Phòng khám đa khoa là mô hình kinh doanh đặc biệt và có điều kiện, không phải ai cũng có thể tự ý mở phòng khám tư nhân cho riêng mình. Do đặc thù công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe con người nên pháp luật ban hành các quy định, điều kiện mở phòng khám đa khoa rất chặt chẽ. Vậy đó là gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Phòng khám đa khoa chỉ là 1 trong các hình thức khám chữa bệnh được pháp luật cấp phép kinh doanh hiện nay. Vì vậy, không chỉ riêng phòng khám đa khoa tư vấn mà các mô hình dưới đây cũng phải tuân thủ các quy định về thủ tục, điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện
b) Cơ sở giám định y khoa
c) Phòng khám đa khoa
d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền
e) Nhà hộ sinh
g) Cơ sở chẩn đoán
h) Cơ sở dịch vụ y tế
2. Phòng khám đa khoa là gì?
2.1 Khái niệm
Phòng khám đa khoa là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu là dành cho việc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hay nói đơn giản hơn, một phòng khám nói chung là phục vụ bệnh nhân đến thăm khám, điều trị mà khác với bệnh viên thì bệnh nhân thường không ở lại qua đêm. Vì vậy, phòng khám đa khoa sẽ chỉ được thực hiện các ca bệnh không quá nguy hiểm và bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà theo chỉ dẫn của y bác sĩ.
Phòng khám có thể được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, hình thành do tài trợ, và thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương.
2.2 Đặc điểm
Phòng khám được điều hành bởi một hoặc một số bác sĩ đa khoa hoặc người quản lý hành nghề Vật Lý Trị Liệu. Một số phòng khám hoạt động bởi người sử dụng lao động, tổ chức chính phủ hoặc các bệnh viện và một số dịch vụ lâm sàng bên ngoài của các công ty tư nhân, chuyên cung cấp dịch vụ y tế.
3. Cơ sở pháp lý thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tư nhân
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
- Thông tư 278/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
- Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh
4. Các bước cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa
Phòng khám đa khoa dù chịu sự quản lý của bộ Y tế vậy nên trình tự các bước cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế như sau:
Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế;
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp GPHĐ:
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
- Sau khi nhận thấy hồ sơ gửi về đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thanh tra và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
- Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Sở Y Tế trả giấy phép hoạt động cho cơ sở
Các y bác sĩ có nhu cầu mở phòng khám có thể nộp trực tiếp tại Sở Y tế hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết trong 45 ngày.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm và điều kiện mở quầy thuốc tây
5. Một số điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
1. Quy mô phòng khám đa khoa:
a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
b) Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
2. Cơ sở vật chất: Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
3. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
4. Nhân sự:
Số lượng bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.”
Hy vọng qua bài viết dưới đây, các bạn đã nắm được những thông tin liên quan đến thủ tục và điều kiện để mở phòng khám đa khoa tư nhân. Hãy cùng đón đọc những bài viết sau trên sapo blog nhé