Năm 2014 được xem là năm bản lề đối với ngành thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam. Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài đã và đang tìm cách xâm nhập thị trường trong nước. Có thể kể đến những cái tên đình đám hiện nay như Rakuten của Nhật, Rocket Internet của Đức…
Cũng cần ghi nhận rằng việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn trong nước rất gay gắt khi một số công ty lớn như Vingroup, Thế giới di động đang có những động thái nghiên cứu để tham gia vào lĩnh vực này. Tất cả hiện nay đều đang nhắm tới miếng bánh được dự báo đạt trị giá 6 tỉ USD trong năm 2015.
1. Miếng bánh thị phần ngày càng bị xâu xé
Việt Nam là nước có mức độ tăng trưởng GDP cao: Đứng thứ hai ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có hơn 35 triệu người dùng internet, đứng thứ sáu ở châu Á, vượt qua cả Thái Lan, Malaysia là hai nước phát triển hơn. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối TMĐT của VC Corp cho biết nửa cuối năm 2013, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ quỹ đầu tư mạo hiểm như Ventures Capital đến các công ty TMĐT lớn trên thế giới vào Việt Nam.
Có thể kể đến những tên như Google, eBay, Amazon, Alibaba hay Rakuten (Nhật), trong đó Alibaba của Trung Quốc là một trong những công ty tích cực nhất, hợp tác với công ty Investment & Technology JSC làm đại diện. Còn Amazon và Rakuten thì đang dò tìm cơ hội hợp tác hay mua lại một đối tác trong nước. Rocket Internet của Đức đã ra mắt các website TMĐT Lazada, Zalora và FoodPanda. Chỉ hơn mới một năm, ba website này đã mang lại cho Rocket Internet hơn 120 triệu USD từ hàng loạt quỹ đầu tư như Holtzbrinck Ventures, AB Kinnevik, Summit Partners, Tengelmann Group hay Verlinvest...
Mặt khác, các đại gia bán lẻ, các siêu thị điện máy, siêu thị về đồ tiêu dùng nhanh (FMCG) tại VN trước giờ chỉ tập trung mạnh vào offline thì trong năm 2013 cũng đã âm thầm chuẩn bị lực lượng, tài nguyên, phương án để mở rộng và đẩy mạnh kênh online, đặt chỉ tiêu bán hàng online chiếm 5-10% tổng doanh số trong năm 2014 và 2015. Một trong những khía cạnh cần quan tâm đó là vẫn có hiện tượng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Điệp (CEO Vật giá) cho rằng, một số công ty lớn kinh doanh lĩnh vực Internet như Google, Facebook không chính thức hoạt động ở Việt Nam, không phải đóng thuế, không chịu sự quản ls của các cơ quan chức năng như các doanh nghiệp trong nước, do đó các công ty này có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định, không dễ để các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường dù có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn được thống trị bởi các công ty trong nước như Chodientu.vn, 5giay.vn, Vatgia.com…
2. Xu hướng thị trường ngách sẽ lên ngôi trong thương mại điện tử
Theo đại diện môt doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Internet thì càng nhiều đơn vị tham gia làm TMĐT càng tốt, nó góp phần làm cho thị trường nóng lên, giúp người dùng làm quen nhanh hơn với mô hình này đồng thời sẽ giảm thiểu chi phí huấn luyện thói quen sử dụng của khách hàng cho các doanh nghiệp làm thương mại điện tử ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy hiện nay không chỉ các công ty lớn mới đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh Internet mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tìm cách tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên mặc dù thị trường còn rất lớn, nhưng sân chơi này không thực sự dành cho các doanh nghiệp nhỏ nếu không có hướng đi riêng vì không chỉ gặp trở ngại trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà con chịu sức ép cực lớn từ các công ty lớn của nước ngoài.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết với tiềm lực tài chính mạnh thì các công ty nước ngoài sẽ nhanh chóng tiếp cận được đến khách hàng hơn bằng việc đổ tiền làm marketing, các doanh nghiệp trong nước nếu tài chính hạn chế cũng là một điểm khó khăn khi đương đầu với họ. Do vậy, chọn thị trường ngách sẽ hợp lý hơn cho các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam hơn là cách chọn đối đầu. Hoặc có thể hợp tác giữa hai bên, 1 bên tiềm lực tài chính mạnh, quy trình chuyên nghiệp với một bên thấu hiểu người dùng Việt Nam, như vậy tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.
Thị trường ngách theo nhận định của nhiều chuyên gia chính là cơ hội để các công ty có quy mô vừa có thể tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử cho năm 2015. Khi các ông lớn củng cố tài chính để cạnh tranh lẫn nhau thì các doanh nghiệp nhỏ có thể chọn cho mình bất kỳ mô hình nào mà ở đó mình có thế mạnh và phải có khả năng trở thành top đầu của thị trường ngách đó.
Các mô hình bán lẻ ở thị trường ngách có thể áp dụng như nhắm vào đối tượng trẻ em, đối tượng phụ nữ, dân văn phòng hay chỉ nhắm đến giới trẻ chẳng hạn. Thậm chí không cần trực tiếp tham gia làm TMĐT mà có thể cung cấp các giải pháp, dịch vụ cho TMĐT như: giao vận, thanh toán, marketing online,… Đây là các mô hình đã được nhiều doanh nghiệp nhỏ phát triển công trên thế giới. Các dịch vụ đó trên thế giới gọi là Cloud Services hay cụ thể hơn là Business Process as a Service (BPaaS).
Những nhà kinh doanh thương mại điện tử sẽ rất cần các công cụ như SMS/Email/Social marketing để triển khai và tối ưu hoá các chiến dịch marketing của họ. Hay như các công cụ chuyên "lắng nghe", phân tích và đo lường việc được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, diễn đàn và mạng xã hội…hay xử lý khủng hoảng truyền thông.
Những xu hướng thương mại điện tử chính trong năm 2015
Thương mại điện tử vẫn đang “khát” nhân lực