Sau bài viết Mở cửa hàng áo cưới cần chuẩn bị những gì? chắc rằng bạn đã biết các công việc để mở một cửa hàng như ý không hề ít và việc nào cũng đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về thời gian, tiền bạc. Trong đó chúng tôi đã đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nhập những mẫu váy cưới sao cho vừa rẻ lại vừa đẹp để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bài viết này sẽ chia sẻ một số nguồn hàng áo cưới như vậy cho các bạn tham khảo.
1. Nguồn hàng áo cưới tại chợ Tân Bình
Nếu đã từng đến chợ Tân Bình tại Thành phố Hồ Chính Minh rồi vào khu vực áo cưới thì chắc hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp trước số lượng trang phục được bày bán ở đây. Trong chợ có nhiều sạp hàng khác nhau vừa cho thuê vừa có thể đặt may theo yêu cầu. Váy cưới bày bán ở đây có giá rất rẻ, nếu mua số lượng lớn chỉ vào khoảng 250.000đ trở lên, đặc biệt mẫu mã cực kì đa dạng, nhiều kiểu còn làm nhái giống y như hàng hiệu. Các loại áo vest cho chú rể, áo dài truyền thống hay soa-rê cũng có giá cả rất bình dân, phù hợp với những cửa hàng vừa và nhỏ. Còn nếu muốn đặt may riêng thì giá cả sẽ nhỉnh hơn một chút, nhưng cũng không quá đặt, thông thưởng chỉ bằng giá cho thuê của các cửa hàng lớn mà thôi.
Lý giải cho cái giá quá rẻ này chính là ở nguyên liệu, các loại vải voan, vải may vest, vải lót, hạt cườm, đá,… đều được mua theo cân tại các khu chợ khác rồi thuê người về gia công. Cũng chính vì vậy mà chất lượng của những bộ áo cưới này không được tốt cho lắm, nếu đối tượng khách hàng bạn hướng đến là tầng lớp bình dân thì mới nên chọn lựa.
2. Đường Hồ Văn Huê – Gò Vấp
Lại thêm một địa chỉ nguồn hàng áo cưới nữa cho những chủ shop tại Sài Gòn, chất lượng của váy cưới ở đường Hồ Văn Huê, Gò Vấp phổ biến từ trung bình đến cao cấp. Tại đây có rất nhiều studio vừa cho thuê, bán hoặc đặt may các mẫu riêng, tuỳ vào tình hình tài chính mà bạn nên đưa ra quyết định phù hợp. Đặc biệt, tại những cửa hàng này còn có các mẫu váy áo được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, bạn có thể xem xét để lấy về tạo điểm nhấn cho cửa hàng mình.
3. Các xưởng may áo cưới tại Hà Nội
Mặc dù không có khu chợ nào chuyên bán trang phục đám cưới như Sài Gòn, nhưng bù lại ở Hà Nội có rất nhiều xưởng may, cửa hàng với thương hiệu lớn, bạn có thể đến đặt may hoặc mua lại ở đây. Có thể kể đến một số thương hiệu được nhiều người biết đến như Hoàng Hải, Lekchi, Sue ann, Ribbon & Lace,… Dưới đây là một số “review” của những khách hàng với các thương hiệu đó:
“Hoàng hải có phong cách rõ nét, người thích sẽ khen kiêu sa, sang chảnh, cầu kỳ còn người không thích lại chê hơi diêm dúa, sến sẩm, chỉ phù hợp để mặc trên thảm đỏ. Nguyên liệu được chủ cửa hàng tự nhập nên không lo đụng hàng.”
“Áo cưới Lekchi tạo dấu ấn riêng với phong cách ren, thiết kế chi tiết, tỉ mỉ, sang trọng, tuy nhiên người khó tính sẽ cho rằng nó hơi lạm dụng, dáng không đẹp, chất liệu không có gì đáng nói.”
“Ribbon & Lace là thương hiệu trẻ, nhiều kiểu dáng phong cách nhưng áo cưới được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên một số mẫu như hàng Trung Quốc bình dân.”
Bên cạnh đó cũng còn một số thương hiệu mới nổi khác đáng được nhắc tới như Adin, Lamnhistudio, Hải Vân, Lê Nga,… với giá bình dân hơn, mẫu mã cũng khá đa dạng.
4. Nhập hàng áo cưới ngoại quốc
Ngoài những nguồn hàng lấy từ trong nước bạn có thể nhập áo cưới từ những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài để phục cho đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Một số thương hiệu được nhiều người lựa chọn là Vera Wang, Monique Lhuillier, Allure, Alexander McQueen,… Tuy nhiên bạn cần chú ý là áo cưới của các hãng phương Tây thường được thiết kế cho dáng người của nước họ nên đa phần không phù hợp lắm với dáng người Việt Nam, giá cả cũng rất đắt. Còn những thương hiệu của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc thì giá rẻ hơn, mẫu mã cũng gần tương tự như ở Việt Nam.
Với những nguồn hàng áo cưới này hi vọng bạn sẽ nhập được hàng với mức giá rẻ và chất lượng để phục vụ yêu cầu của khách.