Performance marketing là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong quy trình vận hành và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng số. Dựa vào những số liệu cụ thể mà doanh nghiệp có thể biết được hiệu suất đã “xứng đáng” với chi phí bỏ ra hay chưa. Vậy performance marketing là gì mà được doanh nghiệp ưa chuộng đến thế. Hãy cùng Sapo Blog khám phá chi tiết về Performance Marketing, qua bài viết dưới đây nhé!
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là khái niệm dành cho các chiến dịch Marketing trên nền tảng Digital mà doanh nghiệp mong muốn tập trung vào hiệu suất. Với 1 ngân sách nhất định, Performance sẽ khai thác để mang về những kết quả nhất định. Đó có thể là leads khách hàng, click chuột,...
Doanh nghiệp sẽ chỉ trả tiền khi một kết quả cụ thể được hoàn thành, do đó họ có thể yên tâm hơn khi sử dụng ngân sách. Nếu các campain đang hoạt động không tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm ngân sách quảng cáo. Khác với brand marketing, Performance Marketing mang đến kết quả trực tiếp, đong đếm được bằng số liệu và mang tính chất ngắn hạn.
Các mục tiêu thường thấy của Digital Marketing
- Tăng traffic cho website
- Tăng lượt truy cập của người dùng mới và đối tượng hiện tại
- Chuyển đổi
- Bán hàng
Khi bạn đã có thể thiết lập được mục tiêu chiến dịch cho chính mình thì bạn có thể sử dụng nền tảng quảng cáo để tạo nên các chiến dịch nhằm mục đích cụ thể.
Sau khi có mục tiêu cụ thể, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch hướng tới kết quả hay các mục tiêu trên.
Tại sao Performance Marketing lại được ưa chuộng đến vậy
Chẳng phải tự nhiên mà hầu hết các doanh nghiệp hiện này đều chú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ Performance Marketing chất lượng hay còn được gọi với cái tên thân thương là hội “tiêu tiền hiệu quả”. Vậy tại sao Performance Marketing lại được ưa chuộng đến vậy:
- Thông qua các đối tác thứ 3 mà giúp gia tăng lưu lượng truy cập từ đa nền tảng, qua đó nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi lượng khách hàng khổng lồ để họ phát sinh đơn hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp
- Các chiến dịch Performance Marketing luôn được tối ưu liên tục để nhằm cân đối giữa chi phí bỏ ra và doanh thu mang lại, để rồi biết được nguồn nào đang chạy hiệu quả, ra được đơn hàng để đầu tư mạnh tay hơn
- Bạn giảm được rủi ro do chỉ thanh toán sau khi một hành động mong muốn đã hoàn thành, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
Những hình thức Performance hàng đầu hiện nay
Native Ads
Native Ads được hiển thị trên các website/landing page để thu hút sự tương tác của khách hàng thông qua việc click vào các banner có nội dung kích thích, chạm được nỗi đau của khách hàng. Các mô hình thanh toán phổ biến nhất cho Native Ads là CPM (Trả cho mỗi lần hiển thị) và CPC (Trả cho mỗi lần nhấp).
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Đây là một hình thức truyền thông mất phí (paid media), nhưng không giống như quảng cáo hiển thị hay quảng cáo banner, mà Native ads không thực sự trông giống như quảng cáo.
Social Media Marketing
1 kênh truyền thông Performance Marketing mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng là social media. Với sự viral mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội là cách thức hiệu quả nhằm đạt được lưu lượng truy cập (traffic) hoặc tăng độ nhận diện thương hiệu, chẳng hạn như nội dung được hiển thị trên Facebook, Pinterest hoặc Instagram.
Sponsored Content (Nội dung được tài trợ)
Sponsored được sử dụng chủ yếu bởi Influencers và các trang web nội dung, loại Performance Marketing này bao gồm một bài viết hoặc bài viết chuyên dụng để quảng bá thương hiệu và sản phẩm với mục đích nhận lấy thù lao.
Đôi khi, khoản thù lao sẽ ở dạng sản phẩm hoặc trải nghiệm miễn phí, ngoài ra có thể là các khoản thanh toán dựa trên CPA, CPM hoặc CPC.
Search Engine Marketing (SEM)
Được chia thành hai phần, Search Engine Marketing có thể thành công thông qua các hình thức trả phí và / hoặc tự nhiên. Paid Search Marketing chỉ đơn giản là khi nhà quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Coccoc và Yahoo trong khi Organic Search thì ngược lại – sử dụng các phương thức miễn phí như Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để xếp hạng trong top.
Tuỳ vào chiến lược và ngân sách mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 trong 2 hoặc phối hợp cả 2 hình thức trên cho phù hợpp.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (Tạm dịch là Tiếp thị liên kết) có liên quan nhiều hơn đến bất kỳ loại tiếp thị nào được liên kết với nhà quảng cáo và được thanh toán sau khi khách hàng thực hiện một hành động mong muốn.
Bài viết trên của Sapo Blog chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về khái niệm Performance marketing là gì? Bên cạnh đó các bạn còn được chia sẻ về phương pháp để lên một chiến dịch Performance marketing sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng rằng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp ích cho công việc Marketing của bạn và doanh nghiệp.