Nhà kho kí gửi là một mô hình kinh doanh bán lẻ rất thành công phổ biến trên toàn thế giới với những cái tên nổi tiếng như Second time around hay Once upon a chila…Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức này còn khá mới mẻ nhưng được đánh giá rất có tiềm năng để phát triển và rất phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay. Giới trẻ đã biến đến sự xuất hiện của những nhà kho kí gửi Sài Gòn, nhà kho kí gửi ở Hà Nội, vậy bản chất mô hình bán lẻ này là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Những lưu ý khi vận hành là gì? Hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu.
1. Nhà kho kí gửi là gì?
Hẳn là khi mở tủ quần áo hay giầy dép ra có không ít món đồ mà chúng ta không dùng tới mặc dù còn rất mới. Nếu bỏ đi thì lãng phí nhưng không biết là sẽ cho ai, nếu cho người không phù hợp thì người đó cũng sẽ không dùng, trong những trường hợp như vậy thì cách tốt nhất là hãy mang tới shop đồ kí gửi. Trong mối quan hệ giữa người bán và người mua thì nhà kho ký gửi (hay còn được gọi bằng cái tên tiếng Anh thông dụng là Consignista) sẽ là nơi trung gian nhận đồ: từ quần áo, giày dép, túi xách, sách truyện cho đến đồ điện tử, đồ trang trí, đồ bếp hay nội thất, đồ trẻ em… đã qua sử dụng, không còn quan trọng với nhiều người. Hoặc những món đồ đã từ lâu không được sử dụng thì bạn có thể mang tới nơi trung chuyển để những người đang cần có cơ hội được sở hữu chúng và bạn cũng sẽ được nhận lại một khoản tiền tương xứng với giá trị món đồ.
2. Nguyên tắc hoạt động của nhà kho kí gửi
Nhà kho nhận bán hàng kí gửi hoạt động không khác nhiều so với một mô hình bán lẻ, cũng có địa điểm, website, cũng cần quản lý sản phẩm, quản lý kho. Thông thường, người ký gửi tự định đoạt giá của sản phẩm nhưng giá thành phải tương xứng hoặc thấp hơn giá trị của món hàng chứ không nên vượt quá cao bởi hầu hết đều là những món đồ đã qua sử dụng.
Nhà kho sẽ là nơi trưng bày cũng như rao bán trên website những món đồ đó, ai có nhu cầu, mong muốn được sở hữu có thể tới tận nơi để mua hàng hoặc mua hàng online. Sau khi bán được sản phẩm thì người kí gửi sẽ phải chia phần trăm cho nhà kho bởi đó là mức phí nhà kho đã giúp giao bán, trưng bày. Tuy nhiên ít nhất người kí gửi cũng sẽ nhận được trên 50% mức giá bán được món đồ.
Trước khi kinh doanh, bạn phải có trong đầu ý tưởng trước, mường tượng sẵn cách mình sẽ vận hành cửa hàng như thế nào. Đối với mô hình kinh doanh nhà kho ký gửi cũng vậy. Việc xây dựng một quy trình ký gửi hàng và bán hàng rõ ràng, thuận tiện cho cả người quản lý và người ký gửi hàng là vô cùng cần thiết.
Hình thức này giúp cả người mua và người bán đều có lợi, người bán có thể giải phóng những món đồ không dùng tới mà vẫn thu được tiền còn người mua thì có thể sở hữu những món đồ như ý với giá cả phải chăng. Mô hình kinh doanh kí gửi này đánh đúng vào thị hiếu người tiêu dùng, muốn mua các vật dụng có giá trị sử dụng cao nhưng lại phải bỏ ra ít tiền. Với cách này vòng đời của sản phẩm được kéo dài, phí chi tiêu của mọi người có thể giảm xuống.
3. Những lưu ý khi bạn muốn thành lập một nhà kho kí gửi
Bởi vì bạn là người trung gian ở giữa giúp luân chuyển sản phẩm nên cần phải có chính sách cụ thể cho cả hai phía để tránh những lỗi không đáng có và giúp quá trình hoạt động được thuận lợi hơn.
Đối với khách hàng đến ký gửi
Nhà kho của bạn nhận và không nhận ký gửi những món đồ gì? Phạm vi những món đồ nhà kho của bạn nhận kí gửi bao gồm những gì? Bạn hãy liệt kê cụ thể để khách hàng có thể nắm rõ như: quần áo, nội thất, đồ bếp, đồ chơi trẻ em,…
- Tình trạng sản phẩm bạn nhận kí gửi ở mức nào?
- Cách thức và quy trình ký gửi đồ ra sao? Bạn nên có văn bản hướng dẫn khách quy trình ký gửi, từ việc chăm chút cho sản phẩm trước khi mang đến nhà kho định giá, phí khách phải trả, ngày nhận tiền, cách thanh toán, nếu đồ không bán được thì cách nhận lại ra sao? Khâu này đặc biệt quan trọng, quy trình càng đơn giản càng tốt những cũng phải chặt chẽ, tránh khó khăn cho khâu quản lý kho.
Đối với khách mua hàng tại nhà kho ký gửi
- Hãy công khai phương châm bán hàng của nhà kho, lợi thế cạnh tranh cũng như lợi ích của khách hàng khi mua sắm tại nhà kho ký gửi.
- Lên chính sách bằng văn bản cụ thể cho khách hàng mua trực tiếp tại nhà kho: khách mua nhiều có thể được hưởng những ưu đãi nào, khách hàng thân thiết, khách có voucher…thì sử dụng ra sao.
- Nếu khách ở xa muốn mua online thì cách thức thanh toán và ship hàng cụ thể? Hãy ghi rõ mức phí ship và thông tin tài khoản để khách dễ dàng thanh toán, tránh mất thời gian của cả hai bên.
Lưu ý về cách quản lý sản phẩm
Đối với nhà kho kí gửi việc quản lí hàng hóa, quản lí kho rất phức tạp. Mỗi mặt hàng có mức giá khác nhau và người sở hữu khác biệt, hàng được nhập vào kho và bán ra mỗi ngày rất nhiều, do đó nhân viên phải cẩn thận, tỉ mỉ nếu không rất dễ xảy ra sai sót. Chính vì vậy một lời khuyên hữu ích đó là các nhà kho kí gửi nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay để hạn chế tất cả những thất thoát và sai xót kể trên. Hệ thống phần mềm này có thể giúp bạn quản lí chi tiết sản phẩm, khách hàng, đồng bộ các đơn hàng online, xuất báo cáo khi được yêu cầu, bán hàng mọi lúc mọi nơi…nhờ đó bạn có thể hạn chế được thất thoát, tiết kiệm phí nhân công mà vẫn kiểm soát được mọi thay đổi trong cửa hàng.
Với phương châm “cũ người, mới ta”, nhà kho ký gửi đang là điểm hẹn mua sắm đầy triển vọng của mọi người.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Các mô hình kinh doanh bán lẻ thời hiện đại