Ngân sách eo hẹp cho quảng cáo, phải làm sao?

Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, gặp nhiều khó khăn cũng chính là lúc các chủ doanh nghiệp cần thắt chắt hầu bao của mình. Họ sẽ lên danh sách những khoản đáng chi và những khoản cần phải xem xét. Nhìn chung, đối với một nhà kinh doanh mà nói, tại thời điểm khó khăn họ sẽ ít chú trọng đến mảng tiếp thị, bởi vậy mà việc đầu tư cho lĩnh vực này sẽ có ngân sách hạn hẹp hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để có một chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn nhưng số tiền bỏ ra không quá nhiều. Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi:

1. Tối ưu ngân sách

Điều này nói có vẻ dễ, nhưng thực sự khi bắt tay vào làm thì không dễ như bạn tưởng. Khi cơn suy thoái diễn ra, công ty buộc phải cắt giảm ngân sách và marketing không phải là một ngoại lệ. Do đó, bạn cần chứng tỏ rằng mình đã có kế hoạch sử dụng phần ngân sách được giao một cách thông minh hơn để tránh việc bị cắt giảm quá nhiều. Một trong những cách chi tiêu ngân sách thông minh là vạch ra những lý luận sắc sảo cho việc đầu tư vào tiếp thị. Dù khó có thể đo lường được ROI của tiếp thị, nhưng bạn có thể cùng đồng nghiệp soạn ra những trường hợp thuyết phục cho từng hạng mục chi tiêu trong ngân sách.

ngân sách

2. Tập trung vào khách hàng hiện tại

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chi phí chăm sóc khách hàng hiện thấp hơn 3 lần chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Dĩ nhiên, có thêm khách hàng mới luôn là điều đáng mừng, nhưng trong tình hình suy thoái, bạn cần thực tế hơn và nên chú trọng đầu tư vào những khách hàng hiện có. Khi kinh tế khó khăn, khách hàng thường chọn những tên tuổi họ đã quen và tin tưởng, vì thế bạn cần cho họ biết rằng bạn luôn đồng hành cùng họ. Hãy tập trung tiếp thị và khuyến khích đội ngũ bán hàng chú tâm phục vụ khách hàng hiện có.

3. Tư duy thông minh hơn đối thủ

Suy thoái là cơ hội giúp bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua giành thị phần. Vì thế, bạn cần chú ý đến những gì đang diễn ra với khách hàng thuộc phân khúc mục tiêu của mình và cách họ ứng phó với khủng hoảng kinh tế, qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định kịp thời như thay đổi sản phẩm, giá thành, thông điệp, v.v.

4. Đầu tư vào những phân khúc tăng trưởng

Khi suy thoái diễn ra, sẽ có những phân khúc thị trường tăng trưởng nhanh hơn tất cả những phân khúc còn lại. Công việc của một marketer là giúp công ty nhìn nhận và thấu hiểu những phân khúc này và quyết định xem liệu bạn có thể nhanh chóng tiếp cận và phục vụ họ hay không. Đây có thể là những phân khúc bạn đã chọn nhưng chưa chú trọng nhiều hoặc có thể là thị trường hoàn toàn mới mở ra nhiều cơ hội khác cho công ty của bạn. Bên cạnh đó, cũng đừng quên giảm đầu tư vào những phân khúc không còn sinh lợi nhuận và đang chịu ảnh hưởng lớn nhất trong suy thoái.

Ngân sách

5. Nhấn mạnh vai trò của những nhà tiếp thị

Các giám đốc tiếp thị cần có tiếng nói trong những vấn đề chiến lược của công ty và điều này càng quan trọng hơn trong thời kỳ suy thoái. Ở những công ty không chú trọng marketing, phản xạ đầu tiên của ban lãnh đạo khi kinh tế đi xuống là cắt giảm ngân sách và nhân lực trong bộ phận marketing. Điều này khiến vai trò của marketing càng mờ nhạt hơn và đối thủ cạnh tranh nhanh chóng chiếm ưu thế.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM