Để đánh giá 1 chiến dịch có thực sự hiệu quả và đáp ứng đúng mục tiêu ban đầu doanh nghiệp thì quá trình đo lường hiệu suất, mức độ hiệu tác động của chiến dịch là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, người đó nhắc nhiều đến ROI - chỉ số giúp doanh nghiệp có thể phân tích được hiệu quả đầu tư của mình đối với từng chiến dịch cụ thể. Vậy ROI là gì? Cách đo lường chỉ số ROI trong quá trình truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số diễn ra như thế nào? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
ROI là gì?
ROI là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return On Investment, được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu lại được trên tổng mức đầu tư ban đầu. Với cách đo lường này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện để từ đó đánh giá tính khả thi của 1 chiến dịch, dự án và nhà hoạch định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu nhất.
Hiện nay, có rất nhiều các chỉ số khác nhau để doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ thành công của toàn chiến dịch. Với tính linh hoạt và khả năng đo lường đơn giản, ROI được xem là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất và đây cũng là nền tảng để doanh nghiệp khai thác những góc nhìn khác, chỉ số khác để tối ưu vận hành kinh doanh.
Công thức tính ROI
ROI = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư x 100%
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến - Chi phí đầu tư
Ví dụ: Quán cafe bỏ ra tổng số tiền là 100 triệu đồng để mở rộng và trang trí lại quán của mình. Sau 6 tháng, quán cafe này đã kiếm được 400 triệu đồng. Vậy chỉ số ROI được tính như sau:
ROI = (400.000 – 100.000) / 100.000 X 100% = 300%
Như vậy với mỗi 1$ đầu tư vào việc tư sửa mở rộng nhà hàng, thì chủ quán cafe đó đã thu được 3$ lợi nhuận ròng.
Nếu ROI mang giá trị dương, doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận từ một khoản vốn đầu tư nhất định bởi tổng doanh thu bán hàng lúc này sẽ lớn hơn tổng chi phí đầu tư.
Còn nếu ROI của doanh nghiệp âm, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lỗ vốn vì trong trường hợp này, tổng doanh thu đạt được đang ít hơn mức chi phí doanh nghiệp bỏ ra
Lợi ích của việc đo lường, xác định chỉ số ROI
Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản xoay quanh chỉ số ROI, chắc bạn cũng đang có thắc mắc là tại sao ROI có những lợi ích gì mà được doanh nghiệp sử dụng nhiều đến thế.
Nếu như trước đây, đo lường thường là công việc cuối cùng mà nhà hoạch định cần thực hiện trước khi “khép lại” 1 chiến dịch. Tuy nhiên, để quá trình kinh doanh được tối ưu liên tục, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro, đánh giá và đo lường hiệu quả cần được diễn ra song song với việc triển khai và thực thi chiến dịch. Lúc này, chỉ số ROI có vai trò vô cùng quan trọng.
Phân tích được hiệu quả đầu tư
Thông thường, doanh nghiệp có khá nhiều khoản đầu tư cần phân tích và theo dõi. Áp dụng chỉ số ROI, nhà hoạch định có thể biết được liệu mình đã đầu tư vào công cụ, chiến dịch này đã hiệu quả hay chưa. Việc bỏ ra chi phí này có thể đem lại gì cho doanh nghiệp ( số lượng hàng, tỷ lệ chuyển đổi hay doanh thu bán hàng).
Dễ thực hiện các phép so sánh
Khi so sánh ROI với các chỉ số đầu tư khác, các nhà hoạch định có thể dễ dàng biết được mình nên chú trọng đầu tư vào đâu, “rót tiền” cho giai đoạn nào của chiến dịch để khả năng sinh lời là cao nhât. Ngược lại, những khoản đầu tư kém hiệu quả sẽ được tìm ra và cắt giảm đến mức tốt đa nếu chiến dịch hoặc các hoạt động thu về lợi nhuận thấp hay có chỉ số ROI âm. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng cho phù hợp.
Tính toán đơn giản
Để tính chỉ số ROI, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến hai con số chính. Một là tổng doanh thu bán hàng, hai là tổng chi phí đầu tư. Đây là 2 chỉ số cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần phải xác định để thực hiện những hạng mục công việc khác.
Vì vậy, việc tính toán để đưa ra chỉ số ROI chính xác cho mỗi hoạt động, chiến dịch hay dự án được doanh nghiệp đầu tư là điều khá đơn giản. Các nhà quản lý có thể nhanh chóng tính được ROI sau một khoảng thời gian nhất định và đưa ra mục tiêu bán hàng, định hướng mới phù hợp hơn.
Nhược điểm của ROI
- Như đã nói ở phần ưu điểm thì ROI chỉ phù hợp với các dự án ngắn hạn, không thể hiện được tầm nhìn dài hạn
- Chỉ số ROI chi mang tính chất tương đối
- Không thể hiện được nguyên nhân tại sao chỉ số ROI thấp/cao
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đạt hiệu quả đo lường tốt nhất
- ROI không đóng vai trò quyết định có nên đầu tư hay không
Cách tính ROI trong quảng cáo Google, Facebook
Công ty A có sở hữu một website thương mại điện tử chuyên về phụ kiện điện thoại.
Nhắm mục tiêu thúc đấy doanh số bán hàng. Công ty quyết định lập ra các chiến dịch quảng cáo online với ngân sách 50 triệu VND cho các chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng truy cập website vào ngày Valentine Trắng.
Sau khi ngày mua sắm Valentine Trắng kết thúc, tổng doanh thu sau chiến dịch quảng cáo mà công ty thu được là 120 triệu. Khi đó chỉ số ROI tính được là:
ROI = (120.000.000 – 50.000.000) / 50.000.000 X 100% = 140%
Điều này có nghĩa cứ với 1 triệu VND được chi ra cho quảng cáo, công ty sẽ nhận được sẽ nhận được lại lợi nhuận ròng là 1,4 triệu VND.
Phân tích sâu hơn, ta có thể giả sử nếu công ty A chi 25 triệu cho quảng cáo Google và 25 triệu cho quảng cáo Facebook. Trong dịp ngày hội mua sắm Valentine Trắng, quảng cáo Google công ty thu về được 100 triệu VND, trong khi quảng cáo Facebook chỉ đem về doanh thu 20 triệu VND thấp hơn đôi chút.
Vậy chỉ số ROI của 2 kênh quảng cáo này sẽ được tính như sau:
Google Ads:
ROI = (100.000.000 – 25.000.000) / 25.000.000 X 100% = 300%
Facebook Ads:
ROI = (20.000.000 – 25.000.000) / 25.000.000 X 100% = -20%
Qua đây ta có thể thấy chỉ số ROI của Facebook Ads bị âm, do doanh thu không đủ để bù chi. Do đó công ty A quyết định ngừng hoặc giảm chi phí của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, khoản chi phí đó sẽ được dành để đầu từ vào quảng cáo Google.
Mong rằng những chia sẻ của Sapo về ROI là gì của tôi sẽ giúp ích được cho công việc của các bạn. nếu bạn có góp ý hãy để lại trong phần bình luận để tôi có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn nhé.