Các chỉ số "xương sống" mà tất cả content cần nắm chắc

Content không phải là công việc làm theo bản năng, người viết content cũng không thể đo lường dựa trên cảm tính. Để đánh giá content có hiệu quả hay chưa, bạn sẽ cần phải nằm lòng những chỉ số dưới đây.

1. Lưu lượng truy cập website, bài viết

Lưu lượng truy cập hay còn gọi là traffic, là một trong những chỉ số cơ bản, và quan trọng bậc nhất trong danh sách các chỉ số “xương sống”. Tất nhiên, nếu để đánh giá chi tiết tính hiệu quả của content, traffic không thôi thì chưa đủ, nhưng nếu không có chỉ số này, những kết luận của bạn sẽ chưa đủ tính chính xác.

Có hai hạng mục mà bạn sẽ phải quan tâm ở chỉ số này là:

- Tổng số traffic

- Nguồn traffic đầu vào

Về tổng số traffic, bạn có thể đo lường bằng Analytics hay Ahref. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ nội dung trên website đang có lượt tiếp cận rất tốt với khách hàng. Sự tiếp cận này có thể đến từ thứ hạng bài viết, volume từ khóa, quảng cáo, vị trí hiển thị trên website… Nói chung, có rất nhiều tố có thể tác động đến chỉ số traffic tổng, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. (link bài) hoặc nó có thể đến từ nguồn đầu vào.

Traffic có bao nhiêu nguồn đầu vào?

Hiện tại, có 10 nguồn lưu lượng truy cập website đó là: 

  • Organic Search: Nguồn tự nhiên đến từ những truy vấn không phải trả phí từ Google, Bing, Microsoft Edge…
  • Referral: Nguồn khách hàng được giới thiệu từ 1 trang web nào đó có link đổ về website của bạn.
  • Direct: Nguồn trực tiếp, truy cập bằng URL cụ thể, hoặc bằng domain trang web
  • (Other) or Unavailable: Nguồn chưa xác định, nguồn khác hoặc nguồn không khả dụng.
  • Generic Paid Search: Nguồn đến từ những từ khoá có trả tiền (nói chung). Đặc điểm chung của nhóm từ khóa này là CTR thấp, CPC cao và chất lượng chuyển đổi được đánh giá khá cao.
  • Display: Nguồn khách hàng truy cập trang web của bạn thông qua những banner của quảng cáo Google Display Network.
  • Paid Search: Nguồn khách hàng truy cập qua những quảng cáo trả phí PPC.
  • Branded Paid Search: Nguồn khách hàng đến từ những từ khóa thương hiệu trả phí.
  • Other Advertising: Nguồn đến từ các kênh quảng cáo khác ngoài quảng cáo hiển thị, ví dụ quảng cáo từ video…

Việc nắm vững những chỉ số này sẽ giúp cho content của bạn bám sát mục tiêu hơn. Ví dụ nếu như lượng traffic đến từ kênh social cao hơn, bạn sẽ cần có những kế hoạch khai thác nguồn khách trên những nền tảng này bằng cách đặt nhiều link dẫn trên Fanpage, các hội nhóm… Nếu traffic đến từ email tức là kế hoạch remarketing của bạn đang có dấu hiệu “tăng trưởng”.... 

Các chỉ số content

2. Time on Site - Thời gian trung bình khách xem trang

Mục đích khi sản xuất ra content thứ nhất là càng nhiều người truy cập càng tốt (traffic) và thứ hai là giữ chân khách hàng đọc bài viết của mình càng lâu càng tốt. Và chúng ta gọi chỉ số này là time on site (thời gian khách hàng trên trang).

Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể phần nào nắm bắt được:

- Thời gian người dùng đọc bài viết là bao lâu? Có phù hợp với số lượng thông tin mà bạn cung cấp hay không?

- Khách hàng dành nhiều thời gian tìm hiểu mục nào trong bài viết?

- Khách hàng sẽ click vào các link điều hướng/CTA sau bao lâu từ lúc truy cập?

Khách hàng dừng chân đọc bài lâu, có nghĩa content mang tính tích cực khá cao, nội dung gần với nhu cầu của khách hàng hoặc ít nhất những gì bạn thể hiện thực sự có sức lôi cuốn với đại đa số người dùng.

Để cải thiện tốt chỉ số này, các content hãy chú ý trong quá trình lên ý tưởng nội dung, ví dụ:

- Số lượng chữ trong mỗi bài viết nên từ 1.500 từ trở lên

- Thêm video minh hoạ, trích dẫn nội dung từ các nguồn uy tín để người dùng có thể hiểu hơn những gì mà bạn đang đề cập đến.

- Làm nổi bật những đoạn nội dung thú vị, tâm đắc, kêu gọi chuyển đổi.

- Thêm tính năng bình luận bài viết.

- Đảm bảo trải nghiệm UX/UI trên website.

3. Bounce rate - Tỷ lệ thoát trang 

Nếu chỉ số ở lại trang cao là điều mong ước của rất nhiều nhiều content và ngược lại, Bounce rate - tỷ lệ thoát trang cao lại là cơn ác mộng. Tỷ lệ thoát trang tức là khi khách hàng truy cập vào trang, họ không làm gì cả (click vào link điều hướng, click CTA, để lại comment…) thay vào đó là họ thoát trang luôn.

Trái với những giá trị tích cực mà chỉ số time on site mang lại, bounce rate cao khả năng lớn là:

  • Nội dung của bạn không đúng insight người dùng
  • Nội dung quá sơ sài
  • Tốc độ tải trang quá lâu
  • Thiết kế không thuận tiện cho người dùng….

Hiện nay, các content có thể theo dõi chỉ số thoát trang ngay tại Google Analytics. Hầu hết các website đều đang có bounce rate rất cao là >90%. Tỷ lệ thoát trang hoàn hảo, trong mơ nhất là trong khoảng 50 - 60%.

Và để đánh giá rõ ràng được chất lượng nội dung, bạn sẽ cần kết hợp chỉ số bounce rate này với tỷ lệ click (CTR). CTR cao mà bounce rate cao thì bạn sẽ phải gấp rút tối ưu lại nội dung trước khi quá muộn đó.

Các chỉ số content
Nhập caption

4. CTR - Tỷ lệ nhấp

Sở dĩ content cần quan tâm đến CTR vì chỉ số này sẽ phản ánh được sự quan tâm của người dùng với những gì mà bạn giới thiệu trên trang SERPs. Thông thường, bài viết càng có thứ hạng cao, CTR càng cao. 

Thứ hạng này có thể được xuất phát từ 2 yếu tố: Quảng cáo trả phí & SEO. Điểm chung của hai yếu tố này là đều cần thu hút khách hàng click vào content thông qua title, meta description…. Và để cải thiện CTR, bạn cũng sẽ cần tối ưu những phần này.

Để đo lường chỉ số CTR, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console. Các chỉ số mà công cụ này đưa ra được lấy trực tiếp từ hệ thống dữ liệu chủ của Google. Muốn đánh giá content kỹ hơn, bạn hãy kết hợp CTR với Impression, volume…từ đó để xem nội dung đang gặp vấn đề ở đâu, tìm phương án tối ưu thích hợp.

Xem thêm: Cách tính CTR và cách tối ưu CTR tăng chuyển đổi (sapo.vn)

Các chỉ số content

5. CR - Tỷ lệ chuyển đổi

Chuyển đổi thành doanh số là mục đích thực sự của tất cả những người làm marketing nói chung, content nói riêng. Để chuyển đổi thành công là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố:

- Nội dung cuốn hút

- Thông tin đầy đủ, đúng nhu cầu của khách hàng

- Trải nghiệm UX/UI tốt

- CTA đúng vị trí, hợp lý

Nghe qua thì tưởng đơn giản, nhưng trên thực tế để khách hàng đến được trang đích đã khó, để tạo ra hành động mua hàng/để lại thông tin tại trang đích còn khó hơn. Điều này đòi hỏi content phải xây dựng hệ thống điều hướng chặt chẽ, thuyết phục và tạo ra được sự tò mò cho người đọc. Tất cả mọi hướng đi đều có chung 1 điểm đích, như vậy giữ được chân khách hàng ở lại với nội dung của bạn lâu hơn.

Tuỳ và mục đích của mỗi chiến dịch marketing khác nhau mà phương hướng lên nội dung và tối ưu trải nghiệm cũng khác nhau. Ví dụ, cùng là mục tiêu doanh thu nhưng chỉ số thành công trong marketing mỗi bên sẽ khác nhau, đó là:

- Đăng ký dùng thử

- Tải Ebook về máy hoặc các tài liệu nói chung

- Hoàn thành biểu mẫu Google Form

- Đăng ký khoá học

-...

Và để đạt được những kết quả này, content sẽ phải liên tục đo lường CR - tối ưu lại nội dung và tiếp tục đo lường CR… Tất nhiên, CR bị chịu ảnh hưởng từ traffic, CTR, lead, bounce rate… Vậy nên khi tối ưu nội dung để cải thiện chỉ số này, bạn sẽ cần tối ưu cả những chỉ số trên để có được hiệu quả toàn diện nhất.

Các chỉ số content

6. Page of session -  Số trang mỗi phiên truy cập

Session là số phiên truy cập và Page of session là số trang mà người dùng đã truy cập trong 1 phiên đó. Có nghĩa là, dựa vào chỉ số này, content có thể biết được chất lượng điều hướng của các nội dung trên website.

Trung bình, 1 session là 30 phút, nếu khách hàng đọc nhiều bài viết trong 1 session tức là bạn đang khá thành công trong việc điều hướng, đánh trúng tâm lý khách hàng cần 1 điều gì đó giá trị hơn là bài viết hiện tại. Vậy nên họ click vào các link để thỏa mãn nhu cầu cầu đó.

Nếu khách hàng đọc ít bài trong 1 phiên, có thể đó là bài viết chất lượng, cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu, giữ được khách hàng. Hoặc nguyên nhân phổ biến nhất đó là họ cảm thấy content này không hữu ích, nên họ không muốn tìm hiểu trên.

Nhưng muốn rút ra được những kết luận trên, bạn sẽ cần kết hợp những chỉ số khác như: tim on site, bounce rate, CR… Session cao mà CR thấp cũng là điều khá nghiêm trọng, và ngược lại. 

7. Các chỉ số về social và Backlink

Không ít content khá bảo thủ trong việc đo lường chỉ số social vì cho rằng không quá quan trọng hoặc không cần thiết. Nhưng nếu bạn để ý trong mục phân loại nguồn traffic, nguồn từ social thường chiếm tỷ trọng khá lớn. Thế lý do là vì đâu?

Ở đây, chúng ta chỉ bàn về cách tiếp cận, chưa bàn về các hạng mục khác. Cách tiếp cận khách hàng trên các trang mạng xã hội thường dễ dàng hơn so với Google. Là bởi tại các Fanpage hầu hết đã có lượng người theo dõi nhất định, và ít nhiều bạn chia sẻ link lên đây sẽ tiếp cận được nhóm khách hàng này. 

Đặc biệt, social chính là miếng mồi ngon cho các content muốn viral thương hiệu, tăng traffic và kết nối cộng đồng biết đến website nhiều hơn. Và chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua chỉ số tăng trưởng hữu ích này cả.

Backlink là số lượng các liên kết ngoài, trỏ về trang web của bạn để tăng sức mạnh. Cả social và backlink đều nghiêng về mặt kỹ thuật nhiều hơn, nhưng content cũng cần ít nhiều hiểu và nắm được hai chỉ số này. Để rõ hơn về Backlink và gia tăng hiệu suất về hạng mục này, bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.

8. Điểm SEO

Và chỉ số cuối cùng trong danh sách ngày hôm nay cũng là chỉ số thân quen nhất trong content đó chính là điểm SEO. Điểm SEO tức là những nội dung mà bạn xuất bản đáp ứng được những yêu cầu về mặt trải nghiệm người dùng cũng như cấu trúc mà Google đưa ra.

Điểm SEO sẽ được tính dựa trên những yếu tố cơ bản trong bài:

- Số lượng chữ (không được dưới 800 từ)

- Số lượng ảnh có caption và alt

- Bài viết có link nội bộ hay chưa?

- Tỷ lệ phân bổ từ khóa..

Nếu điểm SEO của bạn trên 90%, tức là nội dung đã phù hợp về mặt kỹ thuật. Còn thứ hạng sẽ được search engine tính theo thuật toán của mình.

Các chỉ số content

với 8 chỉ số xương sống của content trên đây, hy vọng các bạn đã biết được các đo lường chất lượng nội dung sao cho chuẩn xác nhất. Hãy xuất bản những nội dung tuyệt vời cho khách hàng của mình, vì họ chính là mục tiêu lớn nhất mà bạn cũng như công việc của bạn hướng tới.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM