Zomart là 1 theme khá mới, xuất hiện trên Kho giao diện từ đầu tháng 11/2017 và thường xuyên nằm trong top giao diện được yêu thích nhất của Bizweb.
Xem demo: Zomart
Giá: 1.499.000đ
Đây là giá rất rẻ so với các giao diện khác khi bạn biết các tính năng nổi trội của giao diện Zomart sẽ review dưới đây.
Tốc độ tải trang nhanh
Lần đầu tiên khi Zomart chính thức ra mắt, mình đã phải ngạc nhiên vì tốc độ load site của nó. Với một website thương mại điện tử cỡ lớn với rất nhiều sản phẩm hiển thị ở trang chủ thì hầu hết đều khá ì ạch. Chắc hẳn các bạn từng vào Adayroi, Lazada, Shopee… đều nhận thấy điều đó. Nhưng khi vào Zomart, thời gian load site chỉ tầm 3s và gần như không có độ trễ.
Tại sao vậy? Bởi trên Zomart mỗi module có rất nhiều tab sản phẩm, mỗi tab có hàng chục sản phẩm, lại có 5, 6 module, như vậy số sản phẩm hiển thị rất nhiều. Tuy nhiên khi kiểm tra kỹ hơn bạn sẽ nhận ra rằng các sản phẩm đều chỉ load ra khi cần thiết – một điều đặc biệt mà chỉ trên Zomart mới có. Theme đã được tối ưu đến tận cùng để mang lại cho chúng ta một giao diện với tốc độ load site cực khủng.
Các tính năng nâng cao
Ở Bizweb, khi yêu cầu thêm tính năng bạn thường sẽ phải mất thêm chi phí bổ sung để có tính năng đó. Nhưng với Zomart nó đã được tích hợp rất nhiều tính năng nâng cao hoàn toàn miễn phí. Đây là điểm thứ 2 mình đánh giá cao cho giao diện này.
1. Tìm kiếm theo danh mục
Trước đây mình thấy hầu hết các theme Bizweb không hỗ trợ tính năng tìm kiếm theo danh mục này. Nhưng với Zomart, chúng ta có thể sử dụng tìm kiếm nâng cao giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng, đúng danh mục.
2. Bộ lọc sản phẩm
Bộ lọc là thứ không thể thiếu đối với một site có nhiều sản phẩm và Zomart có một bộ lọc hoàn hảo với hầu hết các trường thông tin cơ bản khách hàng cần như: thương hiệu, giá, loại sản phẩm, màu sắc...
Ngoài ra còn thiết lập sẵn cho chúng ta các trường lọc theo tag để tùy biến. Thiết lập tag cũng khá dễ dàng sử dụng.
3. Xem nhanh
Xem nhanh là tính năng cực kỳ cần thiết để khách hàng xem qua chi tiết sản phẩm. Mình từng mất kha khá tiền để có xem nhanh cho website trước đây, nhưng với Zomart nó đã được tích hợp sẵn mà bạn không mất gì cả. Đặc biệt là tính năng này mặc định có không cần thiết lập gì, nếu bạn cần bỏ đi có thể chọn tắt xem nhanh ở thiết lập chung là được.
4. Mua nhanh sản phẩm
Tính năng này cho phép khách hàng mua luôn sản phẩm mà không cần load lại trang. Popup mua hàng sẽ hiện lên cho bạn biết các sản phẩm trong giỏ hàng, sản phẩm nào vừa mua, hết bao nhiêu tiền. Khách có thể thay đổi số lượng, update hay đi đến giỏ hàng hoặc thanh toán.
5. Sản phẩm vừa xem
Ngay trong trang chi tiết sản phẩm, Zomart cung cấp tính năng hiển thị sản phẩm vừa xem. Khách hàng có thể xem lại các sản phẩm đã xem để có thể mua hàng bất cứ lúc nào nếu muốn.
6. Hiển thị nhãn cho từng sản phẩm
Zomart cho phép bạn gắn các label đặc biệt cho từng sản phẩm với 4 loại label khác nhau. Mình khá thích điều này, không chỉ ở menu dọc mà ở từng sản phẩm đều được gắn nhãn để thu hút khách hàng. Thiết lập thì cũng khá dễ dàng, ngoài ra nếu khó khăn thì đội ngũ hỗ trợ của Bizweb sẽ hỗ trợ chúng ta thiết lập nó.
-
7. Tích hợp sẵn các app
Ở Bizweb có cả Kho ứng dụng, bạn muốn sử dụng ứng dụng nào thì chỉ cần cài vào trong quản trị và chỉnh sửa giao diện cho ổn. Tuy nhiên nếu cài đặt nhiều app, quá trình này có thể mất rất thời gian. Nhưng giao diện Zomart tích hợp sẵn cho chúng ta các app sau:
- App đánh giá sản phẩm
Với ứng dụng đánh giá sản phẩm, chúng ta có thể nâng cao uy tín cho các sản phẩm, khách hàng có thể đánh giá các sản phẩm mà họ đã mua.
- App sản phẩm yêu thích
Với app Sản phẩm yêu thích, khách hàng có thể note lại những sản phẩm mà họ thích và mua lại sau.
Thiết kế giao diện
Ấn tượng thứ 3 đối với mình về Zomart đó là thiết kế của nó. Mình thích nó không phải vì thiết kế đẹp, độc lạ mà là vì tính hợp lý của nó đến từng module, mỗi module có sự tính toán riêng tạo nên một tổng thể thanh thoát, nhẹ nhàng.
1. Header
Header thiết kế với một form tìm kiếm nâng cao, ngoài ra thì có đầy đủ các thông tin cần thiết khác như đăng ký đăng nhập, giỏ hàng, menu, yêu thích...
2. Menu dọc
Ngoài menu ngang như thường lệ thì Zomart hỗ trợ thêm menu dọc. Menu dọc hỗ trợ các icon cũng như các label HOT, NEW, SALE nằm bên trái của slider cũng như banner ảnh.
Với mỗi menu dọc, chúng ta có thể thiết lập megamenu hoặc menu con giúp hiển thị đẩy đủ các menu con. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến các danh mục một cách nhanh nhất. Trong các theme mình từng xem thì có lẽ menu dọc của Zomart là hoàn hảo nhất.
Thiết lập cho menu được bố trí đơn giản nhất để không cần phải tùy chỉnh nhiều vẫn hiển thị được menu:
-
3. Nhiều module sản phẩm
Trang chủ thiết kế hợp lý với nhiều module sản phẩm phù hợp với ngành nghề.
Ở Zomart chúng ta có thể hiển thị đến 6 khối danh mục sản phẩm với 3 kiểu hiển thị khác nhau. Chính sự đa dạng này làm website hiển thị nhiều sản phẩm nhưng không bị nhàm chán mà thêm phần tiện ích cho khách hàng.
Thiết lập của những khối này cực kỳ dễ dàng để cả những người không chuyên công nghệ cũng có thể sử dụng:
4. Module các danh mục sản phẩm
Đặc biệt ở cuối trang, Zomart cung cấp cho chúng ta một module các danh mục sản phẩm:
Với những site lớn, chúng ta có rất nhiều danh mục sản phẩm thì hiển thị trên các module sản phẩm phía trên là không thể đủ đáp ứng nhu cầu hiển thị. Vậy nên với module này chúng ta có thể hiển thị các danh mục sản phẩm khác cho khách hàng.
5. Chân trang
Với mình thì chân trang Zomart khá đơn giản nhưng đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng. Các menu liên kết, phần chính sách, fanpage, các địa chỉ liên hệ... đều hiển thị tốt. Không màu mè, không quá nhiều thông tin nhưng nó hoàn toàn đủ cho chúng ta.
6. Trang chi tiết sản phẩm
Trang chi tiết với đẩy đủ thông tin được bố trí cực hợp lý.
Ảnh sản phẩm, các thông tin sản phẩm, khối chính sách sản phẩm, sản phẩm vừa xem, sản phẩm liên quan.
Ngoài ra thì còn có thêm phần khuyến mãi cho từng sản phẩm.
7. Các trang khác
Về các trang khác thực sự nó không có gì nổi bật để mình phải nêu lên, nhưng khá chỉn chu và đầy đủ các trang cần thiết như blog, bài viết, liên hệ, giỏ hàng,...
Chuẩn SEO
Thực ra với 3 điều trên mình đã muốn chuyển website sang dùng giao diện này rồi. Nhưng website mình làm để bán hàng, mình cần lượt truy cập cho nên mình cần quan tâm đến chuẩn SEO của giao diện.
Sau nửa ngày ngồi với ông bạn chuyên làm SEO của mình thì thật tuyệt với khi mà Zomart cực kỳ chuẩn cấu trúc SEO.
- Cấu trúc các thẻ chuẩn (title, meta.., img, heading…)
- Tốc độ load site nhanh (rất quan trọng với SEO)
- Hỗ trợ share mạng xã hội (đầy đủ)
- Hỗ trợ bảo mật Https (tất cả các website Bizweb đều hỗ trợ tính năng này)
- Tích hợp Rich Snippet (Cái này nhiều giao diện khác không có)
- ... còn nhiều cái các khác nữa mà mình không phải dân chuyên SEO nên không nhớ hết được
Hạn chế của Zomart
- Không hợp với những site có ít sản phẩm. (Nó sẽ nhìn cụt ngủn không hợp tý nào)
- Menu dọc ít liên kết. (Mình thích cái menu dọc ở đây, nhưng phải nhiều liên kết, nếu menu ngắn nhìn khá cụt)
- Hơi nhiều người dùng mẫu này. (Nếu bạn thích website của mình độc thì chắc chắn không được rồi, hiện tại có rất nhiều người dùng nó)
Kết
Nói chung đây là một giao diện đáng đồng tiền bát gạo, và mình chính thức thay áo mới cho website của mình bằng Zomart. Mình chỉ mất 1,2 triệu cho một giao diện quá chất lượng trong khi có rất nhiều giao diện giá khủng nhưng tính năng và trải nghiệm không bằng.