Một số điểm mới tại Nghị định số 70/2025/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/6/2025. Dưới đây là những nội dung bổ sung và sửa đổi quan trọng:

1. Sửa đổi, bổ sung nội dung về Hóa đơn điện tử máy tính tiền

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi tên Điều 11 và sửa đổi, bổ sung Điều 11 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo đó: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên và doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế.

Xem thêm: Sự kiện “Giải mã Thuế & Hoá đơn điện tử 2025: Hiểu đúng - Làm chuẩn Nghị định 70/2025/NĐ-CP và 123/2020/NĐ-CP "

2. Sửa đổi quy định về thời điểm xuất hóa đơn

Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm xuất hóa đơn mới nhất như sau:

  • Thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu hàng hóa: Do người bán tự xác định, chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan.
  • Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xuất hóa đơn khi giao hàng/bàn giao nhiều lần: Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn tương ứng khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao.
  • Thời điểm xuất hóa đơn kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng: Chậm nhất là 01 ngày kể từ thời điểm kết thúc ngày xác định doanh thu.

Ngoài ra, Nghị định 70 quy định cụ thể thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ số lượng lớn và thường xuyên; dịch vụ viễn thông; xây dựng, lắp đặt; bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,....

Hoá đơn điện tử

3. Bổ sung đối tượng áp dụng

Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định 70.

4. Sửa đổi, bổ sung các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Đối với cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức, cá nhân liên quan:

  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ.
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ.
  • Đưa hối lộ hoặc mưu lợi bất chính liên quan đến hóa đơn, chứng từ.
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ.
  • Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định.

5. Bổ sung giải thích nhiều thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ

Khoản 2, Điều 1, Nghị định 70 bổ sung và giải thích một số thuật ngữ về hóa đơn, chứng từ, bao gồm:

  • Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Máy tính tiền.
  • Chứng từ điện tử.
  • Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử.
  • Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

…….

thanh toán hoá đơn

6. Bãi bỏ một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định sẽ bãi bỏ những Điều này của Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

  • Khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về hủy hóa đơn, chứng từ
  • Điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống
  • Khoản 2 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về định dạng chứng từ khấu trừ thuế
  • Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai
  • Khoản 2 Điều 50 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: uy định về dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử
  • Điều 51 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
  • Khoản 3 khoản 4 Điều 52 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
  • Khoản 5 Điều 53 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về đảm bảo xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử

Nghị định 70/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2025, đánh dấu nhiều thay đổi quan về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, đây cũng là văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP - Căn cứ pháp lý chủ yếu về hóa đơn điện tử đang được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

Để các nhà bán hàng và doanh nghiệp có thể nắm bắt đầy đủ và chính xác các quy định mới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai trước ngày 01/06/2025, Sapo tổ chức sự kiện với các chuyên gia đầu ngành chia sẻ về chủ đề Thuế và Hóa đơn điện tử trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn hiểu rõ hơn về những thay đổi này và chuẩn bị một cách đúng đắn. 

Thông tin chi tiết về chương trình sự kiện:

Hiểu đúng: Nắm vững các quy định pháp luật về thuế và hóa đơn điện tử

  • Loại hình kinh doanh và phương pháp kê khai thuế
  • Nghị định 123, Thông tư 78 và các quy định mới tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Làm chuẩn: Ứng dụng giải pháp công nghệ Sapo Invoice

  • Các nhà bán hàng cần chuẩn bị gì cho thời điểm 1/6/2025 khi Nghị định 70 có hiệu lực
  • Sapo Invoice đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ, tuân thủ pháp lý, truyền nhận dữ liệu hoá đơn điện tử trực tiếp với cơ quan thuế

ĐĂNG KÝ NGAY

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Phạm Thu Hà
Tác giảPhạm Thu Hà

Biên tập viên

Là biên tập viên trong lĩnh vực marketing và bán hàng với 5 năm kinh nghiệm, tôi tập trung sản xuất nội dung chất lượng, cập nhật xu hướng, mang lại giá trị ứng dụng cao cho nhà bán hàng phát triển bền vững.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo