Giải pháp quản lý hiệu quả các kênh và xử lý đơn hàng thống nhất

Nhiều doanh nghiệp hiện nay không chỉ bán hàng trên kênh truyền thống mà mở trên kênh online. Xu thế hòa quyện và sử dụng đồng thời các hình thức bán hàng online với truyền thống và xu hướng bán hàng đa kênh được được nhiều doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới những phức tạp trong kiểm soát, quản lý, xử lý đơn hàng theo quy trình thống nhất.

 

 

Điều này được các chuyên gia khẳng định khi nhìn nhận về xu thế phát triển của thương mại điện tử, bán lẻ hiện đại ở Việt Nam tại buổi công bố giải pháp công nghệ quản lý bán hàng Sapo 2.0 hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả việc bán hàng đa kênh ngày 6/12.

Từ kết quả khảo sát, ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty CP công nghệ DKT cho biết, những khó khăn, phức tạp mà các doanh nghiệp quan tâm nhất đó là giải pháp để kết hợp giữa bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng để mang lại hiệu quả cao nhất. Với các doanh nghiệp đang bán hàng truyền thống sẽ quan tâm tới bán hàng online và với những doanh nghiệp đang bán hàng online sẽ quan tâm tới tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Theo khảo sát từ các doanh nghiệp kinh doanh online, website và facebook là hai kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay, tương đương 55% và 51%. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều xây dựng webstie và tìm cách bán hàng trên facebook. Bên cạnh đó, các hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, Zalo cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao, ở mức 29% và 26%.

Còn khi khảo sát các doanh nghiệp bán hàng truyền thống, mặc dù hình thức bán hàng tại cửa hàng, showroom mang lại hiệu quả nhất nhưng phần lớn các đơn vị này cũng thừa nhận, bán hàng trên wesite và trên sàn thương mại điện tử, facebook cũng mang lại hiệu quả cao, chỉ sau cửa hàng truyền thống. Điều này minh chứng rõ nét về xu hướng dịch chuyển và sự quan tâm của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh bán hàng kiểu truyền thống tới hình thức bán hàng online, tìm các cách khác nhau để tiếp cận khách hàng.

Lấy ví dụ về trường hợp của Mandala, xuất phát ban đầu bán hàng trên website nhưng sau đó tiếp tục mở rộng bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, trên facebook và Zalo…Mặc dù các kênh bán hàng này mang lại hiệu quả nhưng đơn vị này vẫn mở thêm cửa hàng offline và vẫn hút được khách hàng. Như vậy, đơn vị này đã đồng thời bán hàng trên cả 6 kênh mang lại hiệu quả cao.

Có thể thấy, việc bán hàng trên nhiều kênh khác nhau, cùng một lúc bán hàng ở nhiều nơi là một xu thế hiện nay trong kinh doanh thương mại điện tử đang được nhiều shop, doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, ngành bán lẻ Việt Nam chỉ có hướng đi bán hàng đa kênh. Nếu như nhà bán lẻ nào chỉ tập trung cho kiểu bán lẻ cổ truyền hoặc chỉ bán hàng online…sẽ không phải là con đường đúng đắn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại điện tử, việc bán hàng đa kênh cũng dẫn tới những phức tạp trong kiểm soát, quản lý. Các doanh nghiệp không thể quản lý bằng sổ sách. Mặt khác, nếu sử dụng 6 giải pháp để quản lý 6 kênh bán hàng khác nhau cũng rất phức tạp, mất thời gian. Khi các doanh nghiệp ứng dụng cả bán hàng online và truyền thống nếu dữ liệu bán hàng không đồng bộ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những điểm phức tạp của kinh doanh trên internet đó là việc vận hành, xử lý bán hàng với quy mô số lượng lớn. Nếu khi doanh nghiệp chỉ có 10 đơn hàng thì việc xử lý khá đơn giản nhưng nếu quy mô tăng lên 1000 đơn hàng ở nhiều kênh khác nhau thì việc xử lý sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Thực tế hiện nay, việc một doanh nghiệp nhỏ bán 1000 đơn hàng mỗi ngày là không hiếm…Chính điều này đòi hỏi phải có giải pháp để quản lý toàn diện, hiệu quả tất cả các kênh bán hàng và xử lý đơn hàng trên một quy trình duy nhất một cách nhanh chóng, chính xác.

Để hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị khi triển khai bán hàng đa kênh, ông Tuyến cho biết, với giải pháp phần mềm quản lý bán hàng phiên bản 2.0 có thể hỗ trợ bán hàng đa kênh; tích hợp với các đơn vị vận chuyển; ứng dụng quản lý nhân viên giao hàng; hỗ trợ mobile và kho ứng dụng. Sapo 2.0 sẽ hỗ trợ bán hàng đa kênh một cách toàn diện, giúp người dùng đo lường hiệu quả chi tiết của từng kênh và đưa ra quyết định một cách chính xác, nhanh chóng. Đây là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng theo phương thức nền tảng mở, tiên phong trong việc tích hợp các ứng dụng phát triển bởi bên thứ ba nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của các chủ shop.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhận định, giải pháp này hỗ trợ đáp ứng tốt cho cả các nhà bán lẻ truyền thống và trực tuyến cũng như những nhà bán lẻ kết hợp nhiều kênh. Ông Hưng hy vọng điều này sẽ tạo bước đột phá mới cho ứng dụng bán hàng trực tuyến ở Việt Nam.

Còn với các DN tin tưởng giải pháp này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp các chủ cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên môi trường trên internet. Giải pháp này có thể hỗ trợ các đối tượng kinh doanh với quy mô khác nhau một cách hiệu quả. Theo các doanh nghiệp, việc phần mềm quản lý bán hàng kết hợp với nền tảng website không còn là điều mới mẻ. Sapo đã tích hợp với Bizweb và sẽ là phần mềm bán hàng đầu tiên tích hợp với wordpress (Woocommerce). Cho tới nay, có thể nói Wordpress và Bizweb là 2 nền tảng web được phần lớn các website tại Việt Nam sử dụng. Bên cạnh đó, xu hướng bán hàng đa kênh đang lên ngôi, ngoài website, các chủ doanh nghiệp, chủ shop còn lựa chọn bán trên nhiều kênh khác như mạng xã hội, sàn TMĐT, diễn đàn, bán tại cửa hàng...đòi nhu cầu quản lý xâu chuỗi tất cả các kênh quy về một nơi.

 

Đọc báo in:

 

Theo Thời báo kinh tế Việt Nam

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày Dùng thử miễn phí 7 ngày

Để trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cùng Sapo

ic1Asset 1