Tại phần 1 của bài viết, các bạn đã được cung cấp 1 số thông tin về KPI và phần 2 là thông tin về 1 số phương pháp thu thập và xử lý KPi. Trong phần cuối cùng của bài viết, Bizweb đã tổng hợp và cung cấp cho các bạn đôi nét về 8 thông số KPi và tác dụng của những thông số này đến hiệu quả hoạt động shop online.
Cơ hội tăng tốc doanh thu nhờ bán cho 30 triệu khách hàng tiềm năng trên Lazada, quản lý bán hàng tập trung ngay tại Sapo
Xem ngayLượt truy cập (Visit)
Lượt truy cập là chỉ số đầu tiên để mỗi chủ shop, chủ doanh nghiệp cần thấy về website của mình. Các bạn có thể theo dõi trực tiếp trên phần mềm, trên trang web, hay thông qua các công cụ đã kể trên. Các bạn có thể tìm kiếm trên Histats hoặc Google Analytics với các thông số về lượt truy cập.
Bảng số liệu của Google Analytics
Các bạn cần chú ý đến các thông số dưới đây khi tìm kiếm thông tin về lượt truy cập:
- Tổng lượt xem (Total page view)
Đây là thông số hiển thị tổng lượt xem trang sản phẩm của khách hàng với trang web của bạn.
- Tổng số khách hàng (Total visitor)
Số liệu này đại diện cho tổng lượt khách hàng đã xem trang web tính đến thời điểm hiện thị số liệu.
Các thông số này sẽ thay đổi, website của bạn cần càng nhiều lượt truy cập càng tốt cùng với đó là số lượng xem trang sản phẩm cũng luôn tăng lên.
Thời gian trung bình xem trang sản phẩm (Average Time Views)
Khách hàng khi truy cập trang web mua bán online và các trang web khác chắc chắn sẽ dành phần lớn thời gian để xem trang sản phẩm hay còn gọi là số phiên. Do đó, các chủ shop online và chủ doanh nghiệp cần xem xét thông số về thời gian trung bình xem trang sản phẩm.
Số liệu về thời gian trung bình của phiên từ Google Analytics
Với trang web ví dụ này, thời gian trung bình xem trang của khách hàng là 1 phút 19 giây, đây là một số liệu thấp so với số lượng sản phẩm và khả năng cung cấp của shop. Thời gian xem trang của khách hàng sẽ phụ thuộc vào thời gian tải trang và sự hấp dẫn sản phẩm đối với khách hàng. Thực tế, không có số liệu chuẩn nào cho thời gian xem trang trung bình của khách hàng, nhưng từ chỉ số này, các chủ shop sẽ cần phải có những biện pháp cụ thể để tăng thời gian xem trang của khách hàng.
Phần trăm chọn sản phẩm vào giỏ hàng (Add to Cart)
Các chủ shop online và chủ doanh nghiệp sau khi theo dõi về lượt truy cập và thời gian xem trung bình, cần quan tâm đến % chọn sản phẩm vào giỏ hàng của khách hàng. Chỉ số này thường được hỗ trợ qua việc lập mục tiêu, phân tích và cung cấp thông tin về số lượng khách hàng chọn sản phẩm vào giỏ hàng. Việc khách hàng sau khi chọn sản phẩm có tiếp tục mua hàng rồi thanh toán hoặc chọn rồi loại sản phẩm đã chọn sẽ cung cấp thông tin đáng kể cho chủ shop về nhu cầu và sở thích của khách hàng với các sản phẩm shop đang cung cấp.
Số liệu về chọn sản phẩm vào giỏ hàng của khách, nguồn Google Analytics
Phần trăm chuyển đổi mua hàng (Conversion Rate)
Tất cả các chủ shop online đều mong muốn khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của mình, nhưng đi kèm với số liệu về % chọn sản phẩm vào giỏ hàng thì số liệu về % chuyển đổi mua hàng là những con số rất hấp dẫn với các chủ shop khi theo dõi. % chuyển đổi mua hàng luôn thay đổi theo chiều hướng tăng lên đồng nghĩa với việc shop của bạn đang cung cấp đúng thứ khách hàng cần và ngược lại. Tuy nhiên, các chỉ số này đều không có tiêu chuẩn nhất định để đánh giá, chỉ có thể dựa vào so sánh theo thời gian để tìm ra lời giải phù hợp cho nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng sản phẩm của shop.
Phần trăm chuyển đổi mua hàng của website này là 2,41% theo số liệu của Google Analytics
Lợi nhuận (Net Profit)
Không chỉ riêng với các shop online, tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận= doanh thu–chi phí. Với các shop online, khi cần theo dõi chỉ số này, bạn cần ghi rõ các chi phí cần thiết trong quá trình khách hàng mua sản phẩm. Chỉ số này có sẽ cho thấy sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận, sản phẩm nào chưa đem lại lợi nhuận như mong muốn.
Số liệu của Google Analytics về lợi nhuận trên trang web
Tỉ lệ quay lại của khách hàng (Return Rate)
Tỉ lệ quay lại của khách hàng cho trang web này là 9,6% theo thống kế Google Analytics
Tỉ lệ quay lại của khách hàng sẽ là thước đo trong việc gắn bó giữa trang web và khách hàng. Từ số liệu này, các chủ shop cần cân nhắc việc thực hiện những hình thức giữ chân khách hàng lại với shop trong khi vẫn nhắm được đến những khách hàng tiềm năng mới tham gia mua sắm.
Tỉ lệ thoát (Exit Rate)
Tỉ lệ thoát theo thống kê của Google Analytics
Tỷ lệ thoát là phần trăm số lượt truy cập trang đơn trên trang của bạn, hay còn gọi là số lượt truy cập mà trong đó khách hàng rời khỏi trang web của bạn ngay từ trang truy cập mà không tương tác với trang. Tỉ lệ này càng cao sẽ là báo động cho trang web của bạn khi khách hàng chưa thực sự hài lòng khi không dành thời gian tìm kiếm sản phẩm trên trang của bạn. Tỉ lệ thoát của trang web này là 62,41%.
Trang nguồn (Refferer Source)
Trang nguồn theo Histats
Trang nguồn theo Google Analytics
Theo dõi số liệu về trang nguồn sẽ cho các chủ shop thông tin về trang nguồn truy cập trang web, trả lời cho câu hỏi khách hàng biết đến trang web của tôi từ nguồn nào? Khách hàng có thể tìm kiếm trên Google, Yahoo! hay thông tin từ Facebook, G+ và rất nhiều nguồn khác nhau. Những số liệu này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc xác định và điều chỉnh chiến lược quảng cáo hiệu quả cho trang web. Các chủ shop khi thu thập được các chỉ số này, nên căn cứ theo quy mô và khả năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ, để đánh giá sức khỏe của shop bán hàng.
Bên cạnh 8 chỉ tiêu đánh giá KPI này, các chủ shop có thể theo dõi thêm rất nhiều các chỉ tiêu khác như từ khóa liên quan tìm kiếm, tỉ lệ rời trang, sở thích và hành vi khi mua hàng của khách hàng cùng nhiều thông tin khác. Từ những chỉ tiêu đề ra và số liệu thu thập được, các chủ shop, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những chương trình, định hướng phù hợp để kết nối và quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến khách hàng.