[Theo Kênh truyền tình Kinh tế - Tài chính VITV] - Theo báo cáo, chỉ số TMĐT Việt Nam trong năm 2013 có đến 42% doanh nghiệp có website để tiến hành kinh doanh trực tuyến.
Thương mại Điện tử (TMĐT) trong những năm qua đã phát triển khá nhanh. Theo báo cáo, chỉ số TMĐT Việt Nam trong năm 2013 có đến 42% doanh nghiệp có website để tiến hành kinh doanh trực tuyến. Kinh doanh online đang được coi là một xu hướng tất yếu. Sự nhanh nhạy của các doanh nhân trẻ cũng như sự sẵn sàng cao của các doanh nghiệp Việt Nam trước kỷ nguyên số đã cho thấy sự chuyển mình rất tốt trong thời điểm kinh tế khó khăn này.
Sau nhiều nghiên cứu từ thị trường cũng như nắm bắt được những cơ hội mà TMĐT mang lại, công ty này đã đưa ra và phát triển Giải pháp tạo website bán hàng trong 30s đầu tiên tại Việt Nam - Bizweb. Mô hình cung cấp dịch vụ tương tự như Big Commerce, Softify, Volution đã rất thành công trước đây trên thế giới. Bizweb là bước đánh dấu doanh nghiệp chính thức ra nhập thị trường TMĐT. Với mô hình hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể có được cho riêng mình một website bán hàng trực tuyến đủ chuyên nghiệp mà chỉ cần đến 30s.
Anh Trần Trọng Tuyến, CEO của DKT - đơn vị nghiên cứu & phát triển Giải pháp Bizweb: "Bây giờ khách hàng của Bizweb có vào khoảng hơn 2000 khách hàng. Nếu nói về mặt quy mô thì hiện Bizweb đang là đơn vị đứng đầu thị trường về giải pháp bán hàng online cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp, cửa hàng ở trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam."
Câu chuyện này cho thấy rằng mức độ sẵn sàng đối với TMĐT của các doanh nghiệp là rất cao. Chỉ trong thời gian vài năm trở lại đây rất nhiều những công ty cung cấp dịch vụ TMĐT đã ra đời & hoạt động rất mạnh. Các dịch vụ của họ đã dần trở thành những nguồn cung cấp thiết yếu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Theo thống kê sau 5 năm triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT từ năm 2006 đến năm 2010, đã có 60% các doanh nghiệp lớn tiến hành TMĐT B2B, 70% thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện ĐT, 96% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh, 80% các doanh nghiệp nhỏ & vừa tiến hành TMĐT B2B hoặc B2C, 10% hộ gia đình tham gia TMĐT B2C hoặc là C2C và đã ứng dụng TMĐT trong mua sắm chính phủ.
Nguyễn Kỳ Minh - Chánh Văn Phòng Hiệp hội TMĐT Vecom: "Số lượng doanh nghiệp trong diện khảo sát của các cơ quan của nhà nước cũng như ở Hiệp hội chúng tôi khảo sát thì thấy tỷ lệ là 98, 99% các doanh nghiệp bây giờ. Tức là có thể nói là gần như toàn bộ các doanh nghiệp là đều có kết nối Internet và họ sử dụng Internet như là 1 phương tiện trong quá trình trao đổi thông tin, tin tức, khai thác các tiện ích ở trên môi trường trực tuyến trong cái việc tìm kiếm thông tin thị trường, marketing, giới thiệu thông tin sản phẩm, quảng bá trực tuyến ... nói chung tất cả các hoạt động như vậy đều có thể tính vào các hoạt động trong TMĐT. Và do vậy tỷ lệ mà các doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam chúng ta tham gia vào TMĐT là rất cao."
Theo chỉ số TMĐT EBI do Hiệp hội TMĐT Vecom công bố cho thấy, chỉ số sẵn sàng về TMĐT trên 3200 doanh nghiệp của 22 tỉnh thành phố trong cả nước, cho thấy áp dụng TMĐT đã tăng nhanh chóng trong các doanh nghiệp. Chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp TNHH 51%, và cấp độ nhân viên sử dụng chiếm lớn nhất 69%. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng triệt để đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.Cũng theo anh Tuyến cho biết: "Hiện nay, Internet đã và đang phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây với tốc độ rất là nhanh Bây giờ chúng ta có trên 31 triệu người sử dụng Internet rồi. Với một số dân sử dụng Internet lớn như vậy thì các đơn vị tham gia TMĐT thời điểm này có một thị trường rất lớn. Dù bạn tham gia cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp làm TMĐT hay bạn tham gia vào cung cấp dịch vụ bán hàng cho người tiêu dùng đầu cuối; thị trường đó đều đủ rộng để các bạn đạt những thành công rất lớn. Sự chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online ngày càng mạnh giúp cho nền kinh tế có nhiều sự khởi sắc là điều đang ngày càng được biểu hiện rõ rệt. Vậy chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách để đẩy mạnh Công nghệ Thông tin (CNTT), nhằm nâng cao hơn nữa những lợi ích mà TMĐT mang lại.
Ông TS Nguyễn Thanh Tuyên - Phó vụ trưởng Vụ CNTT Bộ Thông tin và Truyền thông: "Từ năm 2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 58 về việc phát triển ứng dụng CNTT trong việc phục vụ sử dụng công nghệ hiện đại hoá đất nước Gần đây nhất là năm ngoái, thì BCH Trung Ương đã ra Nghị quyết số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng nội bộ trong đó cũng đặt vấn đề xây dựng CNTT là 1 trong 7 hạ tầng được ưu tiên và phát triển.
CNTT nhờ vào nghành Kinh tế, thì chúng ta cũng có rất nhiều đóng góp. Đặc biệt nghành CNTT năm 2011 đã có doanh số là 13,6 tỷ USD đóng góp vào khoảng 17% cho CDP và viễn thông có đóng góp khá lớn. Và ước tính thì đến năm 2012 thì doanh thu của CNTT và Viễn thông đóng góp khoảng 23 tỷ USD."
Việt Nam phấn đấu để tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch TMĐT. Trong đó, 100% sử dụng thư điện tử trong giao dịch sản xuất kinh doanh, 80% có website cập nhật thông tin thường xuyên, 70% tham gia các website TMĐT để mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ 5 % tham gia các mạng kinh doanh điện tử 20%, ứng dụng các phần mềm chuyên dụng. Hình thành một số cơ sở giao dịch hàng hoá trực tuyến, hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín trong nước và khu vực. Đây có thể sẽ trở thành một hướng phát triển mũi nhọn mà nền Kinh tế hướng tới trong tương lai gần.