DKT - một trong ba hậu vệ sáng giá của Thương mại Điện tử Việt Nam

[Theo techasia.com] - Nếu thị trường thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) năm 2014 được ví như một trận bóng đá  thì đây có thể là trận đấu thu hút nhất từ trước đến nay với sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn.
 

Nếu thị trường thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) năm 2014 được ví như một trận bóng đá thì có lẽ, các tên tuổi quen thuộc như Lazada, Vatgia, CungMua & NhomMua HotDeal, và gần đây còn có VinE-com hay Sendo, được xem là các tiền đạo trên sân cỏ. Khi đó, những con số của các khoản tiền đầu tư khủng vào ngành hay số giỏ hàng xuất ra hàng ngày có thể ví như số lượng và chất lượng các pha ghi bàn của các cầu thủ ấy. Và trận đấu TMĐT năm 2014 này có thể là trận đấu thu hút nhất từ trước đến nay.
 

 

Cho đến thời điểm này, VinE-com được chờ đợi là sẽ sớm công bố chiến thuật của mình. Lazada lại cho biết sẽ dùng cửa hàng offline và mobile như mũi nhọn tấn công trong thời gian tới. Ngoài ra, Sendo của FPT cũng cho hay là họ đang chuẩn bị ghi thêm bàn thắng khi trở thành sàn TMĐT số một Việt Nam.

Tuy nhiên, trong lúc hồi hộp chờ đợi các bàn thắng ngoạn mục được ghi, chúng tôi muốn gieo vào thị trường này một nốt lặng để nhìn về các “hậu vệ” của cuộc chơi TMĐT.

Vai trò của các hậu vệ trong ngành TMĐT

Vì là hậu vệ nên họ ít được biết đến như các tiền đạo kể trên. Tuy nhiên, họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong TMĐT: xây dựng nền tảng vững mạnh cho mô hình thương mại online này phát triển. Đó là các nền tảng: bán hàng trực tuyến, giải pháp thanh toán, giải pháp vận chuyển, tư vấn, marrketing, chăm sóc khách hàng và còn nhiều hơn nữa.

Không chỉ có TMĐT, mà cả nền kinh tế nói chung chỉ có thể tăng trưởng bền vững khi được hỗ trợ bởi một hệ sinh thái vững mạnh, bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Có thể hiểu nôm na, hệ sinh thái được đề cập ở đây là một cộng đồng kinh tế được hỗ trợ bởi các bên mua bán, các tổ chức, các nhân, các chính sách, các nền tảng liên quan, chi phối đến toàn ngành.

Chia sẻ về hệ sinh thái trong TMĐT, anh Nguyễn Hòa Bình, CEO của Peacesoft, một trong những hậu vệ sáng giá của ngành nhận định:

"Ngành TMĐT Việt Nam hiện nay đang còn non trẻ và phải đối mặt với những khó khăn là cơ sở hạ tầng TMĐT yếu, mức độ nhận thức về TMĐT chưa nhiều, nhân sự chuyên nghiệp trong ngành còn thiếu, và tương tự, các kênh truyền thông cho ngành vẫn còn khan hiếm."

Rõ ràng, chúng ta khó lòng đi qua bờ bên kia sông một cách nhanh chóng nếu không có chiếc cầu bắt ngang. Thị trường TMĐT cũng thế, sẽ vất vả hơn rất nhiều hay cũng có thể là bất khả thi cho các công ty bán hàng online mang sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng nếu như không tồn tại một nền tảng hạ tầng cho TMĐT.

Ngoài ra, nếu thiếu đi những nền tảng này trong hệ sinh thái TMĐT thì những công ty muốn bắt đầu bước vào sân chơi này cũng không biết nên bắt đầu từ đâu.

Vậy các khuôn mặt hậu vệ sáng giá trên sân cỏ TMĐT là ai?

Ứng viên thứ nhất: PeaceSoft




Chúng ta có thể biết Shipchung, cổng giao nhận vận chuyển hàng hoá cho các giao dịch TMĐT, đang được truyền thông nhắc đến nhiều trong thời gian này. Đây chính là một giải pháp về giao nhận trong TMĐT được phát triển bởi Peacesoft.

Có thể nói, Peacesoft là công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp cho TMĐT. Tuy nhiên khởi điểm của công ty này không phải là một công ty cung cấp giải pháp TMĐT nhưng là một công ty chuyên về outsource.

Ra đời từ năm 2001, thời điểm mà khi nói đến TMĐT, anh Bình nói, “những người bán hàng nhìn mình như người ngoài hành tinh”.

Tuy nhiên, tầm nhìn của công ty nnày là: tương lai lâu dài, để giàu có, phải làm ra một sản phẩm bán được cho triệu người. Tầm nhìn này đi kèm với việc không tin tưởng vào tương lai lâu dài của việc làm outsourcing phần mềm.

Cơ hội đã đến cho công ty này vào năm 2005 khi PeaceSoft trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam nhận được vốn đầu tư từ IDG.

Có thể xem đây là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty này. Không có đầu tư từ IDG, chưa chắc chúng tôi làm TMĐT, CEO của PeaceSoft chia sẻ.

Với khoảng 300 nhân viên, Peacesoft hiện đang vận hành các trang sau:

  1. ChoDienTu.vn - Chợ Điện Tử được biết đến như TaoBao hay eBay của Việt Nam. Cái tên gợi cho ta về hình ảnh một chợ bán hàng điện tử. Nhưng không phải vậy, đây là một chợ TMĐT đa ngành hàng.

  2. ProStore - Giải pháp “một cửa” cho các cửa hàng bán lẻ trực tuyến vừa và nhỏ. Giải pháp này được cho là chuyên nghiệp mà tiết kiệm hơn so với việc họ tự thiết lập trang web bán hàng riêng cho mình. Danh sách các cửa hàng sẽ được đồng bộ hóa với ChoDienTu để tăng khả năng bán hàng của các cửa hàng.

  3. eBay.vn - Nền tảng bán lẻ xuyên biên giới đầu tiên tại Đông Nam Á cho phép các chủ cửa hàng vừa và nhỏ mua bán trực tiếp mua bán ra bên ngoài thế giới.

  4. AdNet.vn - Nền tảng liên kết mở về quảng cáo dựa trên mô hình tính phí theo tầng suất hiển thị quảng cáo.

  5. NganLuong.vn - Được biết đến như Alipay / PayPal của Việt Nam: nền tảng thanh toán trực tuyến và ký quỹ đầu tiên và lớn nhất cho TMĐT và hàng hóa kỹ thuật số. Đây là một trong số hiếm hoi các công ty hiếm hoi được cấp phép bởi Ngân hàng Trung ương. NganLuong hiện đang tham gia liên doanh với nhóm MOL và hợp tác với PayPal để phục vụ cho nhu cầu mua lại các gian hàng xuyên biên giới.

  6. ShipChung.vn - Cửa ngõ vận chuyển đầu tiên và duy nhất kết nối các công ty TMĐT với các công ty vận chuyển. ShipChung.vn cung cấp chức năng lựa chọn phương thức vận chuyển trên các trang TMĐT, bao gồm:
    - Tính phí vận chuyển
    - Đặt lệnh vận chuyển tự động khi đat hàng
    - Thanh toán tiền mặt thay vì thanh toán cho tài khoản e-Wallet NganLuong của người bán.

Ứng Viên thứ hai: DKT





Nhắc đến DKT thì không thể không nhắc đến khoản đầu tư được Cyber Agent rót vào hồi đầu năm. Trong ba năm liên tục 2010, 2011 và 2012, DKT đạt mức tăng trưởng doanh thu 300%. Họ dự kiến sẽ đạt doanh thu 20 triệu USD vào năm 2015.

Thành lập tháng 8 năm 2008, cựu nhân viên FPT, anh Trần Trọng Tuyến, cùng với 4 người bạn với ước mơ xây dựng một công ty TMĐT do người Việt nam làm chủ, tạo ra những sản phẩm hữu ích để góp phần thúc đầy sự phát triển của TMĐT Việt nam.

Kế hoạch này bị gác lại trong những năm 2008, 2009 để nhường chỗ cho outsourcing vì thiếu vốn. Mãi cho đến tháng 4 năm 2010, startup này mới vực dậy mơ ước của mình bằng việc ra mắt nền tảng TMĐT đầu tiên: Bizweb.vn.

Tuy có cùng khởi điểm là làm outsourcing như PeaceSoft, nhưng dường như hướng đi của DKT trong hệ sinh thái TMĐT là tập trung phát triển một chuỗi các giải pháp cho nền tảng bán hàng và marketing online.

Hiện nay, DKT đang vận hành các trang sau:
 
  1. Bizweb.vn – Một nền tảng các giải pháp thương mại điện tử. Đây là sản phẩm chủ lực của DKT với có trên 4000 merchant bán lẻ đang hoạt động. Dự Dự kiến năm nay chúng tôi sẽ có khoảng 8000 merchant trả phí.

  2. Bizmail.vn – Một dịch vụ email marketing, giúp các nhà kinh doanh quản lý khách hàng.

  3. Lamsao.com – Có thể so sánh mô hình của trang với eHow. Đây là trang blog giúp trả lời cho người dùng câu hỏi: làm sao? và giúp người dùng tự tin giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

  4. Hangtot.com – Một chợ thương mại điện tử với hơn 2 triệu sản phẩm thuộc tất cả các ngành hàng và khoảng 10.000 gian hàng đang hoạt động. Ra đời như một sàn giao dịch dành cho các Merchant của Bizweb. có khả năng đồng bộ dữ liệu với Bizweb.vn nên sẽ giải quyết được bài toán thông tin sai lệch, giá ảo mà các sàn giao dịch hiện nay ở Việt nam hiện nay đang vướng phải.

  5. Vietclick.com – Một mạng lưới quảng cáo trực truyến giúp bạn tự tạo và quản lý những mẫu quảng cáo phù hợp với sản phẩm dịch vụ theo cách riêng của mình.

Ứng viên thứ 3: VatGia


Khó có thể so sánh Vật Giá với PeaceSoft hay DKT dưới góc độ xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ TMĐT, hay với DKT về một chuỗi các giải pháp bán hàng và marketing cho TMĐT, nhưng VatGia, chợ TMĐT thành công nhất Việt Nam năm ngoái, cũng là một điểm sáng đáng chú ý trong trận đấu khi tung ra webbnc được cho là sẽ cạnh tranh với Bizweb của DKT.

Ngoài ra, còn có 123mua, hay enbac.com. Các trang này hoàn toàn có khả năng sẽ vươn lên và tạo ra một hệ sinh thái nền tảng cho TMĐT Việt Nam.

Lời kết

Nhìn vào tương lai của thị trường TMĐT Việt Nam, chúng ta có thể thấy được nhu cầu cần thiết phải có các hậu vệ trong ngành là rất lớn.

Dự đoán về thị trường trong TMĐT trong thời gian sắp tới, CEO của DKT, anh Trần Trọng Tuyến cho hay:

"Năm 2015-2016, TMĐT Việt Nam sẽ có một bộ mặt hoàn toàn mới, mang đến những trải nghiệm và lợi ích thực sự cho người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp tham gia TMĐT. Quy mô của thị trường sẽ lớn ít nhất gấp 2 lần hiện nay (Quy mô khoảng 1,3 tỷ USD). Xu thế phổ biến của các dịch vụ Điện toán đám mây sẽ rất phát triển và đặc biệt là TMĐT trên thiết bị di động."

Còn theo anh Bình, trưởng ban truyền thông của Hiệp Hội TMĐT Việt Nam, cũng là CEO của PeaceSoft, thì TMĐT hiện nay chiếm 0.5% của tổng thương mại bán lẻ cả nước. Nghĩa là còn tới 99,5% thị trường thương mai vẫn đang còn ở kênh truyền thống offline.

Rõ ràng, cảnh đất rộng người thưa của TMĐT Việt Nam nói chung và nền tảng cho TMĐT Việt Nam nói riêng, đang khuyến khích các startup mạnh mẽ lao vào sân bóng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, như anh Tuyến chia sẻ là:

"Hãy đặt khách hàng ở vị trí cáo nhất và phải mang lại giá trị khác biệt cho cả người mua hàng và bán hàng."

Bonus: Một điểm đáng mừng cho cả PeaceSoft và DKT là, các startup có tuổi này đang nhắm đến thị trường các nước trong khu vực như Indonesia, Thai lan, và Malaysia. Đây là các nước được đánh giá là đang có một nền tảng TMĐT chưa hoàn thiện. 

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày Dùng thử miễn phí 7 ngày

Để trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cùng Sapo

ic1Asset 1