Rất nhiều người muốn học thiết kế web nhưng không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như nào. Sự lúng túng ngay từ bước đầu này vô tình đã gây ra rất nhiều trở ngại trong cuộc hành trình phát triển đam mê của những người có khả năng. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những điều cần chuẩn bị khi học thiết kế web
Bước 1: Tìm hiểu những kiến thức nền tảng khi học thiết kế web
1.1 Tìm hiểu định nghĩa website là gì?
Sẽ thật khó để bắt tay vào học thiết kế web nếu như bạn không hiểu định nghĩa cơ bản về website. Trước hết bạn hãy tìm tất cả những tài liệu nói về website, các loại website thường gặp cũng như những đặc điểm chính của những dạng website này. Thêm vào đó, bạn cũng cần tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên website. Đây là điều rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hình dung dễ dàng những công việc mình sẽ làm sau này.
1.2 Tìm hiểu phát triển web là gì?
Khi đã nắm vững kiến thức về website, tiếp đến hãy tìm hiểu chi tiết hơn phát triển website là gì? Để có thể trả lời được câu hỏi này bạn hãy trả lời những câu hỏi như: Trang web hoạt động theo cách thức nào, Parcel và back-end có gì khác biệt, sử dụng trình biên tập mã như nào?...
1.3 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp
Trên thế giới hiện nay có khoảng 700 ngôn ngữ lập trình và con số này vẫn sẽ tiếp tục được cập nhật trong tương lai. Nhiệm vụ của bạn là lựa chọn được ngôn ngữ lập trình phù hợp với mục đích và định hướng phát triển của mình. Thế nhưng bạn mới học thiết kế thì làm sao biết được ngôn ngữ nào phù hợp đúng không? Và đó là lý do bạn phải định hướng rõ ràng tương lai sẽ đi theo hướng thiết kế website nào, làm Front-end hay Back-end developer? Sau đó mới có thể chọn ngôn ngữ lập trình được. Cụ thể:
- Front-end developer
Lựa chọn làm Front-end bạn sẽ cần phải sử dụng 3 ngôn ngữ gồm: JavaScript, HTML5 và CSS3, chi tiết như sau:
- JavaScript: Ngôn ngữ này thường được sử dụng để lập trình cho giao diện website và hiện tại cũng là ngôn ngữ thông dụng nhất. Nếu lựa chọn ngôn ngữ lập trình JavaScript quá trình học thiết kế sau này của bạn sẽ khá thuận lợi.
- HTML5 và CSS3: Bất cứ ai khi học thiết kế web cũng đều phải biết đến 2 ngôn ngữ lập trình này. Hầu hết các trang web hiện nay đều được lập trình bằng hai ngôn ngữ này.
- Back-end developer
Lựa chọn làm Back-end developer bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về ngôn ngữ lập trình hơn ví dụ như PHP, ASP.NET, Ruby, Python…
- PHP: Đây là ngôn ngữ lập trình rất phổ biến được sử dụng cho tất cả các mã nguồn mở của những website nổi tiếng như Wordpress, Facebook…
- ASP.NET: Đây là ngôn ngữ được phát triển từ Microsoft được biết đến với tính bảo mật cao, khả năng tùy biến và đồng bộ rất tốt. Đây cũng là ngôn ngữ lý tưởng mà bạn có thể chọn để học thiết kế.
- Ruby: Ngôn ngữ lập trình Ruby được ưa thích bởi tính dễ đọc và dễ viết cùng với đó là Rails - một framework add-on giúp cho việc xây dựng các ứng dụng trên website đơn giản hơn.
- Python: Ngôn ngữ lập trình này cũng khá tương đồng với ngôn ngữ Ruby đó là tính dễ đọc, thích hợp cho những ai mới học thiết kế web
Bước 2. Lựa chọn cách học thiết kế website
Sau khi đã tìm hiểu được tất cả những kiến thức cơ bản về website cũng như lập trình, điều bạn cần làm tiếp theo là lựa chọn cách học. Bạn có thể tìm đến các khóa học thiết kế website hoặc tự học thiết kế web thông qua các video bài giảng và các tài liệu có sẵn trên internet. Sau đây là những ưu điểm và hạn chế của từng cách học:
2.1 Tìm khóa học thiết kế website
Đây là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay, tham gia các khóa học này bạn sẽ được định hướng và chỉ dẫn gần như tất cả các bước để học thiết kế web hiệu quả, cách phát triển nghề nghiệp sau này. Ưu điểm của hình thức này như sau:
- Được cung cấp tất cả tài liệu tốt nhất về học thiết kế web
- Hiểu nguyên tắc hoạt động của website
- Nắm được cái khái niệm truyền thông, tiếp thị kỹ thuật số, từ khóa, công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Hiểu hơn về hành vi của người dùng
- Thiết kế, lập trình và phát triển website
- Làm web bằng những công cụ trực quan
- …
Nhìn chung, bạn sẽ được lĩnh hội rất nhiều kiến thức sau mỗi khóa học làm web. Tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn những trung tâm uy tín, có các giáo viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
2.2 Tự học thiết kế website
Bên cạnh tham gia các khóa học bạn cũng có thể tự học thiết kế web tại nhà thông qua các giáo trình và video miễn phí trên Youtube và các trung tâm đào tạo. Tự học thiết kế có những ưu điểm sau đây:
- Tiết kiệm chi phí
- Chủ động về thời gian học
- Có thể tiếp thu được nguồn kiến thức khổng lồ từ tất cả các kênh. Ví dụ Youtube bạn có thể tham khảo: Thenewboston, Code Geek, CSS Tricks…Còn đối với website bạn có thể truy cập: webdesign.tutsplus.com, creattica.com,...
Mặc dù tự học thiết kế cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho người học. Nhưng với sự lựa chọn này bạn sẽ phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa vì không có người hướng dẫn mỗi ngày. Ngoài ra, cũng cần phải chọn lọc những kênh uy tín để cập nhật công nghệ mới nhất để không bỏ lỡ bất cứ thông tin hữu ích nào.
Bước 3. Trang bị những công cụ phục vụ trong học tập
Để quá trình học thiết kế của bạn diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả như mong đợi, chắc chắn bạn cần phải cần đến sự hỗ trợ từ những công cụ hữu ích sau đây:
3.1 Package Managers (PM)
Đây là bộ công cụ quản lý, tự động hoá trực tuyến dành cho những ai làm trong lĩnh vực thiết kế website. Bộ công cụ này sẽ giúp bạn quản lý và đồng bộ hoá quá trình cài đặt, nâng cấp và gỡ bỏ các phần mềm. Ưu điểm nổi bật của bộ công cụ Package Managers là hầu hết các phần mềm là mã nguồn mở vì vậy bạn có thể chủ động cài đặt và sử dụng trong những dự án của mình.
3.2 Version Control
Version Control được biết đến là bộ công cụ theo dõi phiên bản giúp theo dõi toàn bộ sự thay đổi của chương trình từ hình ảnh, video cho đến các file code. Trong trường hợp bạn mắc lỗi bạn có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và tiến hành backup. Chính vì vậy, Version Control được coi là “chiếc phao cứu sinh” hữu hiệu đặc biệt với những người mới vào nghề hoặc hay bị mắc lỗi.
3.3 Notepad++
Đây là công cụ miễn phí dùng để soạn thảo mã nguồn dùng cho hệ điều hành Windows và phù hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình như: PHP, ASP, JAVA…Notepad++ chính là công cụ vô cùng tuyệt vời không chỉ đối với developer mà ngay cả những người mới học thiết kế cũng nên sử dụng.
3.4 Dreamweaver
Công cụ này sẽ giúp bạn quan sát được giao diện trực quan của website từ đó có thể tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa trên các web HTML hoặc các ứng dụng di động. Đây là phần mềm được sử dụng rộng rãi trong giới lập trình và là sự lựa chọn phù hợp với những người mới học thiết kế.
Bên cạnh những công cụ và phần mềm đã được gợi ý phía trên, bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm những cái tên như: Build Tools, Build Tools, PHPdesigner, Bluefish, Adobe Photoshop,...Đây cũng là những công cụ và phần mềm hữu ích có thể phục vụ bạn khi học thiết kế web.
Bước 4. Bắt đầu từ những câu lệnh cơ bản, dựng lại giao diện theo mẫu có sẵn
Đến với bước này chắc chắn bạn đã có thời gian đủ dài để hiểu về thiết kế web. Tiếp theo bạn hãy tận dụng tất cả những kiến thức và kỹ năng mình đã học được vào thực tế. Bạn nên bắt đầu bằng những mã lệnh cơ bản và học cách làm sao để lồng ghép chúng vào với nhau. Lưu ý rằng mỗi ngôn ngữ sẽ có những quy tắc sử dụng khác nhau vậy nên hãy chú ý cách viết mã lệnh và lồng ghép phù hợp nhé.
Sau khi đã quen với các câu lệnh, hãy tự tạo cho mình một website dựa theo mẫu có sẵn. Để làm được điều này bạn cần phải chuẩn bị và thực hiện 5 bước sau đây:
- Bước 1: Lựa chọn và đăng ký tên miền
Hãy lên ý tưởng tên miền sau đó tìm kiếm và hoàn tất thủ tục đăng ký tên miền. Bạn có thể tìm kiếm và kiểm tra tên miền miễn phí tại đây:
Tham khảo tại: Trang đăng ký tên miền trực tuyến nhanh chóng
- Bước 2: Lựa chọn hosting phù hợp
Hosting là điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho website đồ gia dụng của mình. Bạn có thể lựa chọn những đơn vị cung cấp hosting uy tín như: Tenten, mắt bão, HostVN...hoặc những đơn vị thiết kế website bán hàng trọn gói.
- Bước 3: Chọn nền tảng website phù hợp
Hiện nay có 4 nền tảng website phổ biến nhất bao gồm: Website tự lưu trữ, Website tự code, Website builder và website nền tảng Cloud Platform. Hãy tham khảo và chọn nền tảng website theo nhu cầu của mình.
- Bước 4: Tiến hành thiết kế giao diện
Bạn cũng có thể tham, khảo các mẫu giao diện trong kho template của các đơn vị thiết kế website để tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý:
- Màu sắc website nhất quán
- Logo và Slogan thống nhất trên các kênh
- Tối ưu chuẩn UX/ UI
- Bước 5: Đăng sản phẩm và đưa website vào hoạt động
Bạn hãy đăng sản phẩm cùng những thông tin chi tiết đầy đủ bao gồm hình ảnh, video, văn bản….và đưa website đi vào hoạt động. Trong quá trình vận hành website hãy chú ý theo dõi phát hiện lỗi để chỉnh sửa kịp thời.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo website: Cách tạo trang web từ A - Z cho người mới
Tổng kết
Với 4 bước học thiết kế web cho người mới bắt đầu trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về từng bước học thiết kế chuyên nghiệp. Hãy lưu ý rằng, để có kết quả hiệu quả, bạn cần phải hiểu tất cả những định nghĩa khái niệm cơ bản về web trước nhé.
Sau khi đã hoàn thiện một trang web cho riêng mình, bạn có thể lên kế hoạch vận hành web và cài đặt thêm những tính năng cơ bản. Việc thực hành này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm thiết kế web cho các sản phẩm tiếp theo.
Hy vọng tất cả những thông tin xoay quanh chủ đề học thiết kế web trong bài viết sẽ giúp ích được bạn trong việc định hướng và phát triển trong tương lai. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thiết kế web.