Việc quản lý và theo dõi thông tin khách hàng là yếu tố quan trọng giúp người bán hàng tối ưu hoạt động kinh doanh của mình. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn quản lý thông tin khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả với khách hàng cũ.
1. Tại sao cần quản lý thông tin khách hàng?
Có thể nói, thông tin khách hàng không chỉ giúp chủ kinh doanh nắm bắt được chân dung khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu của cửa hàng mà còn là cơ sở để triển khai hoạt động Marketing, chiến lược bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Việc quản lý và đánh giá hành vi mua hàng của khách hàng sẽ giúp chủ kinh doanh nâng cao được trải nghiệm, từ đó tăng doanh thu một cách hiệu quả. Cùng với đó, chủ kinh doanh cũng đánh giá được nhu cầu của khách hàng đối với từng sản phẩm, dịch vụ, tạo ra chiến lược phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, điều này sẽ giúp cửa hàng có thể tối ưu chi phí Marketing nhờ target chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Từ đó tăng tương tác và chuyển đổi một cách tốt nhất.
Việc quản lý thông tin khách hàng cũng giúp khả năng chăm sóc khách hàng được hiệu quả hơn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng lượng khách hàng trung thành với thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Xem thêm: Cách xác định khách hàng tiềm năng trong kinh doanh bán lẻ
2. Những thông tin khách hàng mà bạn cần thu thập và quản lý
Thông tin khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, do đó khi tiếp xúc với khách hàng trong hành trình mua sắm, chủ kinh doanh cần chọn lọc thông tin lưu trữ để đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ nhất.
Thông tin cá nhân
Thông tin khách hàng cơ bản mà cửa hàng có thể thu thập và lưu trữ là: Họ và tên, địa chỉ, địa chỉ email, ngày sinh, số điện thoại,...
Tương tác trên website
Hành vi và tương tác của khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, do đó đối với các thương hiệu có website, hãy cố gắng đánh giá chi tiết các lượt truy cập trang web, hành vi của khách hàng khi ghé thăm website của bạn như trang được xem nhiều nhất, thao tác của người dùng,...
Tương tác trên mạng xã hội
Bạn hoàn toàn có thể đánh giá xem khách hàng có thực sự quan tâm đến các bài đăng của bạn trên các kênh truyền thông hay không dựa vào lượt view, lượt tương tác đối với từng chủ đề, từng bài viết.
Thông tin dịch vụ khách hàng
Thông tin này sẽ được lưu trữ và thu thập dựa trên khả năng đánh giá lịch sử mua hàng, công nợ, khiếu nại và phản hồi sau mỗi lần mua hàng,...
Hành vi
Có thể nói, thông tin hành vi chính là cơ sở để chủ kinh doanh có thể đánh giá nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong suốt quá trình họ mua hàng ở cửa hàng, Website, gian hàng của bạn.
Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh và cải thiện phù hợp để tối ưu hoạt động kinh doanh của cửa hàng như số lần mua hàng, số lần quay trở lại mua hàng, giá trị đơn hàng trung bình, thời gian sử dụng và số lần tái sử dụng,...đặc biệt là dữ liệu về hành vi cụ thể như nhấp chuột, thêm vào giỏ hàng,...
Xem thêm: Phân tích giỏ hàng - Cách khai thác dữ liệu hành vi khách hàng thông minh trong thời 4.0
Thông tin theo chiều dọc
Các thông tin này sẽ được thể hiện ở các khảo sát, feedback khách hàng, khiếu nại hay đánh giá. Thông tin này sẽ giúp người kinh doanh theo dõi được các dữ liệu như sự hài lòng của khách hàng, sản phẩm mong muốn, sở thích, nhu cầu và tiêu chí khi mua hàng.
3. Những cách thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng
Tùy vào mô hình kinh doanh và nền tảng vận hành mà chủ kinh doanh có thể thu thập và quản lý thông tin khách hàng một cách hợp lý.
Khảo sát
Có thể nói, khảo sát là một trong những cách thu thập dữ liệu sát với nhu cầu và chính xác nhất. Theo đó, chủ kinh doanh có thể đưa ra các câu hỏi hay form khảo sát phù hợp nhất với nhu cầu theo dõi, đánh giá ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, chủ kinh doanh cũng có thể tận dụng mối quan hệ để nói chuyện với khách hàng và thu thập một số thông tin cơ bản để nắm rõ hơn về các khách hàng tiềm năng của mình.
Xem thêm: 7 bí quyết khảo sát online mang lại hiệu quả không thể ngờ cho bạn
Sử dụng mạng xã hội
Trên thực tế, mạng xã hội là kênh thu thập thông tin khách hàng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể thu thập thông tin dựa vào các quảng cáo, mini game hay chia sẻ tài liệu miễn phí. Bởi về cơ bản, đây đều là những yếu tố giúp bạn vừa nâng cao nhận diện, nâng cao trải nghiệm mà vẫn đảm bảo được khả năng lưu trữ thông tin khách hàng.
Báo cáo dữ liệu website
Đối với việc kinh doanh trên Website, báo cáo analytics cho phép chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi và đánh giá dữ liệu truy cập cũng như hành vi khách hàng khi ghé thăm, mua hàng trên Website của bạn.
Dựa vào các báo cáo này, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể theo dõi được số lượng khách truy cập Website, thời gian hoạt động, sản phẩm được quan tâm và trải nghiệm của khách hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng
Không chỉ là yếu tố giúp chủ kinh doanh tối ưu hoạt động bán hàng một cách hiệu quả mà trên thực tế, phần mềm bán hàng như Sapo POS còn giúp lưu trữ toàn bộ các thông tin mua hàng, dữ liệu khách hàng và lịch sử giao dịch.
Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để chủ kinh doanh theo dõi được công nợ cũng như hành vi của khách hàng khi ghé thăm cửa hàng, gian hàng của bạn. Đồng thời, việc phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí được thiết lập ban đầu như: số tiền chi tiêu, lịch sử chi tiêu, nhân khẩu học cũng giúp chủ kinh doanh có thể đưa ra được các kế hoạch Marketing phù hợp.
Đây là cơ sở để việc thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng, Marketing tăng doanh thu mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về quản lý thông tin khách hàng mà chủ kinh doanh cần lưu ý. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ và vận dụng vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.