Nhiều người nghĩ rằng, website chỉ như một công cụ trang trí cho đủ, người ta có thì mình có, đơn giản vậy thôi. Hoặc cũng có thể họ biết được lợi ích mà website mang lại, nhưng lại chưa biết nên đầu tư thế nào mới đúng.
Nếu muốn bán hàng trên website mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn phải chăm chút cho nó từng ngày, thậm chí từng giờ chứ không phải làm xong để đó. Nếu sau khi thiết kế web xong, bạn bỏ xó nó vì còn bận mải mê với Facebook, Zalo,… thì đây là một sai lầm đáng tiếc!
Bạn phải cho khách hàng biết được trang web của mình vẫn hoạt động bình thường bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ, các bài viết chia sẻ. Bạn cũng có thể chạy quảng cáo Google hoặc Facebook… càng nhiều càng tốt để kéo thêm lượt truy cập cho trang.
Ghi nhớ, chỉ có bạn mới hiểu được sản phẩm của mình, bởi vậy hãy yêu thương và nuôi dưỡng nó, tạo thương hiệu cho nó. Bởi mặc dù sản phẩm của bạn tốt thật đấy, nhưng chỉ mỗi bạn biết thì ích gì? Phải tạo danh tiếng cho nó thì khách hàng mới tự động tìm tới với bạn, rồi họ cũng yêu thích sản phẩm của bạn.
Có yêu thì mới mua hàng đúng không nào?
Nhưng tiếc thay, website của nhiều người kinh doanh hiện nay chỉ như con bù nhìn, thậm chí xấu tệ. Có nhiều site vào là muốn thoát ra liền.
Rồi nhiều người bắt đầu trách móc, tại sao tôi có website mà chẳng bán được hàng. Thật là lãng phí tiền bạc. Biết vậy không làm nữa, dành tiền chạy quảng cáo...
Thôi nào! Đừng đổ lỗi cho website không hiệu quả. Lỗi là tại bạn chưa biết cách làm cho nó hiệu quả thôi. Vì sao à? Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản bạn có thể xem nhé.
1. Nội dung website nghèo nàn
Sai lầm này cũng rất nhiều bạn kinh doanh đang mắc phải. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là đăng hình sản phẩm lên là xong. Mà cái ảnh các bạn cũng chẳng chỉn chu tẹo nào cơ. Ảnh mờ, xấu, kích thước thì không đảm bảo...
Trong khi đó cái quan trọng là cảm nhận của khách hàng như thế nào lại chẳng thèm để ý. Khi ghé vào một trang web mà chỉ có những hình ảnh đơn điệu, mờ nhạt bạn có thấy nhàm chán? Hoặc bạn đang quan tâm về lợi ích nếu bạn mua nó mà chẳng thấy có...
Bạn bắt đầu suy nghĩ. Phải chăng cửa hàng này thiếu chuyên nghiệp, hoặc hoạt động không hiệu quả?
Thay vì chỉ đăng những hình đơn điệu như vậy, bạn hãy chèn các thông tin cụ thể hơn về sản phẩm đó. Chẳng hạn như các lợi ích mang lại, ngày sản xuất, trọng lượng, giá cả, màu sắc, số lượng, xuất sứ, bảo hành, đổi trả, giao hàng,…
Sau đó là những lợi ích, công dụng mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng. Về phần này, bạn nên viết theo văn phong chia sẻ chứ không nên viết kiểu ràng buộc, khách sẽ cảm thấy như họ đang bị ép buộc mua hàng. Dưới đây là một ví dụ về mô tả sản phẩm thân thiện, bạn xem nhé!
Mô tả rất ngắn gọn, đầy đủ và thân thiện đúng không? Đọc xong ai chẳng thích thú và cảm thấy tin tưởng để mua hàng.
Xem thêm: Kỹ năng viết mô tả sản phẩm thu hút người đọc
Mỗi một sản phẩm sẽ có cách triển khai, đầu tư nội dung khác nhau. Bạn cho khách hàng kiến thức, họ sẽ tin và mua sản phẩm của bạn - đó chính là quy tắc “cho đi và nhận lại” đơn giản mà giúp bạn nâng cao lợi nhuận không ngờ đó!
2. Vì sao cần tốn tiền thiết kế website chuyên nghiệp?
Để có một trang web không quá khó và có nhiều cách để bạn xây dựng thành công. Bạn có thể mua tên miền, đăng ký hosting rồi dùng mã nguồn mở như wordpress, joomla,… hay sử dụng dịch vụ miễn phí có điều kiện dạng như giới hạn số sản phẩm, bài đăng hoặc chèn quảng cáo,…
Tuy nhiên, những giải pháp đó có thực sự đem lại hiệu quả bền lâu? “Của rẻ là của ôi”, mà còn miễn phí nữa thì…! Nếu đã xác định kinh doanh lâu dài thì tốt nhất nên đầu tư làm lấy một trang web đàng hoàng từ những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp. Cũng chả quá đắt đỏ, nhưng ngược lại bạn nhận được hàng triệu lợi ích mà những đơn vị thiết kế web giá rẻ, hay nền tảng miễn phí không bao giờ có được.
Vậy, bạn có nghĩ tới việc mình sẽ tự thiết kế một website hay chưa? Sẽ tốn nhiều thời gian lẫn tiền bạc hơn với những nhiệm vụ như cài đặt, viết và chỉnh code,… và vô vàn những lỗi kỹ thuật khác nữa. Như vậy, liệu chúng ta có còn thời gian để chăm sóc khách hàng? Trong khi bạn còn mải mê với web, lo lắng chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật thì các đối thủ cạnh tranh của bạn chắc chắn đã vượt xa!
Mình là chủ, cần để cho cái đầu thảnh thơi. Có thảnh thơi bạn mới suy nghĩ được nhiều cái. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ. Cái này mình khuyên thật lòng.
Quyết định là ở chính bạn, chọn miễn phí thì sẽ khó dùng, ít tính năng, rồi chán nản bỏ bê hay là đầu tư làm một website chuyên nghiệp, đa tính năng phù hợp xu hướng kinh doanh hiện hành với chi phí hợp lý?
3. Thế nào là một website bán hàng chuyên nghiệp
Một website nghèo nàn cả về tính năng lẫn nội dung chắc chắn sẽ là rào cản khiến bạn mãi chẳng phát triển được.
Thông thường, hiện nay một website bán hàng đạt chuẩn thì phải đáp ứng được các yếu tố:
- Giao diện responsive, hiển thị đẹp trên mọi loại màn hình thiết bị
- Tối ưu SEO đơn giản, dễ dàng lên top hơn
- Có kho ứng dụng riêng, thích xài gì thì cài, không có nhu cầu có thể gỡ bỏ. (Bạn tưởng tượng giống như các ứng dụng trên App Store của Apple vậy)
- Tích hợp đầy đủ hệ thống báo cáo, như đơn hàng, hàng tồn kho, lỗ lãi, Google Analytics… ngay trên quản trị website.
- Website có hỗ trợ nền tảng Omnichannel - bán hàng đa kênh. Có nghĩa là chỉ cần xài website là có thể đồng bộ sản phẩm và quản lý bán hàng trên mọi kênh khác (cửa hàng, Facebook, Zalo, Lazada, Sendo, Tiki…)
- Dễ dàng thao tác, chỉnh sửa, thay đổi thông tin trên quản trị
- Có hỗ trợ bảo hành trọn đời và dịch vụ chăm sóc 24/7
Hiện nay, chỉ đếm được trên đầu ngón tay các đơn vị thiết kế website đáp ứng được yêu cầu như vậy: Trong các đơn vị này, thì nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, với hơn 43,000 chủ shop đang xài website do Sapo cung cấp.
Túm lại, để kinh doanh trên website thực sự có hiệu quả thì bạn cần lưu ý đến 2 yếu tố:
- Lựa chọn được một giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp, hỗ trợ đầy đủ những tính năng cần thiết.
- Đầu tư phát triển mạnh nội dung website, kết hợp chạy quảng cáo, SEO, bán hàng đa kênh… để tìm kiếm khách hàng mới.
Chỉ khi biết cách khai thác website hữu hiệu nhất, và biết áp dụng công nghệ vào kinh doanh, lúc đó việc kinh doanh trên website mới thực sự mang lại lợi nhuận cho bạn.