Nếu gặp tình trạng duplicate content sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng SEO. Vì vậy, khi gặp tình huống này, các SEOer phải có những phương án kịp thời để tránh việc Google đánh giá sai về nội dung của bạn. Vậy duplicate content là gì? Check duplicate content như nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Duplicate content là gì?
1.1 Khái niệm duplicate content
Trong SEO, duplicate content có nghĩa là trùng lặp nội dung. Việc trùng lặp này có thể là sự giống nhau 90-100% về mặt nội dung, hoặc tương tự nhau về mặt chủ đề và cách triển khai….Giới hạn để xác định duplicate content là rất rộng: trong cùng 1 hệ thống website hay khác hệ thống website…
Ngoài khái niệm trên, duplicate content còn được hiểu là 1 trang web không mang lại nhiều giá trị nội dung cho người dùng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm phổ biến nhất đó là sự tương đồng về nội dung.
1.2 Vì sao lại bị duplicate content?
Duplicate content thường xuất hiện với nguyên nhân chủ quan từ phía quản trị viên. Dễ gặp nhất là trường hợp đăng 1 bài ở hai nơi khác nhau. Ví dụ, bài giới thiệu công ty đã xuất hiện ở trang chủ, nhưng tại blog lại xuất hiện 1 bài viết đó thêm 1 lần nữa, như vậy được tính là duplicate content.
Ngoài ra, duplicate content cũng có thể xuất hiện do 1 vài sự cố hy hữu khác, ví dụ như 2 người cùng viết chung 1 chủ đề, 1 bộ key, tham khảo cùng 1 bài và cách lên khung và triển khai cũng giống nhau.
Một trường hợp khác cũng rất dễ gặp đó là các bên copy nội dung trên website của bạn về làm tài nguyên của mình, khi Google phát hiện sẽ phạt 1 trong 2 nội dung bị duplicate content.
Bên cạnh những lý do kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng duplicate content. Dù nguyên nhân là khách quan hay chủ quan, bạn cũng cần phải tiến hành xử lý ngay sau khi phát hiện lỗi này.
Xem thêm: Kiểm tra nội dung do AI viết bằng AI writing check | Sapo.vn
2. Ảnh hưởng của duplicate content đến SEO
Như đã nói ở phần mở đầu, duplicate content nếu bị phát hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch SEO nói chung và thứ hạng nói riêng, cụ thể những ảnh hưởng đó là:
2.1 Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Sự xuất hiện các url hay các nội dung giống nhau đều khiến khách hàng cảm thấy hoài nghi về uy tín và chất lượng trang web. Vậy nên tỷ lệ khách hàng không quay lại kênh của bạn sẽ rất lớn.
2.2 Ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của Google
Các nội dung giống nhau cùng xuất hiện trên trang web của bạn sẽ khiến Bot của Google mất thời gian để đánh giá và lập chỉ mục website. Và điều này cũng thể dẫn đến việc Google nhầm lẫn nội dung gốc mà bạn muốn SEO với nội dung bị duplicate. Hệ quả là việc xếp hạng trên SERPs không đúng như kế hoạch SEO, url chưa được tối ưu, kém thân thiện, ảnh hưởng đến traffic.
2.3 Ảnh hưởng đến hiệu quả backlink
Bao nhiêu duplicate content đồng đồng nghĩa với bấy nhiêu url được tạo ra. Mặc dù cùng 1 nội dung, nhưng mỗi url lại có backlink đổ về khác nhau. Xét về tổng quan, điều này sẽ làm loãng giá trị của backlink, các url nội dung bị phân tách, không tương hỗ được cho nhau.
3. Nên làm gì nếu gặp duplicate content?
Khi gặp tình trạng duplicate content, bạn đừng vội vàng xóa 1 trong 2 nội dung, thay vào đó có thể thực hiện như sau:
3.1 Chuyển hướng 301
Chuyển hướng nội dung trùng lặp sang url gốc, như vậy khi khách hàng bấm vào bài viết trùng lặp kia sẽ được điều hướng sang nội dung gốc thay vì hiển thị lỗi “url không truy cập được”
3.2 Thay bằng nội dung mới
Thay vì xóa nội dung, bạn hãy biến nó thành 1 nội dung hoàn toàn mới, đem lại nhiều giá trị thiết thực cho người đọc. Cách làm này được Google đánh giá cao vì công cụ này luôn khuyến khích các trang web cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người dùng của họ.
3.3 Không xuất bản các nội dung trắng
Hãy đảm bảo rằng, các bài viết trước khi được xuất bản đều có nội dung và thông tin cần thiết. Nếu các trang web chưa được làm đầy nội dung, hãy ẩn nó trước khi bị khách hàng “phát hiện” và đánh giá website của bạn.
3.4 Quản trị nội dung logic
Tối ưu hệ thống quản trị website sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện duplicate content. Hãy đảm bảo rằng, các hạng mục trên website có thể link các nội dung lại với nhau, tạo thành 1 mạng lưới logic và hoàn chỉnh.
3.5 Sử dụng rel= "canonical"
Với những bài gốc, hãy sử dụng thuộc tính rel=”canonical” để khẳng định với Google đây là nội dung gốc, là bản đầu tiên. Như vậy, Google sẽ hiểu rằng đây là bài viết được chỉ định trong việc đánh giá và xếp hạng trên trang SERPs.
Xem thêm: Cách viết content bán hàng chất như nước cất | Sapo Web
4. Công cụ check duplicate content
Để biết nội dung có đang bị duplicate content hay không, bạn hãy check duplicate content bằng những công cụ dưới đây:
Copyscape: Đây là công cụ miễn phí check duplicate content vô cùng hữu dụng mà bạn có thể sử dụng. Chỉ cần gắn url, sau vài giây Copyscape sẽ cho bạn đáp án tổng quan nhất về mức độ trùng lặp.
Duplicate checker: Công cụ này sẽ cho bạn biết nội dung này có chuẩn unique hay không thông qua đoạn văn bản hoặc Url.
SemRush: Bạn sẽ phải trả phí để sử dụng SemRush, nhưng kết quả check duplicate content công cụ này đem lại rất xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.
Smallseotools: Công cụ này cũng sẽ check duplicate content thông qua đoạn văn bản mà bạn dán vào.
Google: Để nhanh nhất, bạn hãy check duplicate content bằng chính công cụ tìm kiếm Google. Copy đoạn văn bất kỳ và nhấn tìm kiếm, nếu là duplicate content, Google sẽ trả kết quả cho bạn.
Những nội dung về duplicate content trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về quản trị website. Hãy theo dõi những bài viết trên blog Sapo.vn để được cập nhật tin tức, kinh nghiệm về kinh doanh, công nghệ mỗi ngày nhé.
Xem thêm: Content pillar là gì? 5 bước để tạo ra bài content pillar