Cục thương mại điện tử cho biết nếu như 2013 số lượng tài khoản doanh nghiệp chỉ ở mức 1.923 thì năm 2016 gấp 10 lần với 19.456. Số lượng tài khoản cá nhân đăng ký cũng tăng từ 305 lên 7.170. Số hồ sơ thông báo đạt mức 25.529, gấp gần 50 lần so với cách đó 3 năm.
Trong phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 1/11 về về kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo để tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hợp lý ở các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm.
Tổ chức lại thị trường nội địa, trong đó chú ý thị trường bán lẻ cũng là điều được Phó thủ tướng nêu ra. Trong đó có xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhằm xác định lộ trình, cơ cấu vốn đầu tư một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Xác định những dự án ưu tiên, tổ chức lại để sản xuất theo hướng phát triển mạnh những doanh nghiệp.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương cũng cho thấy giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm. Không nằm ngoài xu thế chung của ngành, thương mại điện tử Việt Nam cũng có những thay đổi chóng mặt.
Chia sẻ tại Hội thảo Bán hàng cuối năm - Từ ý tưởng tới thực thi do Hiệp hội thương mại điện tử cùng Bizweb tổ chức, ông Lê Đức Anh, Cục thương mại điện tử cho biết nếu như năm 2013 số lượng tài khoản doanh nghiệp chỉ ở mức 1.923 thì năm 2016 gấp 10 lần với 19.456. Số lượng tài khoản cá nhân đăng ký cũng tăng từ 305 lên 7.170. Số lượng hồ sơ thông báo đạt mức 25.529, gấp gần 50 lần so với cách đây 3 năm.
Lấy ví dụ về ngày mua sắm Single Day của Trung Quốc bắt đầu từ 2007 và bùng nổ vào 2013. Ông Anh cho biết mất 1 khoảng thời gian từ 5-6 năm trước khi bùng nổ thành sự kiện mua sắm quốc gia này. Đối với Việt Nam, đại diện cục TMĐT cho rằng Online Friday của Việt Nam đã bước sang nhịp thứ 2 thay vì câu chuyện truyền thông như 3 năm trước.
"Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Thị trường thương mại điện tử cuối năm sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn", vị này đánh giá.
Vốn có 4 năm tổ chức Online Friday, ông Đức Anh cũng gợi mở những phương hướng để chiến thắng trong cuộc đua khốc liệt này. Theo đó thông điệp gửi tới khách hàng là rất quan trọng. "Thông điệp này cần ngắn gọn, súc tích, càng ít thông tin càng tốt. Thậm chí 1 thông tin để người tiêu dùng nhớ tới chương trình", chuyên gia gợi ý.
Điểm thứ 2 các doanh nghiệp cần lưu ý chính là thói quen mua sắm của người tiêu dùng để lựa chọn sản phẩm cũng như kênh bánh hàng phù hợp. Theo thống kê của của cục TMĐT, kênh mua sắm thương mại điện tử của người Việt chủ yếu đến từ Diễn đàn, mạng xã hội (60%), Website TMĐT bán hàng (67%) và sàn giao dịch TMĐT (41%).
Về các mặt hàng các sản phẩm được mua sắm nhiều nhất qua kênh thương mại điện tử là Quần áo, giày dép, mỹ phẩm (56%), Đồ công nghệ và điện tử (55%), Thiết bị đồ dùng gia đình (48%), Vé máy bay tàu hỏa oto (45%) trong ngày mua bán trực tuyến Online Friday.
Hàng hóa hóa được mua qua mạng nhiều nhất trong Online Friday
Ngoài ra yếu tố niềm tin cũng là được chuyên gia này nhấn mạnh. Theo đó, chất lượng hàng hóa dịch vụ cũng là yếu tố đầu tiên người mua hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến, tiếp theo là giá cả, sau đó là uy tín người bán. Do niềm tin với người bán hàng cũng chưa cao nên hình thức thanh toán chủ yếu hiện này của thương mại điện tử vẫn là COD (thu tiền sau khi giao hàng). Ngược lại người bán hàng cũng không tin người tiêu dùng do đặt hàng xong hủy đơn, không thanh toán cũng cao.
Số liệu báo cáo của Nielsen cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2016 đã đạt tới mốc 4 tỷ USD. Với 45% dân số hiện nay đã tiếp cận với Internet và đặc biệt cao tại Hà Nội và Tp. HCM, ngành thương mại điện tử hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và bùng nổ nhưng để có được chỗ đứng, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất nhiều việc phải làm.
Theo Cafebiz