WordPress là gì? Có nên thiết kế website bằng WordPress không?

Với những người đang có nhu cầu thiết kế website, WordPress có lẽ là một trong những nền tảng được nhiều người chú ý và đưa vào danh sách lựa chọn. Trong bài viết này Sapo.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn WordPress là gì? Ưu nhược điểm của WordPress và các bước tạo website bằng WordPress đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

1. Tổng quan WordPress là gì?

WordPress là gì? WordPress là mã nguồn mở được sử dụng để xuất bản các bài blog, đăng những thông tin lên mạng và đặc biệt WordPress được tích hợp đầy đủ chức năng của một website cơ bản. WordPress được viết bằng ngôn ngữ thông dụng nhất là PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Tuỳ vào mục đích sử dụng website của mỗi người khác nhau mà WordPress có thể dùng để bán hàng, quảng bá thương hiệu, trong nhiều trường hợp WordPress còn được sử dụng như một trang tin mạng xã hội…

Người sử dụng WordPress sẽ được tạo web và sử dụng plugin đã được cài đặt sẵn trong kho miễn phí. Những plugin này sẽ giúp trang web của bạn hoàn thiện hơn về cả mặt hình thức lẫn nội dung. Nhìn chung, WordPress là một trong những nền tảng làm website miễn phí được nhiều người biết nhất tính đến thời điểm hiện tại.

WordPress là gì?
WordPress là gì?

Xem thêmPlugin là gì? 5 plugin thịnh hành nhất hiện nay | Sapo Web

2. Phân biệt giữa WordPress.org và WordPress.com

Trên thực tế WordPress.org và WordPress.com là hai dịch vụ, hai nền tảng tách biệt của WordPress. Tuy nhiên không ít người đã nhầm lẫn rằng WordPress.com và WordPress.org là một. Sau đây là cách phần biệt WordPress.com và WordPress.org.

2.1 WordPress.org

WordPress.org cho phép bạn tải phần mềm của WordPress và có thể sử dụng trên tài khoản lưu trữ của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải trang bị sẵn cho mình một tài khoản lưu trữ riêng và có kiến thức để khởi chạy WordPress. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động tải lên và cài đặt các plugin của riêng mình.

Sử dụng WordPress.org bạn có thể tự mua tên miền dạng domain.com và cài đặt cho trang web của mình. Ngoài ra, WordPress.org cũng chấp nhận và tuỳ chỉnh các backend, database và file. Sử dụng WordPress.org trang web của bạn sẽ không bao giờ bị xóa kể cả khi WordPress nhận định trang web của bạn đang vi phạm tiêu chuẩn sử dụng.

2.2 WordPress.com

Đây là trang dịch vụ tao website/blog của WordPress. Khi có nhu cầu bạn chỉ truy cập theo địa chỉ này và tiến hành đăng ký tài khoản là bạn nghiễm nhiên đã có quyền tạo và chỉnh sửa một website trên WordPress theo ý của mình. Ngoài ra, tại đây bạn cũng sẽ được trang bị kho theme và kho plugin đa dạng để bạn có thể tuỳ chọn thêm vào trang web của mình thay vì phải nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ ba.

Một điều không thể không kể đến đó là việc WordPress.com cung cấp cho tất cả người dùng của mình 3GB miễn phí. Trong trường hợp nhu cầu sử dụng của bạn vượt quá 3GB bạn sẽ cần đăng ký thêm các gói dung lượng có giá từ 36$ - 299$. Thêm một điều cần lưu ý là WordPress có thể xoá trang web của bạn bất cứ lúc nào nếu nhận thấy trang web của bạn vi phạm các điều khoản và quy định của WordPress.

phân biệt Wordpress.com và Wordpress.org
WordPress.org và WordPress.com là hai nền tảng khác nhau 

3. Những ưu nhược điểm của WordPress

Mặc dù đây là nền tảng làm web được rất nhiều người biết đến thế nhưng WordPress luôn tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều, một bên lựa chọn WordPress vì ưu điểm bên ngược lại thì quan tâm đến những nhược điểm gây bất lợi cho người dùng, cụ thể như sau:

3.1 Ưu điểm của WordPress

WordPress có những ưu điểm sau đây:

- Tiết kiệm chi phí: Khi thiết kế website trên WordPress bạn chỉ cần tạo tài khoản là đã có thể trải nghiệm nền tảng làm web miễn phí cùng với nhiều mẫu giao diện và plugin miễn phí.

- Thao tác dễ dàng: Tất cả các thao tác làm web tại WordPress đều vô cùng đơn giản ngay cả khi bạn không biết nhiều về công nghệ, đồ hoạ, lập trình vẫn có thể tạo web một cách đơn giản.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: Tại WordPress hỗ trợ 52 ngôn ngữ và có cả tiếng Việt cho bạn lựa chọn.

- Hỗ trợ nhiều ngành nghề: Những mẫu website có sẵn tại WordPress được thiết kế phù hợp với rất nhiều ngành nghề và mục đích khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mẫu có sẵn hoặc tham khảo những ý tưởng này để tự tạo cho mình một trang web độc đáo.

- Quản lý dễ dàng: WordPress được trang bị hệ thống quản trị đơn giản, dễ dùng, quản trị viên sẽ dễ dàng theo dõi các hoạt động đăng bài, mục lục trang web tại giao diện đã được sắp xếp khoa học, logic.

- Chủ động trong việc làm mới web: WordPress sử dụng mã nguồn mở vậy nên với kho plugin đồ sộ mà WordPress đã cung cấp bạn hoàn toàn có thể chủ động thêm bớt các plugin cho trang web của mình để trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn.

- Tham khảo được nhiều thủ thuật: Hiện nay WordPress sở hữu cộng đồng người sử dụng rất lớn vậy nên khi sử dụng WordPress bạn sẽ được chia sẻ rất nhiều mẹo vặt thú vị hoặc những thủ thuật hay ho giúp trang web của bạn phát triển tốt hơn.

Xem thêmReview so sánh nền tảng website Sapo Web và Wordpress

3.2 Nhược điểm của WordPress

Nhược điểm của wordpress
Website nền tảng WordPress tốc độ tải chậm

- Bảo mật yếu: Có một sự thật rằng các trang web được tạo bằng nền tảng WordPress có bảo mật rất kém vậy nên những website này thường xuyên trở thành “miếng mồi ngon” của những hacker.

- Dễ xung đột giữa theme và plugin: Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lựa chọn, cài đặt giao diện và plugin thì sẽ rất dễ dàng dẫn đến việc xảy ra xung đột giữa hai yếu tố này. Vấn đề này thường xảy ra nhất trong quá trình vận hành và sử dụng website.

- Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ: WordPress thường được sử dụng cho những cá nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ. Đối với những doanh nghiệp lớn rất hiếm khi lựa chọn nền tảng WordPress để thiết kế trang web mà thay vào đó là những đơn vị thiết kế website bán hàng uy tín để trải nghiệm những dịch vụ web phù hợp.

- Không được hỗ trợ: Vì đây là nền tảng làm web miễn phí vậy nên hầu hết những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng sẽ không được các đội ngũ kỹ thuật viên hoặc chuyên viên hỗ trợ như các nền tảng lưu trữ đám mây, web tự code... Bắt buộc bạn phải tự trang bị kiến thức hoặc nhờ các bên thứ 3.

- Tốc độ web chậm: Khi sử dụng nền tảng WordPress bạn sẽ dùng chung máy chủ với rất nhiều trang web khác. Vậy nên chuyện trang web bị chậm cũng là điều dễ hiểu khi sử dụng nền tảng WordPress.

- Nhiều chi phí phát sinh: Bất kể bạn có dùng dịch vụ WordPress.com hay WordPress.org thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều chi phí phát sinh như: phí lưu trữ web rẻ nhất 3 - 10$/ tháng (WordPress.org), phí mua dung lượng 36 - 299$/ năm và với gói VIP con số sẽ là 5000$/ tháng (WordPress.com). Ngoài ra bạn cũng phải trả phí để sử dụng những plugin và theme cao cấp từ nền tảng này.

- Khó nâng cấp và bảo trì: Người dùng WordPress sẽ khó lòng có thể nâng cấp được website của mình nói chung và theme, plugin nói riêng. Ngoài ra trong trường hợp bạn muốn bảo trì trang web cũng sẽ không thể thực hiện được nếu không có chuyên môn. Và hầu như người dùng WordPress khi muốn bảo trì đều phải tìm đến những công ty chuyên nghiệp và tất nhiên sẽ tốn một khoản phí không hề rẻ.

Xem thêmKiểm tra tốc độ website là gì? 12 công cụ check tốc độ website uy tín 

4. Có nên sử dụng WordPress để thiết kế website không?

Trên thực tế việc tự tạo website bằng WordPress không còn là điều gì quá lạ lẫm với tất cả mọi người. Dựa trên những ưu nhược điểm của WordPress có lẽ nhiều khách hàng cũng đã có cái nhìn tổng quan hơn về WordPress. Không thể phủ nhận những lợi ích mà WordPress đem lại cho người dùng đó là tối ưu chi phí, dễ sử dụng, nhiều theme và plugin miễn phí…thế nhưng như đã nói ở trên, WordPress chỉ thực sự phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ lẻ không có nhu cầu hoạt động chuyên nghiệp trên nền tảng website online, hoặc đối với những cá nhân không có nhiều kinh phí để đầu tư xây dựng website/ blog hoàn thiện.

Nhìn chung, đối với những công ty, doanh nghiệp có định hướng phát triển lâu dài và đề cao vấn đề về doanh số và thu hút tệp khách hàng tiềm năng thì việc sử dụng nền tảng website WordPress không phải phương án tiềm năng mang lại hiệu quả như mong đợi.Thay vào đó, những trường hợp này nên sử dụng nền tảng web tự code hoặc nền tảng Cloud Platform…

Đây là những nền tảng trả phí thế nhưng đảm bảo những website được thiết kế ra sẽ sát nhất với mục đích của doanh nghiệp, hỗ trợ gia tăng chuyển đổi, dễ dàng thăng hạng trên Google và tiếp cận được gần nhất với những khách hàng có nhu cầu. Đặc biệt, thiết kế website bán hàng, website giới thiệu sản phẩm ở những nền tảng này sẽ được bảo mật gần như tuyệt đối.

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

Kết luận

WordPress là một trong những nền tảng làm website miễn phí nổi tiếng, khách hàng khi lựa chọn WordPress nên phân biệt được hai dịch vụ là WordPress.com và WordPress.org. Không thể phủ nhận những ưu điểm của WordPress thế nhưng đây không phải là sự lựa chọn an toàn dành cho những doanh nghiệp có định hướng phát triển chuyên nghiệp.

Ngoài nền tảng WordPress, bạn nên tham khảo nền tảng website tự code, nền tảng Cloud Platform…hai nền tảng này vừa tổng hợp tất cả những ưu điểm của WordPress vừa có thể khắc phục những vấn đề tồn đọng của nền tảng này.

Có nên dùng nền tảng wordpress không
Wordpress không phải là lựa chọn tối ưu với những website chuyên nghiệp

Hy vọng với tất cả những thông tin cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn định nghĩa WordPress là gì, ưu nhược điểm của WordPress và đáp án cho câu hỏi có nên tạo website bằng WordPress hay không. Chúc các bạn sẽ sớm tìm được nền tảng website phù hợp và thu lại được những hiệu quả về doanh số và khách hàng như mong đợi.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM