Bạn đang ấp ủ giấc mơ kinh doanh hoa tươi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này Sapo sẽ thông tin đến bạn 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi, từ việc xác định nguồn vốn, phân tích thị trường, lựa chọn nguồn hàng đến chiến lược marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích rõ những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh hoa tươi, giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt nhất cho việc kinh doanh của mình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng bước và khám phá những kinh nghiệm quý báu để kinh doanh hoa tươi thành công!
Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh hoa tươi
Kinh doanh hoa tươi là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều tiềm năng và thách thức.
Về tiềm năng, ngành hoa tươi đáp ứng nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là trong các dịp lễ, sinh nhật, kỷ niệm và đám cưới. Nhu cầu này có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, kinh doanh hoa tươi mang lại lợi nhuận hấp dẫn nếu được quản lý hiệu quả. Ngành nghề này cũng cho phép người kinh doanh thỏa sức sáng tạo trong việc thiết kế và trình bày các mẫu hoa độc đáo, thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hơn nữa, với sự đa dạng về sản phẩm, từ hoa cưới, hoa quà tặng đến hoa sự kiện, người kinh doanh có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Tuy nhiên, kinh doanh hoa tươi cũng đối mặt với không ít thách thức. Việc quản lý hàng tồn kho là một bài toán khó do hoa tươi là mặt hàng dễ hỏng. Cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng gay gắt, đòi hỏi các cửa hàng phải có chiến lược marketing hiệu quả và dịch vụ khách hàng tốt. Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng hoa và dịch vụ đi kèm, đồng thời biến động thời tiết cũng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Cuối cùng, chi phí khởi nghiệp cao cũng là một rào cản đáng kể cho những người mới bắt đầu.
Vậy để tận dụng tiềm năng lợi nhuận và vượt qua những thách thức trong kinh doanh hoa tươi, hãy cùng tìm hiểu các bước quan trọng sau đây để giúp bạn khởi nghiệp và vận hành một cửa hàng hoa thành công.
Bước 1: Mở shop hoa tươi cần gì?
1. Trau dồi kiến thức và thực hành về hoa
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, nên có thể nhiều bạn chuẩn bị mở shop hoa tươi hoặc đang kinh doanh chắc hẳn bạn sẽ có niềm đam mê, tình yêu dành cho các loài hoa sâu lắng.
Nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, để có thể bắt đầu nghề bán hoa tươi thành công bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa cũng như đặc thù về các loài hoa, và một điều rất quan trọng là phải có năng khiếu thẩm mỹ.
Bạn cần biết cách kết hợp với các loại cũng như có đôi bàn tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm độc đáo nhất, giúp tạo ra những giá trị gia tăng cộng thêm cho sản phẩm, có như vậy bạn mới khác biệt và lấy được tiền của khách hàng.
Trau dồi kiến thức - lập kế hoạch kinh doanh hoa
Cứ thử nghĩ mà xem, nếu chỉ lấy sỉ hoa tươi về bán, bạn sẽ có gì để tự tin cạnh tranh với shop hoa tươi nhà người ta. Hoa nhà bạn tươi, bông to ư? Nhà người ta còn to hơn. Hoa nhà bạn giá phải chăng, shop hoa nhà người ta bán còn rẻ hơn… Thế lấy gì mà cạnh tranh đây? Chẳng có gì khác là học và trau dồi, tìm ra những cái mới, giá trị mới cho sản phẩm của bạn.
Không hề “chém gió” tẹo nào, mình đã thấy có rất nhiều shop hoa tươi, họ chỉ có vài bông hoa, thêm ít lá cành nữa trị giá đâu khoảng vài chục nghìn, nhưng nhờ sự sáng tạo và khéo léo, nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự, tăng giá trị lên gấp cả mấy chục lần mà khách vẫn cứ thích. Kinh doanh hoa tươi lỗ hay lãi là ở chỗ đó, vậy nên mới nói việc chuẩn bị kiến thức và yêu cầu sự khéo léo, sáng tạo là bắt buộc phải có.
Chỉ có tình yêu và niềm đam mê là chưa đủ để bạn thành công, bên cạnh đó, để buôn bán không lỗ vốn, bạn cũng cần am hiểu về các loài hoa và có những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực kinh doanh này.
Không những thế, khiếu thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo cũng chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ra được những sản phẩm hoa tuyệt vời đủ sức cuốn hút mọi khách hàng tiềm năng.
Nghệ thuật với nhiều người có thể đã có sẵn từ khi trong trứng, nhưng với những bạn chưa sở hữu được nó thì nên tham gia ngay một khóa dạy cắm hoa cơ bản để có thể nắm rõ được các loài hoa, tên hoa, xuất xứ hoa từ đâu, làm sao để giữ hoa tươi lâu, xu hướng cắm hoa hiện nay là gì… càng tìm hiểu kĩ những vấn đề này sẽ giúp bạn tránh được tối thiểu những rủi ro khi mở cửa hàng hoa tươi lúc ban đầu.
2. Đăng ký giấy phép kinh doanh để mở shop hoa tươi
Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn bắt đầu kinh doanh chuyên nghiệp một ngành nào đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi đó, cửa hàng của bạn sẽ được nhìn thấy như một thực thể công ty, bạn có thể mở tài khoản ngân hàng của công ty cho doanh nghiệp của mình và đấu giá các hợp đồng từ chính phủ hay các tập đoàn lớn.
Đăng ký giấy phép kinh doanh để mở shop hoa tươi
Đăng ký giấy phép kinh doanh cũng giúp bạn an toàn hơn trong tương lai, về lâu dài, khẳng định bạn đã tham gia kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Và một khi đã có giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ không bị những anh dân phòng, công an ghé "hỏi thăm".
Một khi bạn đã có được 2 yêu cầu trên thì hãy bước đến tiếp theo nhé!
Bước 2: Thăm dò đối thủ & thị trường trước khi mở shop
1. Thăm dò đối thủ - kế hoạch kinh doanh hoa tươi hoàn hảo
Sai lầm của nhiều người là tự lấy bản thân mình làm trung tâm vũ trụ, nghĩa là mình thích thì mình bán thôi, mình thích chắc chắn cả thiên hạ cũng sẽ thích. Thế rồi một ngày đẹp trời mếu máo than khóc vì hoa hư hết vì không bán được. Thế nên khảo sát thị trường và thăm dò đối thủ là hết sức cần thiết để chúng ta còn lượng sức, đây là bước quan trọng để bạn lập kế hoạch kinh doanh shop hoa tươi bài bản.
Thăm dò đối thủ - lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Dành ra một vài ngày, lang thang hết khu phố lân cận xem có bao nhiêu shop hoa tươi đang mở rồi, xem cách bài trí cửa hàng như thế nào, giá bán tại đó ra sao, lượng khách có đông hay không, những loại hoa nào bán đắt khách nhất, những kiểu bó hoa nào được ưa chuộng, dịch vụ của họ như thế nào…
Từ đó bạn rút ra kinh nghiệm xem cửa hàng của mình cần cải thiện những gì có thể là cách cắm hoa đẹp hơn, dịch vụ tốt hơn, hoa rẻ hơn… để tạo nên sự khác biệt nhằm thu hút được khách hàng.
2. Thăm dò thị trường trước khi mở shop hoa tươi
Thăm dò đối thủ xong, thì phải xem xét cả thị trường nữa, xem nhu cầu chơi hoa của người dân như thế nào, mức thu nhập của họ ra sao và họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền mỗi tháng để mua hoa về trang trí…
Thăm dò xem loại hoa tươi trong ngày nào là có nhu cầu lớn nhất, phong cách cắm hoa nào đang thịnh hành, hình thức mua hoa ra sao ( điện hoa, mua trực tiếp, mua hoa online) hiểu rõ được vấn đề này giúp bạn chuẩn bị cũng như phân chia hợp lý nguồn vốn kinh doanh ban đầu.
Xem thêm: Kinh doanh hoa tươi dịp Tết, nên hay không?
Thăm dò thị trường trước khi mở shop hoa tươi
Tìm hiểu khách hàng sẽ chi ra bao nhiêu tiền để mua hoa: bạn cần tìm hiểu được xem tỉ lệ mua hoa về cắm ở nhà là bao nhiêu, mua để biếu và tặng là bao nhiêu, số tiền bỏ ra mua như thế nào? Với các ngày lễ tết thì nhu cầu tăng thêm bao nhiêu phần trăm…
Mở shop hoa tươi cần những gì? Đó là thăm dò thị trường
Làm càng chi tiết càng tốt, và nhớ ghi chép lại sau đó dành ra 1 tuần nghiên cứu lại tất cả, điều đó sẽ giúp bạn hình dung ra được hướng kinh doanh phù hợp nhất cho mình để mở cửa hàng kinh doanh hoa tươi.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường cho cửa hàng hoa tươi dễ dàng mà hiệu quả
Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng chính mà cửa hàng hướng tới
Một cửa hàng kinh doanh hoa tươi sẽ có rất nhiều đối tượng phục vụ, có cửa hàng chuyên cung cấp hoa cho hội nghị, có cửa hàng tập trung cung cấp hoa tươi bó sẵn làm quà. Khi tập trung xây dựng thương hiệu, chị cần xác định đối tượng chính mà cửa hàng hướng tới, từ đó sẽ có những hình thức quảng cáo, tiếp cận phù hợp.
Xác định đối tượng khách hàng chính mà cửa hàng hướng tới
Người tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm có thu nhập thấp thường sử dụng hoa giá rẻ, nhóm có thu nhập cao sử dụng hoa nhập khẩu và nhóm lớn nhất là trung lưu thường mua hoa tầm trung, không chấp nhận hàng kém chất lượng.
Xác định đối tượng khách hàng - kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Dù có năm bảy kiểu khách hàng nhưng đối tượng lớn bạn nên nhắm tới là phụ nữ. Họ đảm nhận công việc sắm sửa nhà cửa, mua đồ lễ mỗi tháng, mỗi năm. Thậm chí, nữ giới cũng là những người hay tổ chức các sự kiện, chuẩn bị quà biếu, sử dụng rất nhiều đến hoa. Lượng khách hàng này không những chỉ đông mà còn mua hàng thường xuyên. Chỉ cần làm họ hài lòng, họ sẽ tiếp tục quay lại vào những lần sau.
Bước 4: Lên kế hoạch kinh doanh
1. Xác định các khoản chi phí khi kinh doanh hoa tươi
Để đánh giá về việc mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn, chủ kinh doanh cần dựa trên số vốn ban đầu bạn bỏ ra là bao nhiêu để có thể lập được bảng kế hoạch chi tiết nhất về việc phân bổ nguồn vốn trong cửa hàng:
– Chi phí thuê cửa hàng
– Chi phí tu sửa trang trí không gian
– Chi phí mua nguyên vật liệu phụ kiện : giấy gói, ruy băng, kim tuyến, bình cắm,…
– Chi phí lấy hàng
– Chi phí điện, nước
– Chi phí thuê nhân công (nếu có)
– Chi phí phát sinh khác…
Qua khảo sát thực tế, có thể thấy rằng việc mở một shop hoa tươi có thể được thực hiện với số vốn linh hoạt, từ 20 triệu, 70 triệu hoặc vài trăm triệu đồng. Số vốn cần có để kinh doanh hoa tươi sẽ thay đổi cụ thể tùy thuộc vào vị trí, diện tích cửa hàng và quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý phân bổ vốn hợp lý cho các hạng mục như thuê mặt bằng (khoảng 10-15%), mua sắm trang thiết bị, nhập hoa (khoảng 5-10% mỗi ngày) và đặc biệt là tìm kiếm nguồn cung ứng hoa tươi ổn định. Việc kinh doanh online thông qua website hoặc mạng xã hội cũng là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.
Một kế hoạch chi tiêu rõ ràng từ chi phí thuê cửa hàng, chi phí tu sửa, trang trí, chi phí nhập hoa, chi phí nhân công (nếu có), chi phí mua các nguyên phụ liệu như giấy gói, ruy băng, nơ, kim tuyến, bình, lẵng hoa,… sẽ giúp bạn kiểm soát được ngân sách của mình, tránh việc “vung tay quá trán” mà hiệu quả lại không tương xứng với đồng vốn bỏ ra.
2. Kế hoạch nhân sự cho shop hoa tươi như thế nào?
Bộ phận quản lý: Gồm 3 người góp vốn quản lý những bộ phận riêng: Tài chính(theo dõi thu chi, giám sát nhân viên), Kinh doanh hoa (phụ trách quan hệ với khách hàng thường xuyên, tạo dựng mối quan hệ mới, marketing..), phụ trách đầu vào (đảm bảo nguồn cung ứng thường xuyên, giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng).
Nhân sự - yếu tố cần có trong lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Bộ phận nhân viên bán hàng: Tuyển dụng 2-3 nhân viên hoạt bát, năng động, giao tiếp tốt
Bộ phận vận chuyển: 1 người nhanh nhẹn, có phương tiện đi lại.
3. Các biện pháp tiêu thụ hoa tươi
♦ Đối với các văn phòng, công ty
– Các hình thức sản phẩm: Hoa bó cắm văn phòng, lẵng hoa để sảnh, hoa phục vụ hội nghị, cuộc họp, hoa phục vụ sinh nhất nhân viên công ty…
Biện pháp tiêu thụ hoa tươi đối với văn phòng, công ty
– Thương hiệu, nhãn hiệu: Mỗi sản phẩm bày bán hoặc cung cấp cho khách sẽ được đính nhãn mang logo của cửa hàng, mã số sản phẩm và giá tiền tương ứng.
– Cách thức bán hàng: Các sản phẩm cung cấp thường xuyên sẽ được chuẩn bị trước theo yêu cầu vào sáng sớm và giao tận nơi vào giờ đã hẹn.
♦ Đối với khách bán lẻ
Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được một bó hoa đẹp, kiểu dáng độc đáo, ý nghĩa.
– Các hình thức sản phẩm cung cấp: Bó hoa (dáng dài, tròn, bó 1 bông, nhiều loại hoa, 1 loại hoa, bó theo yêu cầu…), Lẵng hoa (để bàn, hội nghị, chúc mừng, theo yêu cầu…), hoa cưới (để bàn, cầm tay, hoa xe cưới, cổng hoa…)
Biện pháp tiêu thụ hoa tươi đối với khách lẻ
– Nhãn hiệu, thương hiệu cửa hàng: Mỗi sản phẩm bày bán hoặc cung cấp sẽ đính nhãn logo cửa hàng, mã số sản phẩm và giá tiền tương ứng.
♦ Bày bán sản phẩm
Việc bày bán sản phẩm rất quan trọng, giúp thu hút khách hàng và tạo thiện cảm cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Chính vì vậy, mình phải quan tâm tới việc bày bán sản phẩm ra sao.
Bày bán sản phẩm - lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi
- Các lẵng hoa được bày phía trước, bên ngoài để khách hàng dễ quan sát.
- Các bó hoa sẽ được cắm vào lọ để trên giá, gồm 3 tầng, mỗi tầng 5 lọ. Các mẫu hoa cưới sẽ được in trong catalog và album để khách hàng lựa chọn.
4. Lên phương án dự phòng những rủi ro
– Hoa không bán hết trong ngày
Khắc phục bằng cách bảo quản để bán vào vài ngày hôm sau, số hoa khó bảo quản tươi sẽ phơi để làm hoa khô, kết hợp bán hoa khô với những khách hàng có nhu cầu.
– Thời tiết
Tưới nước thường xuyên, tránh hoa tiếp xúc với ánh nắng. Cắt tỉa những bông hoa có cánh héo mà không làm ảnh hưởng tới hình dáng của hoa.
Chăm sóc hoa dựa theo thời tiết là yếu tố cần để kinh doanh shop hoa
– Cạnh tranh
Xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp thị phù hợp, hiệu quả, đồng thời có các giải pháp tạo ra sự đa dạng và đặc biệt cho sản phẩm kể cả về hình thức cũng như dịch vụ đi kèm.
– Biến động giá cả
Nếu là biến động giá cả ngắn hạn, sẽ giữ mức giá không quá biến động với giá ban đầu. Còn nếu biến
động trong thời gian dài, ban đầu sẽ giữ giá và tăng giá bán dần dần, không đột ngột để khách hàng quen dần.
Bước 5: Thuê cửa hàng và tìm nguồn hoa tươi cung ứng
1. Thuê cửa hàng kinh doanh hoa tươi
Địa điểm rất quan trọng không thua kém bất kỳ yếu tố nào. Hãy lựa chọn thuê một ki ốt nhỏ giữa khu phố đông người qua lại, ngay các ngã ba, ngã tư, hoặc gần chợ, hoặc bán online cũng là một lựa chọn không tồi.
Thuê mặt bằng kinh doanh hoa tươi cần được lựa chọn kỹ
Bạn nhớ kỹ, chúng ta không cần rộng, nhưng phải đẹp mới có thể thu hút được khách hàng. Và hãy tìm hiểu kỹ các đối thủ đang kinh doanh hoa tươi gần đó, xem họ có thế mạnh điểm yếu nào.
Cách để bạn chiến thắng họ chỉ có thể là “khác biệt”, khác trong các loại hoa, gói cắm hoa độc đáo, nguyên phụ liệu mới lạ, dịch vụ chăm sóc chu đáo hơn,… Chỉ khi nào có được những sự khác biệt đó thì bạn hãy tham gia vào thị trường!
2. Tìm nguồn hoa mở shop hoa tươi
Hoa tươi tượng trưng cho vẻ đẹp, mang lại cảm giác tinh thần cho người sử dụng vì vậy tìm được nguồn cung cấp hoa tươi uy tín, chất lượng sẽ giúp cửa hàng giữ được các khách hàng trung thành. Một số các mối hoa tươi đó là:
Tại Hà Nội: các loại hoa thông thường bạn có thể chọn mua ở chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Mai Dịch hoặc tại các vườn hoa khu vực: Tây Tựu- Minh Khai- Từ Liêm; Mê Linh- Vĩnh Phúc,… Tuy nhiên, các loại hoa ôn đới không nên mua ở đây vì giá khá đắt và chất lượng không đảm bảo. Với các loại hoa đặc biệt như (ly, hồng môn,…) bạn có thể tìm đến các nhà buôn trên phố Đội Cấn.
Tìm nguồn hoa mở shop hoa tươi - lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Tại Tp Hồ Chí Minh: có thể nhập từ các nguồn cung cấp hao sỉ là các chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ (Lý Thái Tổ, Q.10), Đầm Sen (Lãnh Bình Thăng, Q.11) và Hậu Giang (Hậu Giang, Q.6), các vườn hoa tại đường Trần Phú (Q5), Thủ Đức,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến tận vườn để lựa chọn và nhập hoa với mức giá rẻ hơn, chẳng hạn như vườn hoa Tân Lập (chủ yếu hoa hồng), Tây Tựu, Minh Khai, Từ Liêm; vườn hoa Học viện Nông nghiệp (chủ yếu hoa ly) ở Hà Nội hay vườn hoa trên đường Trần Phú (quận 5), vườn hoa ở Thủ Đức ở tp.HCM.
Bước 6: Chuẩn bị mở shop hoa tươi
Nếu quy mô cửa hàng của bạn tương đối lớn thì bạn cần thuê nhân viên phụ giúp trong việc cắm hoa cũng như đi giao hoa mỗi khi có khách đặt.
Chị Mai Hạnh – chủ cửa hàng hoa tại Giải Phóng chia sẻ: “Việc tuyển được nhân viên ưng ý không phải là dễ dàng, đương nhiên ai cũng muốn tìm kiếm nhân viên nhanh nhẹn, biết việc rồi. Nhưng không phải dễ tìm được người như vậy thì ít ra bạn cũng cần tìm những người có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thích cắm hoa là điều tối thiểu mới có thể làm việc và phát triển cửa hàng được.”
Điều quan trọng tiếp nữa là bạn cần phải trang trí cửa hàng sao cho thật ấn tượng, thu hút được khách hàng ngay khi đi qua. Bạn có thể đặt các kệ, lãng hoa trong cửa hàng sao cho thật bắt mắt, và cũng cần chuẩn bị thêm các dịch vụ như giao hàng tận nơi, làm tất cả các loại hoa dịch vụ yêu cầu như kết hoa cưới, hoa trang trí phòng tiệc…
Xem thêm: Thiết kế shop hoa tươi đẹp – Bí quyết giúp việc kinh doanh hoa tươi thành công
Cần trang trí shop hoa tươi cho thật bắt mắt
Chọn mối cung cấp hoa đây có lẽ là băn khoăn của nhiều chủ shop nhất khi mở shop hoa tươi. Anh Hương, chủ cửa hàng hoa tại Xã Đàn chia sẻ: “Khi mới mở cửa hàng hoa tươi, tôi vẫn chưa biết nơi nào cung cấp hoa tốt nhất cả. Nhưng sau một thời gian khi đã quen khách và biết được rõ cách thứ làm việc của từng mối bán sỉ hoa, chúng ta sẽ lựa chọn được mối lấy hàng uy tín nhất, nhưng mình cũng cần chú ý thanh toán nhanh nhất có thể để có thể giữ chữ tín trong làm ăn, cũng như đảm bảo không bị tăng giá khi vào mỗi dịp lễ lớn, hoa luôn tươi, chất lượng.“
Bước cuối cùng cần chuẩn bị trước khi đi vào hoạt động là bạn cần chuẩn bị phụ kiện gói hoa như giấy gói, ruy băng, dây kim tuyến, thiệp, súng bắn keo… Bạn có thể đặt tại một cơ sở nào đó chuyên sản xuất với nhiều chất liệu và kích cỡ khác nhau có thể là bằng gỗ, hay bằng mây tùy thuộc vào phong cách cắm hoa.
Bạn cũng đừng quên đầu tư cho mình một phần mềm quản lý cửa hàng hoa. Phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát doanh thu, lãi lỗ, giá vốn, các đầu mối khách hàng, nhà cung cấp, hay đơn giản nhất là xuất hóa đơn cho khách thật chuyên nghiệp.
Bước 7: Tìm kiếm khách hàng cho shop hoa
Đây là bước vô cùng quan trọng, vì khách hàng chính là yếu tố quyết định việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Đương nhiên bạn không thể ngồi chờ khách hàng tìm đến mình được mà bạn cần phải chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, nhất là hoa tươi lại là mặt hàng không để được quá lâu, nếu như không tiêu thụ nhanh chóng cửa hàng bạn sẽ rất dễ dẫn đến phá sản.
Mở shop hoa tươi cần những gì? Tìm kiếm khách hàng cho shop hoa
Bạn cần tìm cách làm sao thu hút được khách hàng. Đơn giản nhất có thể là phát tờ rơi, đăng quảng cáo hay trực tiếp đến từng cửa hàng, nhà hàng, khách hàng, các công ty tổ chức sự kiện, triển lãm… để giới thiệu về cửa hàng hoa của mình.
Nếu có điều kiện, bạn có thể xây dựng cho cửa hàng mình riêng 1 trang web giới thiệu các mẫu hoa tươi đẹp mắt, ấn tượng. Bạn cũng cần chuẩn bị namecard để khách hàng dễ dàng liên hệ khi có nhu cầu.
Mở shop hoa tươi cần những gì? Quảng bá thương hiệu
Chị Lan – chủ cửa hàng hoa tại Thanh Xuân cho biết, khi mới mở shop hoa tươi, ngoài việc phát tờ rơi, làm banner quảng cáo lớn, chị còn đến tận các cửa hàng áo cưới, hay các triển lãm, hội chợ… để giới thiệu đến khách hàng sản phẩm của mình cũng như để khách hàng nhìn thấy tận mắt những tác phẩm cắm hoa nghệ thuật của mình để tạo thêm lòng tin với khách hàng ban đầu.
Anh Quân, chủ cửa hàng hoa tại Ngã Tư Sở chia sẻ: “Việc quảng bá hình ảnh cửa hàng rất quan trọng, nó quyết định cửa hàng bạn có đông khách hay không. Bạn hãy cố gắng tìm kiếm mọi hình thức quảng bá sao cho tốt nhất, ngoài việc quảng cáo trực tiếp, hiện nay bạn có thể liên hệ với các tổng đài lớn chuyên làm dịch vụ quà tặng cho khách hàng vào dịp lễ, sinh nhật… cũng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên muốn sản phẩm của mình được nhiều khách hàng lựa chọn, tin tưởng thì luôn cần đảm bảo hoa phải tươi, đẹp thái độ phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp mới có thể phát triển lâu dài được.”
Bước 8: Marketing - kế hoạch kinh doanh hoa tươi hoàn hảo
1. Xây dựng website và Fanpage khi mở cửa hàng hoa tươi
Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi trong thời buổi kinh doanh như hiện nay không thể thiếu phần xây dựng Website bán hàng và lập một fanpage, đặc biệt là những bạn có hướng phát triển cả bán trực tiếp truyền thống lẫn online hoặc chỉ tập trung bán online thì lại càng phải chú trọng nhiều hơn để pr cho shop của mình.
Thiết kế website bán hoa tươi để thu hút khách hàng tiềm năng
Với những bạn tập trung bán online là chủ yếu thì nếu có thể thì nên đầu tư cho mình một kênh youtube riêng, tại đó bạn up những video chọn hoa, bó, cắm hoa, hoặc chia sẻ những mẹo giữ hoa tươi lâu, chọn hoa tặng người thân,… để khách hàng có thể tham khảo, làm theo sẽ góp phần thu hút khách đến với cửa hàng nhiều hơn.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh hoa tươi online thành công
2. Quảng cáo shop hoa của bạn đến với mọi người
Lên kế hoạch quảng cáo chính là nhiệm vụ cuối cùng dành cho bạn, kể cả là bán online hay trực tiếp cũng đều phải xây dựng chiến lược rõ ràng thì các khách hàng mục tiêu mới biết tới shop mình nhiều và nhanh hơn.
Quảng cáo shop hoa của bạn đến với mọi người
Trước tiên chúng ta có thể phát tờ rơi, rồi nhờ người thân, bạn bè giới thiệu miệng, hoặc bằng cách đăng bài lên trang cá nhân của họ, lên Instagram, các diễn đàn, website,… Mẹo để họ PR nhiệt tình cho bạn là hãy chiết khấu % cho họ mỗi khi mua hàng thì bạn vừa đạt được mục đích mà lại chẳng hề tốn kém cho marketing là bao.
Lên kế hoạch khuyến mãi: Shop bạn phải liên tục có các chương trình khuyến mại, giảm giá như “mua 2 tặng 1”,…, đặc biệt là các dịp lễ như 8/3, 14/2, 20/10, 20/11 lại càng cần phải tri ân khách hàng nhiều hơn, các dịch vụ kèm theo như giao hoa tận nhà miễn phí, tặng quà theo yêu cầu khách hàng,…
Marketing online: Như đã trình bày ở mục trên, tạo một website, một fanpage hoặc một kênh youtube là rất cần thiết. Hiện có rất nhiều công cụ cũng như các đơn vị nhận SEO online để bạn có thể nhờ cậy cực hữu hiệu. Cái hay của marketing online là nếu đi đúng hướng thì lượng khách hàng của shop bạn có thể tăng gấp nhiều lần mà chi phí lại cực thấp đấy!
Tuyển cộng tác viên: Nghĩa là bạn tuyển thêm những người thích kinh doanh hoa tươi nhưng không có tiền nhập hàng, họ sẽ thay bạn tìm kiếm khách, bạn sẽ chỉ lo mỗi việc chuẩn bị và giao hàng cho khách và đương nhiên là sẽ phải trả tỉ lệ % nhất định nào đó cho cộng tác viên mỗi khi có đơn hàng thành công.
Bước 9: Quản lý và vận hành cửa hàng hoa tươi
Nên cắm một số mẫu hoa để trưng bày trong cửa hàng giúp khách quan sát dễ dàng lựa chọn. Cách 4- 5 ngày nên thay hoa mới 1 lần. Nếu đã có sẵn website, bạn nên thường xuyên cập nhật các mẫu hoa mới, làm album giới thiệu hoa.
Vào lúc ít khách, bạn nên giao cho nhân viên làm các phụ kiện trang trí như xâu hạt, kết nơ, trang trí lãng hoa,…
Kinh nghiệm quản lý và vận hành shop hoa tươi
Để kinh doanh shop hoa thành công, bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau:
– Tận tình phục vụ khách hàng: tạo ra nhiều kiểu cắm hoa mới phù hợp xu hướng. Hoa đẹp không thôi chưa đủ, thái độ phục vụ tốt sẽ gây ấn tượng với khách hàng của bạn hơn nhiều đấy.
– Linh hoạt trong kinh doanh: chú trọng phát triển kinh doanh hoa theo mùa. Theo kinh nghiệm của những người mở shop hoa tươi lâu năm, hoa theo mùa vụ thường đẹp và rẻ hơn.
– Không ngừng sáng tạo: thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiểu cắm hoa mới, đẹp, lạ.
– Kinh doanh các dịch vụ ăn theo: để phát triển và tăng thêm lợi nhuận, bạn nên cung cấp các dịch vụ đi kèm như giao quà tặng, kết hoa cưới, tiếp tân cho công ty. Hoặc tận dụng hoa tươi để chế biến thành hoa khô kết hợp với dây thừng, giấy, ruy băng, sơn, keo,… làm thiệp thủ công bày bán cho khách.
Kinh nghiệm bán hoa tươi hiệu quả đắt khách
1. Tham gia các tổ chức liên quan
Một yếu tố quan trọng mà có thể giúp bạn phát triển kinh doanh của bạn nhanh chóng là tận dụng mọi mối quan hệ nền tảng hiện tại. Bạn có thể tham gia các tổ chức quanh khu vực của bạn, các nhà tổ chức sự kiện, đám cưới, các nhà quy hoạch, trường học… quanh khu vực.
Nếu bạn đang ở trong mối quan hệ kinh doanh tốt với tất cả họ, bạn yên tâm rằng doanh nghiệp của bạn sẽ có nền tảng phát triển chỉ trong một thời gian ngắn.
2. Chuẩn bị danh mục sản phẩm toàn diện
Bạn có thể không bán tất cả các thiết kế của hoa nhưng có điều bạn cần chuẩn bị danh mục toàn diện có chứa tất cả những hình thức thiết kế hoa đẹp nhất, theo xu hướng. Phải chắc chắn chúng có sức cạnh tranh và luôn được cập nhật mỗi khi có những mẫu mới.
Cách lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi đắt khách
3. Nâng tầm chất lượng dịch vụ điện hoa
Cuộc sống ngày càng bận rộn, con người có rất nhiều lý do về khoảng cách khiến họ không thể trực tiếp gửi tặng những bó hoa ý nghĩa tới người thân, bạn bè,… của mình, và đó là lý do khiến cho dịch vụ điện hoa ra đời.
Điện hoa là một loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh hoa tươi, kèm theo nhiều yêu cầu khác từ người gửi đến người nhận, chẳng hạn như kèm theo một lời nhắn nhủ đặc biệt, hoặc là yêu cầu gửi tặng vào đúng địa điểm, đúng khung giờ nào đó, thậm chí là yêu cầu gửi tặng theo một cách thức đặc biệt.
Hầu hết các cửa hàng kinh doanh hoa tươi hiện nay đều cung cấp dịch vụ này, bao gồm điện hoa chúc mừng, điện hoa chia buồn, điện hoa thăm hỏi,… Sản phẩm điện hoa có thể là một bó hoa, lẵng hoa, kệ hoa,…hay thậm chí chỉ là một bông hoa tùy thuộc vào yêu cầu của người tặng.
Dù là sản phẩm nào đi chăng nữa thì bạn vẫn được trả giá trị kèm theo phí dịch vụ đặc biệt nữa. Do đó, nếu có điều kiện, bạn hãy mở rộng dịch vụ điện hoa của mình theo cách nhận tất cả các yêu cầu, kể cả những yêu cầu “mất thời gian” của khách hàng nhé, họ sẽ không tiếc tiền để được hưởng thụ chất lượng dịch vụ tuyệt vời của bạn đâu.
Tuy nhiên thì khách hàng hiện nay cũng rất cẩn trọng trong việc sử dụng dịch vụ điện hoa. Bởi đã có rất nhiều trường hợp các nhà cung cấp thiếu chuyên nghiệp, chuẩn bị những bó hoa “lôm côm” không tương xứng với giá trị khiến khách hàng bẽ mặt trước người nhận vì cho rằng họ sẽ không bao giờ biết được món quà hoa của mình trông như thế nào. Trong kinh doanh, kiểu làm ăn chộp giật như thế là điều tối kị mà bạn cần phải tránh, nếu không thì sẽ không bao giờ có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, làm hài lòng và giữ chân khách hàng lâu dài được.
4. Luôn giữ vững phương châm “ khách hàng là thượng đế”
Phải luôn ghi nhớ câu “khách hàng là thượng đế” trong đầu để chăm sóc phục vụ khách hàng tận tình. Niềm nở, luôn cười tươi là điều không bao giờ được phép thiếu khi tiếp xúc với khách.
Luôn tìm kiếm các mẫu hoa mới lạ, độc đáo, đồng thời nếu có thể, hãy tư vấn cho khách hàng của mình về những kiến thức bảo quản hoa, cách giữ hoa tươi lâu,… để tạo nên sự khác biệt với các shop khác.
Ngoài ra, để có thể phát triển, kiếm thêm lợi nhuận, shop hoa tươi cần có thêm những dịch vụ khác như gói quà, giao quà tặng, kết hoa cưới, hoa văn phòng,…
Bạn cũng có thể tận dụng một số bông hoa tươi để chế biến thành hoa khô. Sản phẩm này dùng kết hợp với dây thừng, giấy, ruy băng, keo, son, kim tuyến… để làm thiệp thủ công, bày bán thêm cho khách. Những dịch vụ kèm theo đó sẽ làm cho shop hoa tươi của bạn thêm phong phú và hấp dẫn với khách hàng.
5. Không ngừng sáng tạo
Kinh doanh bất cứ mặt hàng gì cũng vậy, sự đổi mới và sáng tạo nhằm mang lại cho người dùng thêm nhiều trải nghiệm thú vị là yếu tố tiên quyết giúp các shop, hay các doanh nghiệp luôn phát triển đi lên và giữ vững vị thế của mình trên thương trường.
Đặc biệt là trong kinh doanh hoa tươi, các chủ shop không chỉ cần có năng khiếu thẩm mỹ cùng đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những bó hoa đẹp mà còn phải không ngừng sáng tạo thêm nhiều những tác phẩm hoa nghệ thuật mang ý nghĩa riêng mà các shop khác không có. Bởi với những loài hoa khác nhau thì mỗi cách kết hợp, cách gói cũng sẽ thể hiện được những sắc thái và thông điệp tình cảm riêng.
Chính sự sáng tạo và khác biệt đó sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng, khiến họ “tâm phục khẩu phục” trước những sản phẩm hoàn mỹ, tránh được cảm giác nhàm chán cho khách hàng quen trước những cách bài trí quen thuộc và cố hữu.
6. Gia tăng dịch vụ đi kèm để thu hút khách
Không chỉ là nhu cầu mua những bó hoa đẹp và ý nghĩa, khách hàng chơi hoa ngày nay còn đòi hỏi cao hơn về các loại hình dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như dịch vụ điện hoa, dịch vụ gói hoa, giao hoa tại địa chỉ của người mua, thiết kế lẵng hoa theo yêu cầu, kết hoa cưới, cung cấp hoa cho các văn phòng hằng ngày,… Nếu chỉ đơn thuần là gói hoa, trưng bày nó ở cửa hàng rồi đợi khách hàng tìm đến xem và mua thì shop kinh doanh hoa tươi của bạn sẽ khó có thể giành phần thắng trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường ngày càng đa dạng như hiện nay.
Ví dụ như, thay vì đến mua tại cửa hàng của bạn, khách hàng sẽ xem ảnh trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại và đợi đối thủ cạnh tranh giao hàng đến tận nhà. Hay như thay vì chấp nhận không thể mua hoa để tặng người thân, bạn bè vì điều kiện không cho phép thì khách hàng sẽ đặt đối thủ cạnh tranh của bạn chuẩn bị những bó hoa tươi thắm nhất để giao đến tận tay người nhận thông qua dịch vụ điện hoa,… Chỉ nói đến thế thôi là bạn đã có thể thấy rằng mình sẽ thua trên mọi “mặt trận” luôn rồi.
Trên đây là 9 bước quan trọng cùng những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về thị trường, những thuận lợi, khó khăn cũng như các bước cần chuẩn bị để kinh doanh hoa tươi thành công. Hãy nhớ rằng, sự kiên trì, sáng tạo và khả năng thích ứng linh hoạt sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục thị trường đầy tiềm năng này. Chúc bạn thành công với chiến lược kinh doanh hoa tươi của mình!
Đọc tiếp: Quy trình quản lý cửa hàng kinh doanh hoa tươi cho bạn mới bắt đầu