Dân kinh doanh chuộng phần mềm quản lý bán hàng có thể “gọi” shipper tự động

Ngày càng nhiều chủ shop tại Việt Nam sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tích hợp các ứng dụng như SMS Marketing, Email Marketing, quản lý đơn vị vận chuyển, shipper…

 


Theo đánh giá của giới thương mại điện tử, trên thế giới hiện nay, xu hướng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đang dịch chuyển theo hướng từ phần mềm quản lý bán hàng truyền thống sang phần mềm có hỗ trợ bán hàng đa kênh, tích hợp theo nhu cầu các ứng dụng phục vụ từ A-Z cho hoạt động kinh doanh.


Tại Việt Nam, giữa bối cảnh bán hàng đa kênh (Omni Chanel) đang trở nên phổ biến, các chủ cửa hàng cũng không chỉ cần một phần mềm quản lý bán hàng mà còn cần giải pháp tích hợp ứng dụng, kết nối với phần mềm để tạo ra một chu trình bán hàng và quản lý cửa hàng khép kín thay vì phải tự kết nối từng kênh bán hàng, từng dịch vụ, gọi điện cho các đơn vị vận chuyển mỗi khi có đơn hàng…


Ngoài ra, do gặp khó khăn trong việc đầu tư các giải pháp công nghệ nên các chủ cửa hàng phải mất nhiều thời gian để liên hệ, kết nối gây mất tập trung trong kinh doanh, tốn kém chi phí.


Từ nhu cầu đó, một phần mềm quản lý bán hàng trên nền tảng mở để tích hợp các nền tảng website cùng các ứng dụng phục vụ kinh doanh như SMS Marketing, Email Marketing… và đặc biệt là tích hợp quản lý đơn vị vận chuyển, shipper… đang được nhiều chủ shop, người kinh doanh lưu tâm và lựa chọn.

Theo ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty Cổ phần Công nghệ DKT (đơn vị chủ quản Sapo.vn, phần mềm được xây dựng theo nền tảng mở, tích hợp các ứng dụng phục vụ kinh doanh theo xu hướng trên - PV) cho hay, với xu hướng này, thay vì tự lo kết nối từng khâu từ A-Z trong quá trình kinh doanh, các chủ shop, chủ doanh nghiệp sẽ chỉ cần sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng nền tảng mở.


Phía cung cấp dịch vụ sẽ lo kết nối, việc của người dùng là lựa chọn sử dụng hoặc không, tích hợp hoặc bỏ qua.


Bà Tống Thị Ngọc Ánh, CEO chuỗi cửa hàng đồ làm bánh Beemart.vn đánh giá: việc sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng nền tảng mở đã giúp Beemart tối ưu quy trình bán hàng nhanh gấp 3 lần, tiết kiệm được 50% chi phí, nhân lực.
Ngoài ra, với khoảng hơn 100 đơn hàng mỗi ngày cần gửi sang các đối tác giao hàng chuyển cho khách thì một phần mềm có tích hợp vận chuyển trở nên cần thiết hơn.


Ông Kiên Hoàng, CEO chuỗi cửa hàng thời trang 22 Décembre cũng cho hay tỷ lệ bán hàng online của 22 Décembre chiếm 1/4 doanh thu mỗi tháng. Nhờ tính năng quản lý giao hàng của phần mềm bán hàng, hiệu suất bán hàng online được cải thiện đáng kể và giải quyết các đơn hàng nhanh chóng hơn.


“Thay vì vất vả tìm và liên hệ đơn vị giao hàng hay mang hàng đi gửi vận chuyển, sau khi đơn hàng được cập nhật sẽ được gửi thẳng đến đối tác vận chuyển, cửa hàng chỉ việc đóng gói và chờ đối tác vận chuyển đến lấy”, đại diện 22 Décembre cho hay.


Theo thống kê, trên cả nước hiện đang có khoảng 200.000 cửa hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và nhu cầu này vẫn liên tục tăng lên. Vì thế, các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp cần thường xuyên cập nhật, không chỉ theo sát nhu cầu mà còn phải đón đầu và tạo ra xu hướng.
Ngoài ra các chủ shop, chủ doanh nghiệp, khi lựa chọn một phần mềm bán hàng cũng cần rõ ràng về mục đích của mình để tìm được giải pháp phù hợp nhất.

 

Theo iCTnews

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày Dùng thử miễn phí 7 ngày

Để trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cùng Sapo

ic1Asset 1