Với những ai đã tiếp xúc với lĩnh vực thiết kế website, chắc hẳn đã nghe đến công việc của web developer. Mặc dù không còn là công việc mới lạ, thế nhưng với nhiều người đây vẫn là những công việc khó hình dung. Bài viết này, hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu web developer là gì, những yêu cầu cơ bản để trở thành 1 web developer chuyên nghiệp nhé.
1. Web developer là gì?
Web developer có thể nghe hơi xa lạ, nhưng “lập trình viên” là cụm từ quen thuộc, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay. Chính xác! web developer chính là lập trình viên.
Những người làm công việc này sẽ tạo ra website hoặc những phần mềm/ ứng dụng có thể chạy trên website. Để làm được điều này, web developer sẽ phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và nhiều kĩ năng khác. Và tất nhiên, khi website gặp sự cố, web developer chính là người chịu trách nhiệm fix lỗi.
Tuỳ vào khả năng và định hướng của mỗi người, mà họ có thể chọn các nhánh khác nhau của lập trình. Hiện nay, nghề web developer đang được chia thành 3 hướng, FrontEnd developer, BackEnd developer và Full Stack developer. Cụ thể:
FrontEnd developer: Tất cả những gì mà bạn thấy trên website như hiệu ứng, các điều hướng, màu sắc, giao diện…. là những gì mà FrontEnd developer làm. Mục đích cuối cùng là làm sao để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất về mặt thẩm mỹ cũng như những tác vụ được thực hiện trên trang.
BackEnd developer: Trái ngược với FrontEnd, BackEnd developer là những con người thầm lặng, chịu trách nhiệm về những vấn đề bên trong hệ thống như: database, application, sự kết nối tương tác các mục trong hệ thống… Và tất nhiên, người dùng sẽ không thể nhìn thấy những gì mà bộ phận BackEnd thực hiện, mà chỉ cảm nhận được thông qua những tác vụ trên website.
Full Stack developer: Là những người có thể thực hiện cả FrontEnd và BackEnd. Thường để đạt được trình độ này, Full Stack developer phải trau dồi lượng kiến thức đồ sộ và là chuyên gia trong ngành.
2. Các yêu cầu để trở thành web developer
Để trở thành một web developer, sau đây là những điều bạn cần chuẩn bị:
2.1 Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình như hơi thở của web developer, nếu không biết về ngôn ngữ, bạn sẽ không thể bước chân và nghề lập trình. Hiện nay, có khoảng 700 ngôn ngữ lập trình trên thế giới. Nhưng bạn chỉ cần tìm hiểu những ngôn ngữ thông dụng sau đây: CSS, PHP, JAVA, Javascript, Go, C/ C++, C#, Ruby, Python, SLQ,....
2.2 Nắm được tổ chức dữ liệu trên máy tính
Nếu không hiểu về tổ chức dữ liệu trên hệ thống, không khác nào bạn xây nhà mà không có công cụ và bản thiết kế. Arraylist, Stack, Queue, Tree… chính là những kiến thức mà bạn cần nắm vững để trở thành web developer.
2.3 Có tư duy về thiết kế
Khi bạn làm web developer, thiết kế là 1 trong những bộ phận bạn cần phải làm việc nhiều nhất. Bạn cần phải đánh giá được những hiệu ứng theo yêu cầu của thiết kế có thực sự tối ưu và phù hợp hay chưa, để cắt các chi tiết này phải làm như nào, toàn bộ trang web sẽ như nào sau khi uplive.
2.4 Có thể chịu được áp lực cao
Khi bạn là web developer, bạn sẽ phải làm việc liên tục trên máy tính nhiều giờ liền, chịu áp lực về cả thời gian, tốc độ và cả chất lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi bạn phải có 1 tinh thần vững vàng, sức khỏe tốt, sự tập trung cao độ mới có thể theo công việc này.
3. 6 kiến thức cần nắm vững của web developer
3.1 Git
Git là hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng Git, các web developer có thể quản lý được đồng thời chất lượng làm việc nhóm và cả code.
3.2 SSH
Đây là một phương thức mạng dùng để kết nối máy chủ với máy khách truy cập. Với SSH, bạn có thể chỉnh sửa server từ xa thông qua hệ thống internet.
3.3 HTTP và HTTPs
Hai giao thức cơ bản và bắt buộc phải có của một website. Nếu không có 2 giao thức này, website không thể hoạt động được, và bạn cũng không thể trở thành một web developer chuyên nghiệp được.
3.4 Dòng lệnh Linux
Linux được coi là dòng lệnh cực kỳ căn bản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong lập trình web. Vậy nên, bạn cần am hiểu về dòng lệnh này nhé.
3.5 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Bạn sẽ phải tham gia các khóa học về dữ liệu và giải thuật tương ứng với loại ngôn ngữ lập trình mà bạn học, như vậy mới có thể nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
3.6 Mã hoá ký tự
Mã hoá ký tự là tầng kiến thức quan trọng mà nhờ nó “đứa con tinh thần” mới có thể dễ dàng được nhiều người biết đến hơn. Những hệ thống mã hoá được sử dụng nhiều nhất hiện nay: UTF-8 Unicode, ASCII, UTF-16 Unicode…
3.7 GitHub
GitHub là dịch vụ lưu trữ web dành cho các dự án Git revision. Và dịch vụ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình làm web developer.
Trên đây là những thông tin về web developer, giải đáp thắc mắc web developer là gì, phân loại web developer cùng những yêu cầu cơ bản để trở thành web developer. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được bạn trong tương lai!
Xem thêm: 4 bước học thiết kế web cho người mới bắt đầu | Sapo Web