A/b testing là gì? 7 bước thực hiện quá trình a/b testing

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao khi thiết kế website các kỹ thuật viên lại lựa chọn đặt nút ở tại vị trí này? Cơ sở nào để chắc chắn đây vị trí tiềm năng để tạo ra những chuyển đổi trên web? Nếu đây là những thắc mắc bấy lâu nay của bạn, bài viết với chủ đề a/b testing là gì sau đây sẽ giúp bạn tháo gỡ tất cả những băn khoăn trên. Cùng theo dõi ngay thôi!

1. A/b testing là gì?

A/b testing hay còn được biết đến với tên gọi Split testing được sử dụng với mục đích là kiểm tra các phiên bản (A và B) để tìm ra phiên bản phù hợp nhất. Hai phiên bản này sẽ cùng được đặt trong một tình huống, bối cảnh, cùng ảnh hưởng bởi một hành động… và đo trong khoảng thời gian cụ thể. Sau khi kết thúc quá trình, a/b testing sẽ giúp người test đánh giá được đâu là phiên bản tốt hơn, phiên bản nào mang lại hiệu quả gần nhất với mong đợi từ đó đưa ra những lựa chọn chuẩn xác.

Hầu hết mọi thứ đều có thể đưa ra a/b testing, ví dụ như: website, landing page, banner, nút kêu gọi hành động (CTA), email quảng cáo,... Tùy vào tính chất và yêu cầu của mỗi sản phẩm khác nhau mà người test sẽ đặt ra nhiều trường hợp giả định khác nhau. Nhưng nhìn chung, sử dụng a/b testing đều sẽ giúp người test tìm ra được phiên bản hoàn chỉnh, mang lại nhiều giá trị về khách hàng cũng như chuyển đổi doanh thu. Điều này đảm bảo quá trình đưa sản phẩm vào thực tiễn sẽ tốt đẹp, giảm thiểu tối đa những rủi ro dễ gặp phải.

A/b testing là gì
A/b testing dùng để kiểm tra các phiên bản

2. Vì sao nên sử dụng a/b testing?

Trong thiết kế website, a/b testing sẽ giúp người test tìm ra bố cục giao diện nào thân thiện với khách hàng hơn, cụ thể như sau:

Cùng 1 giao diện, người test sẽ chia thành hai phiên bản khác nhau về cách bố trí nội dung, hình ảnh, các nút điều hướng, các nút chuyển đổi (Call to action), form thông tin...Người test sẽ chạy song song cả hai phiên bản này trên cùng một tệp khách hàng. Giao diện nào được khách hàng đánh giá cao hơn, có tỷ lệ click vào các nút điều hướng và nút chuyển đổi lớn hơn thì 90% đã có thể kết luận đâu là giao diện phù hợp nhất.

Với cách a/b testing này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian điều chỉnh bố cục website trong quá trình sử dụng. Kênh online của doanh nghiệp cũng thuận lợi tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng, rút ngắn khoảng cách chuyển đổi từ khách lạnh → hợp đồng trong thời gian ngắn nhất.

Chỉ với tất cả những lợi ích kể trên, a/b testing chính là bước không thể bỏ qua trong quá trình thiết kế website bán hàng. Và đây cũng chính là cách các đơn vị làm web uy tín sử dụng để mang đến cho tất cả khách hàng của mình một sản phẩm website hoàn hảo về cả hình thức, nội dung cũng như hiệu quả sau này.

Vì sao nên sử dụng a/b testing?
A/b testing sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất

3. Quy trình cơ bản của a/b testing là gì?

Để thu được kết quả chính xác nhất người test phải tuân thủ quy trình a/b testing quy củ và bài bản. Trong quy trình này sẽ bao gồm 7 bước, mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng nhất định, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Xác định mục đích của a/b testing là gì?

Trước hết, bạn cần xác định rõ ràng mục đích chính mà bạn làm a/b testing này là gì? Để kiểm tra UX/UI của website, giảm tỷ lệ tạo thoát trang hay là để gia tăng số lượng người điền vào form đăng ký… Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi liên quan đến sản phẩm mình định kiểm tra, sau đó tổng hợp lại và tiến hành a/b testing.

  • Bước 2: Nghiên cứu tổng quan

Sau khi đã tìm ra cho mình mục đích a/b testing, bạn cần phải có những nghiên cứu tổng quan về bản chất sản phẩm cùng với đó là bức tranh khách hàng cùng hành vi của họ. Khi đã có được các chỉ số này bạn sẽ nắm được các yếu tố nào tác động trực tiếp đến quá trình conversion (chuyển đổi) trên kênh website online. Một công cụ hữu ích mà bạn có thể tham khảo trong bước này đó là Google Analytics. Công cụ này sẽ đưa cho bạn những kết quả chính xác nhất liên quan đến luồng khách hàng, traffic và những nguồn tạo ra chuyển đổi.

  • Bước 3: Đặt ra những giả định

Với những câu hỏi bạn đã đặt ra ở bước 1 kết hợp cùng với những nghiên cứu tổng quan mà bạn đã thu thập được ở bước hai, việc tiếp theo bạn cần làm đó là đặt ra những trường hợp giả định.

Ví dụ: Mục đích của bạn là thu hút lượt khách hàng click vào nút CTA để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho web. Bạn sẽ đặt ra một trường hợp giả định “Nếu bạn để CTA ở bên trái, ngay tại khối đầu tiên của trang chủ liệu có cải thiện được kết quả không? Hoặc gắn link tại chân trang có làm giảm tỷ lệ thoát trang hơn không?... Tất cả những trường hợp giả định mà bạn đặt ra chính là tiền đề để bạn tạo ra những phiên bản chính xác trong quy trình a/b testing sắp tới.

  • Bước 4: Xác định được các phiên bản cần test và xác định thời gian kiểm tra

Bạn cần chắc chắn rằng số lượng người tham gia quá trình a/b testing của bạn đủ lớn thì bạn mới đủ cơ sở để so sánh và đưa ra những nhận định khách quan nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên kế hoạch timeline rõ ràng, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, hạn chế tối đa những tác động ngoại cảnh. Tại bước này bạn có thể tham khảo các công cụ ước lượng thời gian a/b testing online để có thể lên kế hoạch chi tiết và cụ thể nhất.

  • Bước 5: Tiến hành a/b testing

Hãy tạo ra một phiên bản website như những giả định đã đặt ra trước đó tiến hành thử nghiệm với phiên bản gốc. Hai phiên bản sẽ cùng chạy song song và trong một khoảng thời gian được ấn định. Khi này bạn sẽ đo lường đồng thời được hiệu quả của hai phiên bản a/b testing.

  • Bước 6: Tổng kết dữ liệu và phân tích

Khi quá trình a/b testing kết thúc, có hai trường hợp có thể xảy ra ở bước này như sau:

- Phiên bản website giả định mang lại hiệu quả tốt hơn so với phiên bản gốc. Điều này có nghĩa những giả định bạn đưa ra là đúng và bạn nên chọn phiên bản giả định.

- Phiên bản giả định kết quả kém hơn bản gốc, có nghĩa là bạn chưa đúng. Bạn hãy quay lại bước 3 để tìm ra một phiên bản giả định khác và tiếp tục so sánh với phiên bản gốc. Liên tục như vậy cho đến khi tìm được phiên bản chính xác, phù hợp và hoàn hảo nhất.

  • Bước 7: Công bố kết quả và tiến hành điều chỉnh (nếu cần)

Khi đã chắc chắn về kết quả mà mình đã kiểm tra được, hãy công bố kết quả và tiến hành điều chỉnh lại website theo phiên bản bạn lựa chọn (nếu bạn thấy cần thiết). Nếu bạn vẫn muốn test phiên bản mới này bạn hãy lặp lại tất cả các bước trên.

Quy trình cơ bản của a/b testing là gì?
Bạn có thể làm a/b testing nhiều lần để tìm ra phiên bản tốt nhất

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về a/b testing, a/b testing là gì cùng với quy trình a/b testing cơ bản. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu vì sao những website mà mình nhận được lại cho ra kết quả chuyển đổi chính xác như thế. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ hữu ích tiếp theo trên blog của Sapo.vn.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM