CPanel là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người dùng thắc mắc khi muốn thiết kế và quản trị website. Có rất nhiều thông tin và chưa được tổng quát làm cho mọi người còn khá mơ hồ, hoang mang về CPanel. Trong bài viết này, hãy cùng Sapo.vn đi tìm hiểu kỹ hơn về CPanel nhé.
1. CPanel là gì
CPanel là trình quản lý file được xây dựng dựa trên hệ điều hành Linux, dùng để lưu trữ dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. CPanel cung cấp giao diện đồ họa đơn giản, linh hoạt kèm theo rất nhiều tính năng giúp các bạn quản trị hosting và website của mình một cách dễ dàng.
CPanel là một trong những bảng điều khiển phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. CPanel có hai giao diện, một giao diện người dùng được gọi là CPanel và một giao diện quản lý máy chủ được gọi là Web Host Manager (WHM). Sự kết hợp này cho phép người dùng quản lý trang web và cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ các công cụ để quản lý máy chủ.
CPanel là ứng dụng của bên thứ 3 cung cấp và bạn thường phải trả phí nếu muốn sử dụng nó. Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đều đã bao gồm CPanel trong gói dịch vụ đó, vì vậy mà bạn không cần phải trả thêm phí.
2. Ưu điểm, nhược điểm của CPanel
Trong hầu hết các trường hợp, CPanel đều hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên CPanel vẫn tồn tại cả 2 mặt ưu điểm và nhược điểm song song như sau:
2.1 Ưu điểm
- Dễ sử dụng và ổn định: CPanel là phần mềm quản trị hosting có giao diện đơn giản, có tài liệu hướng dẫn cụ thể. Vì vậy mà ngay cả người mới cũng có thể sử dụng được. Điểm đặc biệt của Cpanel là nó có thể tự theo dõi và tự khởi động lại khi sự cố xảy ra.
- Thao tác và phản hồi nhanh: CPanel thường phản hồi lại người dùng một cách nhanh chóng. Ưu điểm trong thiết kế “File Manager còn giúp bạn upload, thêm, sửa, xóa,.. một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Tính bảo mật cao: CPanel có hệ thống bảo mật vượt trội được tích hợp tính năng tự động hóa. CPanel có thể chống lại các mối đe dọa về bảo mật hiện nay như CSRF (giả mạo chính chủ) và các cuộc tấn công XSS (tấn công bằng mã độc). WHM cũng cho phép bạn cấu hình các thiết lập bảo mật khác nhau.
- Công nghệ tiên tiến: CPanel có khả năng tự update những công nghệ mới sớm nhất và cũng có thể điều chỉnh việc update. Bạn hoàn toàn có khả năng vô hiệu hóa một tính năng cụ thể, chỉ cần click chuột bỏ chọn trong giao diện EasyApache.
- Giao diện thân thiện với người dùng: CPanel có giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng, cung cấp nhiều tính năng cho các nhà phát triển web. Tuy nhiên, nó cũng sẽ ngăn chặn các thao tác của bạn khi bạn làm ảnh hưởng đến người dùng khác trên máy chủ. Ngoài ra, CPanel còn thân thiện với cả thiết bị di động. Khi bạn truy cập từ thiết bị di động, nó sẽ hiển thị một giao diện tương thích.
2.2 Nhược điểm
- Tốn kém chi phí: Vì CPanel thường không kèm theo trong các gói hosting miễn phí nên bạn sẽ thường mất thêm chi phí nếu muốn sử dụng phần mềm quản trị hosting này.
- Dễ vô tình thay đổi thông số: CPanel được thiết kế nhằm mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, nhưng nó cũng vô hình dung tạo thành nhược điểm lớn của CPanel khi dễ làm thay đổi các thông số quan trọng và khó lấy lại được khi bạn ấn nhầm.
Xem thêm: Web hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về web hosting
3. Bạn có thể làm gì với Cpanel?
Sau khi đã hiểu được Cpanel là gì thì bạn nên biết rằng giao diện Cpanel ở mỗi nhà cung cấp hosting khác nhau có thể khác nhau nhưng chúng đều có cùng các tính năng như:
- Bảo mật: Cài chứng chỉ SSL giúp bạn bảo mật thông tin khỏi các virus, hacker,...
- Quản lý tập tin, thư mục: Bạn có thể thêm, xóa, nén, đổi tên,...các tập tin; bảo mật cho thư mục; backup, tạo và quản lý tài khoản FTP (giao thức truyền tải tập tin),...
- Quản lý kho Gmail: CPanel giúp bạn tạo, xáo trộn, và quản lý các tài khoản POP3 (giao thức tầng ứng dụng để lấy thư điện tử); thay đổi mật khẩu và quản lý hệ thống trả lời tự động, xóa hoặc gửi,..theo yêu cầu.
- Cài đặt và quản lý ứng dụng: cài đặt các ứng dụng, các mã nguồn mở phổ biến một cách nhanh chóng như: WordPress, Joomla, Drupal,...
- Quản lý domain: người quản lý có thể sử dụng và quản lý domain thuận tiện với các thao tác như thêm, xóa, tạo subdomain, chuyển hướng,...
Với những tính năng này, bạn sẽ không còn quá lo lắng hay băn khoăn về việc quản lý hosting như thế nào nữa.
4. Sự khác nhau giữa CPanel và Directadmin
Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa CPanel và Directadmin thì cùng tìm hiểu Directadmin là gì nhé. Directadmin là một trong những bảng điều khiển (Control Panel) dành cho người quản trị Web Hosting được ưa chuộng hiện nay với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Directadmin cung cấp các tính năng như xem, thay đổi thiết lập phần cứng và phần mềm của máy chủ; đồng thời nâng cao tính bảo mật và kiểm soát tài khoản người dùng.
- Điểm mạnh lớn nhất giữa Directadmin so với CPanel là sử dụng tiết kiệm chi phí hơn. Cấu hình mà Directadmin sử dụng chỉ cần dung lượng RAM 128Mb là đủ, nhẹ hơn nhiều so với Cpanel khi cần ít nhất 512Mb.
- Khi tiếp cận với máy chủ, Directadmin được cấp quyền quản trị root và end-user nên độ tin cậy được đảm bảo hơn so với CPanel.
- Bên cạnh đó, Directadmin còn có khả năng tự động khôi phục dữ liệu khi xảy ra lỗi. Tốc độ xử lý và tính ổn định của phần mềm này được đánh giá tương đối cao.
Với tất cả những thông tin trên, Sapo hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CPanel cũng như các tính năng của nó. CPanel hỗ trợ hầu như tất cả các tính năng cần thiết cho người quản trị website. Nếu bạn đang có ý định thiết kế website bán hàng và quản lý nó, bạn có thể tham khảo sử dụng Sapo Web của Sapo để tối ưu hóa các tính năng cho website của bạn.
[the_ad id="23"]