Kinh doanh đặc sản online: Ý tưởng kinh doanh 1 vốn 4 lời

Kinh doanh, buôn bán các mặt hàng đặc sản vùng miền online đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay, khi thời đại của xu hướng “ăn ngon mặc đẹp” lên ngôi. Người ta không hề tiếc tiền khi bỏ ra vài trăm ngàn, vài triệu, thậm chí vài chục triệu để được thưởng thức những mặt hàng đặc sản vùng miền tươi ngon và mang đậm chất riêng biệt.

Nếu chưa tìm được hướng đi cho mình, bạn có thể kinh doanh đặc sản online, và nếu kinh nghiệm kinh doanh online chưa có thì bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn để kinh doanh thành công.

1. Nghiên cứu thị trường

Lựa chọn đặc sản nên thực hiện song song với việc nghiên cứu thị trường, hãy xem khách hàng đang thực sự muốn và thích món ăn đặc sản vùng miền như thế nào? Trên thị trường đã có shop online hay cửa hàng nào bán sản phẩm bạn định kinh doanh hay chưa? Mức sống người dân quanh đó như thế nào, doanh số tiềm năng có khả quan hay không, tiêu thụ nhanh hay chậm, giá cả thế nào?,…

Phần lớn đối tượng khách hàng tiềm năng là các bà nội trợ, giới văn phòng có thu nhập có nhiều thời gian online,… Những đối tượng khác bạn cũng đừng quên khai thác triệt để, vì bán hàng online nên bạn phải tận dụng mọi mối quan hệ, không bỏ sót một đối tượng khách hàng nào hết.

2. Lựa chọn đặc sản

Đặc sản thì có rất nhiều loại của nhiều vùng miền khác nhau, khi đã chọn kinh doanh mặt hàng này, điều đầu tiên bạn phải ghi nhớ đó là chỉ chọn những sản phẩm độc, mới lạ, chưa được bán rộng rãi bên ngoài cũng như bán online qua mạng. Vì tâm lý tò mò muốn dùng thử nên khách sẽ đặt mua, như vậy bạn đã thành công thu hút được khách hàng.

Vì sao không chọn những đặc sản phổ biến? Vì những sản phẩm đó đã quá quen thuộc, mọi người có thể đã chán, hoặc những đặc sản đó không khó để mua, được bày bán nhiều nơi. Ví dụ như bánh đậu xanh Hải dương- món đặc sản quá quen với bất kỳ ai, có thể tìm mua bất kỳ cửa hàng, siêu thị nào.

kinh-doanh-dac-san-online

Kinh doanh các mặt hàng đặc sản trên mạng rất coi trọng hình ảnh đẹp và bắt mắt

Hãy mạnh dạn thử sức kinh doanh đặc sản quê mình nếu nơi bạn sinh ra có nhiều món ăn ngon, độc lạ nhé. Hoặc bắt tay với bạn bè, người thân lấy đặc sản quê bạn để kinh doanh cũng là một ý kiến hay khi quê hương bạn không có món đặc sản nào có nhiều tiềm năng.

Các món đặc sản bạn có thể tham khảo đó là tôm chua Huế, như thịt trâu gác bếp, nem chua Thanh Hóa, bưởi Đoan Hùng, chả mực Quảng Ninh, nho xanh Ninh Thuận, bơ sắp Đắk Lắk, Cam Canh, nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, chè Thái Nguyên, bánh pía Sóc Trăng,… rất được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn hãy chỉ nên tập trung vào 1 hoặc 2 mặt hàng đặc sản thử nghiệm trước, khi đã bắt đầu quen với khách hàng, tạo dựng được tiếng tăm cho thương hiệu thì hãy mở rộng thêm các loại sản phẩm đặc sản khác nếu có điều kiện tài chính.

Đọc thêm: 5 bước không thể thiếu để mở cửa hàng hoa quả sạch

3. Mua sỉ đặc sản vùng miền ở đâu?

Khi đã hoàn thành hai bước quan trọng là chọn được mặt hàng kinh doanh và nghiên cứu thị trường, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tìm nguồn hàng uy tín.

Nếu chọn đặc sản quê mình hoặc tỉnh khác nhưng có người quen thì đơn giản rồi, chỉ cần nhờ bố mẹ người thân dẫn mối đi mua và chọn hàng, vừa an tâm nguồn hàng chất lượng lại tiết kiệm được thời gian đi lại, có khi lại lấy được giá gốc tốt hơn.

Nếu lấy đặc sản ở tỉnh khác mà không có người quen thì khó hơn, bạn phải lấy lại từ người khác, không phải tận gốc nên xuất xứ, chất lượng nguyên liệu, hương vị,… bạn phải kiểm tra kĩ càng.

Vì vấn đề an toàn thực phẩm đang thực sự báo động khi mà quá nhiều những cơ sở chế biến sản xuất bị phát hiện sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh, bán đồ giả,… nên người tiêu dùng thường rất e ngại mỗi khi mua đặc sản. Ngoài ra, khá nhiều người kinh doanh không có tâm bán những sản phẩm kém chất lượng, dán mác vùng miền làm ảnh hưởng tới những người làm ăn chân chính và ảnh hưởng tới danh tiếng của vùng.

Bởi vậy, bạn phải khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của mình, chứng minh được đặc sản mình kinh doanh chính gốc, không sử dụng phụ gia, chất cấm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Muốn vậy, buộc bạn phải tìm được mối cung hàng uy tín, chất lượng đảm bảo, luôn có hàng mới, khi bạn nhập về bán không lo bị lỗ vốn do bị tồn hàng vì hàng ăn không để được lâu.

Đọc thêm: Bật mí 5 chợ đầu mối trái cây tươi ngon, giá cực tốt

4. Kinh doanh đặc sản online cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng cần phải có vốn. Riêng kinh doanh đặc sản online thì bạn cần chuẩn bị tối thiểu là 50 triệu, tối đa là 200 triệu đồng để mua hàng, quảng cáo, lập website bán hàng, tiếp thị sản phẩm,… Tiềm lực tài chính lớn bao nhiêu thì kinh doanh càng thuận lợi bấy nhiêu.

Nếu lấy đặc sản ở quê mình thì bạn có thể không bị áp lực quá về vốn vì bạn có thể lấy hàng gối đầu, bán rồi trả tiền hàng sau nên ban đầu việc kinh doanh sẽ không trở ngại lắm.

Còn nếu lấy lại nguồn hàng từ người khác, bạn buộc phải chuẩn bị đủ vốn để nhập hàng. Bởi vậy nên bạn phải tính toán nhập vừa đủ nhu cầu khách hàng, không nên nhập quá nhiều, hàng ăn sẽ hỏng nhanh vì không để lâu được, như vậy bạn sẽ thất bại ngay từ đầu đấy.

Đọc thêm: Nên đầu tư kinh doanh gì với số vốn 50 triệu đồng?

5. Quảng cáo đặc sản ra thị trường

Điều đầu tiên cần làm là thiết kế một website bán đặc sản thật chuyên nghiệp và đẹp mắt. Với hơn 40 triệu người Việt Nam online mỗi ngày như hiện nay thì việc có một website là hết sức quan trọng và quyết định phần lớn đến thành công của bạn.

Yên tâm đi, bạn không cần tự mình làm việc này, sẽ có Bizweb giúp bạn thiết kế website, việc còn lại của bạn là tìm cách tiếp thị sản phẩm sao cho hiệu quả và đạt doanh thu cao nhất. Ngay bây giờ hãy bắt đầu tạo website bán hàng dùng thử miễn phí và trải nghiệm nhé.

Tiếp theo là quảng bá các mặt hàng đặc sản vùng miền của bạn. Không riêng gì kinh doanh đặc sản online mà đã nói tới bán hàng qua mạng là phải quảng cáo.

Đầu tiên hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người quen,… ủng hộ, nhờ họ giới thiệu miệng để khách hàng biết tới sản phẩm của bạn.  Sau đó là tới tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, qua diễn đàn, Youtube để tiếp thị thêm, nếu người dùng quan tâm họ có thể quay trở lại website của bạn để xem thông tin sản phẩm và đặt hàng.

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

6. Ship hàng cho khách

Vì là đặc sản hầu hết là các món ăn nên khâu vận chuyển thực sự rất quan trọng. Đặc biệt là những hàng thực phẩm tươi sống, hoặc hàng không có chất bảo quản nếu vận chuyển quá lâu sẽ hư hỏng, bốc mùi. Vì vậy, việc giao hàng tận tay người mua phải được thực hiện nhanh chóng vừa đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, lại làm hài lòng khách hàng tạo dựng uy tín cho thương hiệu đặc sản của mình, một công đôi việc. Nhớ xem ngay bài Bí quyết ship hàng hiệu quả nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cho vấn đề này nhé.

Bạn có thể thuê một shipper riêng thành thạo đường phố, hoặc thuê một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để bảo đảm giao hàng nhanh, giữ được hương vị tươi ngon của đặc sản.

Kinh doanh đặc sản vùng miền là một hướng đi đúng khi biết bạn biết tận dụng kênh kinh doanh online để tiếp cận thị trường. Hiện nay có khá nhiều người thành công nhờ bán hàng đặc sản qua mạng. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu như thế nào có thể xem bài viết 7 bước đề bắt đầu kinh doanh online thành công nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM