh
Với thủ tục vay vốn đơn giản và tiết kiệm thời gian so với việc làm việc trực tiếp với các đối tác tài chính, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sở hữu nguồn vốn kinh doanh nhanh chóng.
7. Câu hỏi thường gặp về vay vốn kinh doanh
7.1 Sau bao lâu thì hồ sơ vay được duyệt?
Thông thường, hồ sơ vay vốn trực tiếp tại các tổ chức tài chính được duyệt từ 1 - 7 ngày hoặc dài hơn. Số tiền vay càng lớn, hồ sơ vay càng phức tạp thì thời gian thẩm định càng lâu, dẫn đến thời gian xét duyệt khoản vay bị kéo dài.
Đặc biệt thay, khi đăng ký vay kinh doanh qua sự giới thiệu của SAPO, khoản vay của bạn được xử lý và giải ngân ngân nhanh chóng, nhanh nhất trong vòng 24h làm việc tiền đã được đổ về tài khoản của chủ cửa hàng kinh doanh.
7.2 Có thể thế chấp bằng tài sản nào để vay kinh doanh?
Bất động sản (đất đai, nhà cửa, căn hộ, đất hỗn hợp,...) có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp; phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị có đầy đủ bảo hiểm và giấy đăng ký và một số giấy tờ có giá khác.
7.3 Trả nợ trước hạn có bị mất phí không?
Trả nợ trước hạn được coi là một hình thức phá vỡ hợp đồng. Doanh nghiệp phải bồi thường từ 1 - 5%/năm tính trên tổng số tiền trả trước, tùy ngân hàng nếu vi phạm.
7.4 Vay vốn kinh doanh không cần thế chấp được không?
Có. Cá nhân/doanh nghiệp có thể vay tín chấp.
Hiện tại, SAPO đang hợp tác với các tổ chức tài chính cung cấp giải pháp vay vốn kinh doanh không cần thế chấp.
7.5 Khi vay vốn kinh doanh sẽ phải nộp các loại phí gì?
Các loại phí có thể có bao gồm: phí thẩm định hồ sơ vay, phí định giá tài sản, phí trả nợ sớm (nếu có), phí trả nợ trễ (nếu có), lãi suất phạt trả nợ trễ (nếu có), phí bảo hiểm, phí thu hộ, phí công chứng.
Tuy nhiên, các phí này khác nhau giữa các tổ chức cho vay, một số tổ chức miễn phí hoàn toàn cho người vay.
7.6 Phí chậm thanh toán là bao nhiêu?
Tại một số ngân hàng Bên vay phải thanh toán cho ngân hàng khoản nợ chậm với mức lãi suất bằng 150% lãi suất hợp đồng.
7.7 Ngân hàng có thể hỗ trợ vốn kinh doanh tối đa bao nhiêu?
Ngân hàng cho vay số tiền bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Đặc biệt đối với tài sản thế chấp là vàng, sổ tiết kiệm hay đá quý thì số tiền vay tối đa có thể lên đến 80% giá trị tài sản.
Bạn có thể đăng ký vay vốn kinh doanh qua Sapo Money bằng cách đăng ký tại đây: